II- Ống nước thải ra I Ống thoát khí
5- Đưa về hệ thống xử lý tập trung 6 Ngăn 1 – Lắng cát – Tách dầu
6- Ngăn 1 – Lắng cát – Tách dầu 7- Ngăn 2 – Tách dầu 8- Nắp đậy 9- Hố thu bùn, cát 10- Vét bùn 11- Đưa đi xử lý
Hình 4.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải nhà bếp
- Thuyết minh công nghệ: Nguyên lý hoạt động của bể tách dầu: Bể gồm 2 ngăn tách dầu – lắng cát và tách dầu. Nước thải tràn vào ngăn thứ nhất được lưu trong khoảng thời gian nhất định để lắng bớt cát, cặn rắn có trong nước thải. Tại đây cặn, bùn, cát có trọng lượng lớn sẽ lắng xuống đáy, váng dầu trên mặt sẽ tràn vào máng thu dầu. Nước trong theo cửa thoát nước ở thân bể tràn vào bể thứ 2. Tại đây, váng dầu và dầu khoáng còn sót lại trong nước thải sẽ được tách vào máng thu thứ 2. Nước trong chảy qua đường ống đưa về hệ thống xử lý nước thải tập trung.
- Công nghệ áp dụng: Xử lý bằng cơ học. Hiệu suất xử lý > 90%.
Chất thải từ quá trình xử lý: Ở ngăn thứ 1 sẽ có cát, bùn lắng dưới đáy và dầu mỡ thải vào máng thu dầu. Ngăn thứ 2 sẽ có phần dầu mỡ thải vào máng thu dầu. Định kỳ sẽ tiến hành vét bùn, cát và lấy dầu mỡ. Theo quy định đây là những chất thải nguy hại, Công ty sẽ thu gom cùng với các chất thải nguy hại khác và hợp đồng với Công ty thu gom có chức năng, vận chuyển và xử lý theo đúng các quy định hiện hành. Đơn vị này phải có giấy phép thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại do các đơn vị chức năng cấp phép.
c. Nước thải từ chậu rửa, bồn tắm, vệ sinh và các sử dụng khác:
Được thu gom về hệ thống xử lý nước thải chung để xử lý.
Hệ thống xử lý nước thải tập trung sẽ xử lý tất cả các loại nước thải như nước thải sau các bể tự hoại, nước thải từ nhà bếp và nước thải từ các khu vệ sinh tắm, rửa, giặt,…
Như đã trình bày ở phần trên, tổng lưu lượng nước thải sinh hoạt cần xử lý là 59m3/ngày đêm (bao gồm nước thải sau các bể tự hoại, nước thải từ các nhà hàng, nhà bếp, nước thải từ các khu vệ sinh tắm, rửa, giặt,…). Để đảm bảo mức độ an toàn và đảm bảo xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam quy định, chủ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải với công suất 80m3/ngàyđêm. Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN 14:2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt (cột B). - Sơ đồ nguyên lý: Hóa chất khử trùng CHLORINE 65% Hóa chất khử trùng CHLORINE 65% Bể Anoxic Nước sau xử lý QCVN 14:2008/BTNMT, Loại B Bể điều hòa Bể FBR Giỏ chắn rác Bể lắng Bể khử trùng Nước thải sinh hoạt
Bể chứa bùn Bùn tuần hoàn
Bùn Máy thổi khí
- Cơ sở lựa chọn phương án:
Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt
là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng N và P rất
lớn, nếu không được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng. Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt, đặc biệt là trong phân, đó là các loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh từ nước thải có khả năng lây lan qua nhiều nguồn khác nhau, qua tiếp xúc trực tiếp, qua môi trường (đất, nước, không khí, cây trồng, vật nuôi, côn trùng…), thâm nhập vào cơ thể người qua đường thức ăn, nước uống, hô hấp,…,và sau đó có thể gây bệnh. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm chính là virus, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán.
Việc lựa chọn phương pháp xử lý thích hợp thường được căn cứ trên đặc điểm của các loại tạp chất có trong nước thải. Các phương pháp chính thường được sử dụng trong các công trình xử lý nước thải sinh hoạt là: phương pháp hóa học, phương pháp hóa lý, và phương pháp sinh học.
Dựa vào tính chất nước thải, nguồn tiếp nhận, điều kiện vận hành, chi phí vận hành và duy tu bảo dưỡng, dự án lựa chọn phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt là phương pháp xử lý sinh học thiếu khí kết hợp bùn hoạt tính hiếu khí-Bể FBR.
* Thuyết minh công nghệ:
Nước thải sinh hoạt của Khách sạn được thu gom về bể điều hòa, qua giỏ rác để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn hơn 10mm. Tại bể điều hòa, nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất bẩn, không khí được cấp vào ngăn chứa nhằm mục đích hạn chế môi trường kỵ khí phát sinh mùi hôi. Nước thải được bơm tiếp đến bể sinh học anoxic. Trong bể sinh học thiếu khí anoxic diễn ra quá trình nitrat hóa, khử nitrat và khử photpho. Sau khi trải qua công đoạn xử lý thiếu khí, nước thải tự chảy qua bể xử lý sinh học FBR. Bể FBR có chế độ hoạt động liên tục theo cơ chế tăng trưởng dính bám trên vật liệu dính bám, rất thích hợp và linh hoạt để xử lý nước thải sinh hoạt. Bể sinh học xử lý chất bẩn hữu cơ trong nước thải bằng bùn hoạt tính chứa vi sinh vật dính bám trong bể. Oxy được cung cấp từ máy thổi khí để duy trì hoạt động của vi sinh vật, tiến hành quá trình trao đổi chất. Các vi khuẩn hiếu khí tiêu thụ chất hữu cơ trong nước thải và biến chúng thành
CO2 và H2O và một phần tạo thành tế bào mới dưới dạng bùn sinh học. Sau khi qua
chủ yếu chứa bùn vi sinh lơ lửng, bùn này được lắng xuống đáy bể lắng và được bơm một phần về bể sinh học hiếu khí FBR để đảm bảo nồng độ bùn trong bể sinh học. Phần bùn dư còn lại định kỳ bơm sang bể chứa bùn khi nồng độ bùn trong bể sinh học dư. Sau khi lắng cặn tại bể lắng, nước thải tiếp tục đưa qua bể khử trùng. Tại đây, dung dịch chlorine được bơm vào bể khử trùng để tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh trong nước thải. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN14/2008/BTNMT, cột B và được đấu nối vào cống thoát nước đường Ngô Gia Tự.
Bùn hoạt tính từ đáy bể lắng được thu gom qua Bể gom bùn. Từ đây, một phần bùn hoạt tính được bơm trở lại bể sinh học để thực hiện quá trình tuần hoàn tái sinh bùn hoạt tính tham gia quá trình xử lý sinh học, phần bùn dư được bơm qua ngăn chứa bùn. Tại ngăn chứa bùn, bùn được phân huỷ dần, phần nước trong phía trên được cho tự chảy về Bể thu gom để xử lý. Định kỳ, bùn trong bể chứa thuê Công ty MTĐT hút mang đi xử lý.
Cát lắng tại hố ga sẽ được định kỳ thu gom và thuê Công ty Môi trường Đô thị đem đi xử lý.
* Công suất xử lý nước thải của hệ thống xử lý nước thải tập trung là: 80m3/ngày.
e. Phương án thoát nước mưa
Nước mưa chảy tràn trên phần mặt bằng của Dự án sẽ cuốn theo đất, cát, chất rắn lơ lửng trên đất. Lượng nước mưa này sẽ được thu gom bằng hệ thống thu gom nước mưa riêng. Nước mưa sau khi được tách rác sẽ được lọc đất, cát và chất rắn lơ lửng tại các hố gas, sau đó chảy vào hệ thống thoát nước mưa và thoát ra cống chung tại đường Ngô Gia Tự.
Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa
Hình 4.7. Sơ đồ hệ thống thoát nước mưa
Nước mưa
Hố gas
Mương thoát nước mưa khu vực
Các hố gas sẽ định kỳ nạo quét để loại bỏ những rác bám, cặn lắng. Bùn thải được thu gom và tập trung về khu chứa thất thải rắn của Dự án, sau đó được Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị vận chuyển về bãi rác.
Hệ thống thoát nước mưa cũng được xây dựng đồng thời trong quá trình xây dựng cơ sở hạ tầng cho Khách sạn.
4.2.4. Biện pháp Quản lý và xử lý chất thải rắn
a. Chất thải từ quá trình hoạt động
Bùn cặn từ cống thoát nước và hệ thống xử lý nước thải thuê Công ty Môi trường Đô thị Đà Nẵng thu gom và vận chuyển đến nơi quy định của Thành phố.
b. Chất thải rắn sinh hoạt
- Chất thải rắn sinh hoạt:
+ Tại các phòng của khu Khách sạn, khu dịch vụ vui chơi, giải trí, nhà hàng sẽ được trang bị các thùng chứa rác có nắp đậy. Hàng ngày nhân viên phụ trách từng dãy phòng Khách sạn thu gom rác từ các khối nhà, phòng ở sau đó đưa toàn bộ rác xuống tầng trệt bằng buồng thang máy dành cho nhân viên và chuyển ra khu vực thu gom rác chung, sau đó sẽ được phân loại sơ bộ nhằm thu gom chất thải rắn có khả năng tái chế (bao bì, giấy vụn, bình nhựa, bình thủy tinh,…) để bán phế liệu, các chất thải rắn khác không có khả năng tái chế được tập trung vào các container để Công ty Môi trường Đô thị thu gom hàng ngày.
+ Tại khu vực nhà hàng, nhà bếp, các chất thải rắn là thức ăn thừa sẽ được thu gom và chứa trong các thùng có nắp đậy, hợp đồng với những người có nhu cầu (dùng làm thức ăn chăn nuôi) thu gom hàng ngày.
Sau dó toàn bộ rác thải này cũng được vận chuyển đến khu vực chứa rác của Khách sạn để Công ty Môi trường Đô thị thu gom đến bãi rác của Thành phố.
c. Chất thải rắn nguy hại
Các chất thải rắn nguy hại trong quá trình hoạt động của Khách sạn sẽ được thu gom, lưu giữ theo đúng quy định, hợp đồng với đơn vị có chức năng để vận chuyển đi xử lý.
4.2.5. Phương án trồng cây xanh trong khuôn viên Dự án
Ngoài các giải pháp nhằm hạn chế bụi, tiếng ồn, hơi khí độc, mùi sinh ra trong quá trình hoạt động, Dự án sẽ trồng thêm cây xanh xung quanh tường rào, tại các block của các khối nhà. Các loại cây trồng ở đây chủ yếu là mảng cỏ, thân thẳng khó gãy có tính chất điểm cảnh như các cây trang trí Phụ tử, dương xỉ, vạn thiên thanh, bướm bạc, muồng ngủ, dừa, cau,…