Môi trường nước

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng The Blues – Hotel tại Phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng (Trang 37)

a. Nguồn phát sinh

- Nước thải sinh hoạt của công nhân tham gia thi công xây dựng tại công trường có nhiều chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, cặn bẩn, vi sinh…

- Nước thải trong quá trình thi công xây dựng với thành phần nước thải có nhiều cặn lắng, vật liệu xây dựng, nước rửa xe…

b. Tính toán thải lượng

- Nước thải sinh hoạt của công nhân:

- Dự kiến số lượng cán bộ, công nhân làm việc ở thời điểm nhiều nhất tại công trường khoảng 50 người, trung bình mỗi người sử dụng khoảng 80 lít nước/ngày. Trong đó ước tính lượng nước để rửa chân tay, vệ sinh ăn uống khoảng 45 lít/người/ngày và 35 lít/người/ngày còn lại tính cho vệ sinh toilet.

Tổng lượng nước thải phát sinh như sau:

Q = 80 lít/ người/ngày x 50 người = 4.000 lít/ngày = 4 m3/ngày

Trong đó: Nước vệ sinh chân tay, ăn uống là 2,25 m3/ngày đêm.

Nước vệ sinh toilet: 1,75 m3/ngày đêm.

Nước thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng (SS), các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh vật sẽ gây ô nhiễm môi trường nước khu vực nếu nguồn nước thải đổ trực tiếp ra môi trường.

Để đánh giá mức độ ô nhiễm do nguồn thải này, tải lượng chất phát sinh và nồng độ chất ô nhiễm, có thể xác định dựa trên hệ số phát thải của WHO thiết lập như sau :

Bảng 3.9. Tải lượng chất phát sinh và nồng độ chất ô nhiễm

(g/người.ngày) (Kg/ngày) (mg/l) 1 BOD5 45-54 2,25 - 2,7 0,5625 – 0,675 2 COD 72-102 3,6 – 5,1 0,9 – 1,275 3 Chất rắn lơ lửng (SS) 70-145 3,5 – 7,25 0,875 – 1,8125 4 Dầu mỡ 10-30 0,5 – 1,5 0,125 – 0,375 5 Tổng Nitơ 6-12 0,3 – 0,6 0,075 – 0,15 6 Amôni 2,4-4,8 0,12 - 0,24 0,03 – 0,06 7 Tổng phốt pho 0,8-4,0 0,04 - 0,2 0,01 – 0,05

Nguồn: Tổ chức y tế Thế giới – WHO, 1993 Theo kết quả tính toán ở bảng trên nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt khá cao, nếu không có biện pháp quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trường xung quanh khu vực Dự án. Vì vậy, Chủ đầu tư áp dụng các biện pháp hiệu quả thu gom và xử lý nước thải sinh hoạt tại khu vực Dự án theo đúng quy định.

c. Nước thải xây dựng công trình

Hoạt động của Dự án sử dụng nguyên liệu là bê tông thương phẩm đặt hàng từ các đơn vị bên ngoài. Do đó, trong quá trình xây dựng hạn chế được rất nhiều lượng nước thải phát sinh từ công đoạn trộn bê tông. Nguồn nước thải phát sinh trong giai đoạn xây dựng chủ yếu là nước thải từ các khu vực để vật liệu xây dựng, nước súc rửa và nước làm mát các thiết bị máy móc thi công có chứa mỡ rò rỉ, đất cát, nước trộn vữa hồ, thường có nồng độ chất lơ lửng cao và có thể bị nhiễm các tạp chất như rác thải, dầu mỡ thải, vật liệu san nền và các chất thải khác trên mặt đất. Ước tính lượng nước sử dụng khoảng 2m3/ngày.

d. Nước mưa chảy tràn

Vào mùa mưa, nước mưa chảy tràn trên mặt bằng khu vực sẽ kéo theo các chất ô nhiễm như đất, các loại dầu mỡ của các thiết bị thi công Dự án, rác rơi vãi, các loại vật liệu xây dựng,… Nồng độ các chất này trong nước mưa chảy tràn trong giai đoạn này cũng khá cao.

Lưu lượng tính toán thoát nước mưa của tuyến cống (l/s) được xác định theo

“TCVN 7957:2008 – Thoát nước – Mạng lưới và công trình bên ngoài – Tiêu

Q = q.C.F (l/s) Trong đó:

q - Cường độ mưa tính toán (l/s.ha) - Dạng công thức cường độ mưa:

q = A (1 + ClgP)

(t + b)n

Trong đó:

q: Cường độ mưa (l/s.ha)

P: Chu kỳ lặp lại của mưa (P = 5)

t: Thời gian dòng chảy mưa (phút): t = to + t1 + t2 = 10,02 phút

- to - Thời gian nước mưa chảy trên bề mặt đến rãnh đường, có thể chọn 10

phút.

- t1 - Thời gian nước chảy theo rãnh đường đến giếng thu (khi trong giới hạn tiểu khu không đặt giếng thu nước mưa).

Thời gian nước mưa chảy theo rãnh đường t1 (phút) xác định theo công thức

sau: t1 = 0,021 (L1/V1) = 1,05 (s) = 0,017 phút.

+ L1 - Chiều dài rãnh đường (20m)

+ V1 - Tốc độ chảy ở cuối rãnh đường (0,4m/s)

- t2- Thời gian nước chảy trong cống đến tiết diện tính toán xác định như sau: t2 = 0,017 ∑ (L2/V2) = 0,6 (s) = 0,01 phút

+ L2 - Chiều dài mỗi đoạn cống tính toán (25m)

+ V2 - tốc độ chảy trong mỗi đoạn cống tương đương (0,7m/s)

- A, c, b, n: Hằng số khí hậu phụ thuộc vào điều kiện mưa của Đà Nẵng như sau: A = 2170; c = 0,52; b = 10; n = 0,65

Từ đó, tính được cường độ mưa là: q = 422 (l/s.ha)

+ C: Hệ số dòng chảy, (chọn C = 0,8 – sân nền bê tông hóa) + F: Diện tích khu vực triển khai dự án F =0,07525 (ha). Vậy: Qm= 422× 0,80 × 0,07525= 25,4 (l/s).

Theo WHO, nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn như sau:

Bảng 3.9. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn

Chất ô nhiễm Nồng độ (mg/l) (Theo WHO)

Tổng Nitơ 0,5-1,5 12,7 – 38,1

Tổng Photpho 0,004-0,030 0,10 – 0,76

COD 10-20 254 – 508

TSS 10-20 254 – 508

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn rất thấp so với giới hạn cho phép theo QCVN 08:2008/BTNMT (cột B1) – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt sử dụng cho mục đích thủy lợi, giao thông và các mục đích khác.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng The Blues – Hotel tại Phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w