Môi trường không khí

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng The Blues – Hotel tại Phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng (Trang 30)

a. Bụi và các khí độc phát sinh trong quá trình thi công Dự án

- Nguồn gây tác động:

Nguồn phát sinh bụi trong quá trình thi công xây dựng Dự án chủ yếu từ các nguồn sau:

+ Bụi khuếch tán từ quá trình đào đắp, bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng. + Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng. + Bụi và khí thải từ các phương tiện thi công.

b. Tính toán tải lượng, nồng độ các chất thải:

- Bụi khuếch tán từ quá trình đào đắp, san nền, bốc dỡ nguyên vật liệu

Theo thiết kế khách sạn có tầng hầm, nên lượng đất đào trong quá trình làm móng bao gồm: lượng đất đào xây tầng hầm và đến cốt làm mặt bằng khoan cọc nhồi và lượng đất đào trong khi tiến hành khoan lỗ.

- Khu vực xây dựng dự án hiện có 01 cửa hàng kinh doanh thời trang. Khi

khi phá dỡ các công trình hiện trạng (bao gồm: 1 khu vực bán hàng, 1 nhà vệ sinh,

1 nhà kho, 5 phòng nhỏ thay đồ) ước tính khoảng 110m3

- Lượng đất đào tầng hầm: Với chiều cao tầng hầm là 2,6m và diện tích tầm hầm là 626m2 thì lượng đất đào hầm của dự án là:

V1 = S x H = 626 x 2,6 = 1627,6m3.

- Trung bình, khi thực hiện đào hoặc đắp 1m3 đất sẽ phát sinh khoảng 0,75kg bụi, trong đó 10% là bụi lơ lửng (Nguồn: Giáo trình môi trường trong xây dựng – TS. Nguyễn Khắc Cường – Đại học Bách khoa Tp Hồ Chí Minh).

Bảng 3.1. Thải lượng bụi phát sinh từ quá trình san nền

Tác nhân ô nhiễm Đơn vị tính Thải lượng

Đất đào M3 1627,6

Khối lượng bụi Kg 1220,7

Khối lượng bụi lơ lửng kg 122,07

- Lượng đất đào các lỗ khoan phần móng: Lượng đất đào phát sinh trong quá trình khoan lỗ bằng chính thể tích hố khoan:

Thiết kế đường kính cọc khoan nhồi là D = 1.200 mm, tổng số cọc là 32 cọc, dự kiến mũi khoan đặt sâu 59,5m so với cốt đài cọc.

- Với thiết kế của đường kính cọc khoan nhồi là 1200mm, với tổng số cọc là 32 và dự kiến mũi khoan đặt sâu 59,5m so với cốt đài cọc. Vậy Lượng đất hút lên từ cọc khoan nhồi là:

V = π r2 x l = (π (1,2/2)2 x 59,5)x32 = 2.153,4 m3

Đối với lượng bụi phát sinh do các xe vận chuyển đất, cát làm rơi vãi trên đường, bụi do các hoạt động san ủi mặt bằng, bốc dỡ nguyên vật liệu xây dựng có thể ước tính dựa vào hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO).

Bảng 3.2. Nồng độ ô nhiễm bụi do hoạt động san lấp mặt bằng

STT Nguyên nhân gây ô nhiễm Nồng độ QCVN

05:2013/BTNMT

1 Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng bị gió

cuốn lên (bụi cát).

1 – 100 mg/m3

2

Bụi sinh ra do quá trình bốc dỡ vật liệu xây dựng (xi măng, đất, cát, đá, máy móc,

thiết bị).

0,1 – 1mg/m3

3

Xe vận chuyển cát, đất làm rơi vãi trên mặt đường phát sinh

bụi.

0,1 – 1mg/m3

Như vậy, theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), lượng bụi sinh ra trong quá trình san ủi mặt bằng, vận chuyển bốc dỡ nguyên vật liệu vượt ngưỡng cho phép đối với chất lượng không khí xung quanh. Do đặc điểm khu vực Dự án thông thoáng, bị ảnh hưởng nhiều do tác động gió, nên tác động của bụi sẽ ảnh hưởng nhiều đến khu vực xung quanh. Bụi khuếch tán sẽ hạn chế tầm nhìn, ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân, gây ra các bệnh về hô hấp, các bệnh về mắt, đồng thời ảnh hưởng đến mỹ quan Đô thị tại khu vực.

- Bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu thi công

- Bụi đất phát sinh từ mặt đường do hoạt động của các phương tiện vận chuyển

- Bụi và khí thải phát sinh từ quá trình đốt cháy không hoàn toàn trong động

cơ của các phương tiện vận chuyển như: Bụi khói, CO, NO2, SO2

Theo Hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 1993, hệ số ô nhiễm tính cho loại xe có trọng tải từ 3,5-16 tấn, với xe chạy dầu Diezen, được xác định như sau:

Bảng 3.3. Hệ số ô nhiễm của các phương tiện vận chuyển sử dụng dầu Diessel

Loại xe Bụi (kg/1000km) SO2 (kg/1000km) NOx (kg/1000km) CO (kg/1000km) Xe tải lớn, động cơ diezen 3,5 - 16 tấn 0,9 4,29S 11,8 6,0

(Ghi chú: S hàm lượng lưu huỳnh trong dầu, S=0,25%)

Giai đoạn 1:

Thông thường hoạt động vận chuyển tập trung nhiều nhất trong giai đoạn thi

công. Giả sử xe vận chuyển có dung tích thùng chứa 10m3. Tổng khối lượng đất

đào và xà bần từ quá trình thi công là ( xà bàn phá dỡ công trình hiện trạng + đất

đào tầng hầm + đất đào thi công móng) 3891m3, thời gian thi công mặt bằng là 1,5

99,8m3/ngày. Như vậy số lượt xe vận chuyển đất trong ngày là 10 lượt xe/ngày. Lượng đất được vận chuyển đến bãi đổ của thành phố Đà Nẵng.

Giai đoạn 2:

Sau thời gian thi công mặt bằng, tiến hành tập kết nguyên vật liệu cho dự án.

Với tổng khối lượng cát, đá xây dựng, gạch cần cho dự án là: 84.800 m3. Giả sử sử

dụng xe vận chuyển có dung tích thùng chứa 10m3. Thời gian cho vận chuyển

nguyên vật liệu đáp ứng tiến độ thi công là 334 ngày. Như vậy, lượng nguyên vật

liệu được tâp kết trong ngày là 253.9 m3. Tổng số lượt xe vận chuyển nguyên vật

liệu trong ngày là: 26 lượt xe/ngày.

Khối lượng sắt, dây thép, xi măng, đinh cần cho xây dựng dự án là: 9870 tấn. Sử dụng xe có tải trọng 16 tấn để vận chuyển trong 334 ngày thi công. Như vậy Nguyên vật liệu được tập kết trong 1 ngày là 29,6 tấn. Tổng lượt xe vận chuyển là 2 lượt xe/ngày.

- Bụi và khí thải từ các phương tiện thi công

Hoạt động của các máy móc thi công trên công trường như máy đầm, máy ủi, máy trộn bê tông... làm phát sinh khí thải chứa bụi khói, SO2, NOx, CO do quá trình đốt cháy nhiên liệu. Các nguồn ô nhiễm này phát sinh nhỏ lẻ, gián đoạn nên không thể xác định cụ thể tải lượng và nồng độ.

Theo hệ số đánh giá ô nhiễm nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tải lượng bụi và các chất ô nhiễm tính cho loại xe có trọng tải từ 3,5 – 16 tấn, với xe chạy dầu diezen, tốc độ trung bình 8 – 10Km được xác định như sau:

Giai đoạn 1:

Bảng 3.4. Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu

Chất ô nhiễm Tải lượng từ 01 xe (Kg/10Km đường dài) Tải lượng từ 10 xe (Kg/10Km đường dài) Bụi 0,009 0,09 SO2 0,0429 0, 429 NOx 0,118 1,18 CO 0,06 0,6

Để tính toán nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ khí thải của các phương tiện giao thông. Giả sử ta xét nguồn đường có độ dài vô hạn thì nồng độ chất ô nhiễm trên mặt đất tại khoảng cách x nằm trên trục gió thổi trực giao với nguồn đường sẽ được xác định theo công thức sau: (Trần Ngọc Chấn – Ô nhiễm không khí và xử lý khí thải, tập 1 – 2002).

( ) 3 2 ( 3),0 ,0 2.10 1 ; 2 2 x z z M H C EXP mg m u σ πσ       = −         Trong đó: C: Nồng độ khí thải (mg/m3) M: Tải lượng nguồn thải (g/m.s)

u: Vận tốc gió trung bình (lấy u = 2m/s) σz: Hệ số khuếch tán theo phương thẳng đứng

Hệ số khuếch tán σz là hàm số theo khoảng cách x và độ ổn định khí quyển được tính theo công thức Slade: σz = 0,53 . x0,73

H: Chênh lệch chiều cao giữa mặt đường so với mặt đất xung quanh (m). (Lấy H = 0,5m).

Kết quả tính toán nồng độ bụi các chất ô nhiễm từ các phương tiện giao thông được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.5. Kết quả tính toán nồng độ bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông

Khoảng cách (m) Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m3) Bụi SO2 NOx CO 1 0.02632 0.12545 0.34505 0.17545 2 0.02106 0.10040 0.27615 0.14041 3 0.01684 0.08027 0.22079 0.11227 5 0.01216 0.05795 0.15939 0.08105 10 0.00753 0.03589 0.09873 0.05020 20 0.00458 0.02185 0.06011 0.03056 50 0.00236 0.01124 0.03092 0.01572 100 0.00142 0.00678 0.01866 0.00949 200 0.00086 0.00409 0.01125 0.00572 QCVN 05:2013/BTNMT 0,3 0,35 0,2 30

Nhận xét: Từ kết quả tính toán trên cho thấy, nồng độ các chất ô nhiễm phát sinh từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng ra vào khu vực dự án nằm trong giới hạn cho phép

Tính toán tương tự cho giai đoạn 2. Ta có kết quả:

Giai đoạn 2:

Bảng 3.6. Tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu

Chất ô nhiễm Tải lượng từ 01 xe (Kg/10Km đường dài) Tải lượng từ 28 xe (Kg/10Km đường dài) Bụi 0,009 0,252 SO2 0,0429 1,2012 NOx 0,118 3,304 CO 0,06 1,68

Kết quả tính toán nồng độ bụi các chất ô nhiễm từ các phương tiện giao thông được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.7. Kết quả tính toán nồng độ bụi và khí thải từ các phương tiện giao thông

Khoảng cách (m) Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m3) Bụi SO2 NOx CO 1 0.07369 0.35125 0.96614 0.49126 2 0.05897 0.28111 0.77321 0.39316 3 0.04715 0.22476 0.61821 0.31435 5 0.03404 0.16225 0.44629 0.22693 10 0.02108 0.10050 0.27644 0.14056 20 0.01284 0.06119 0.16831 0.08558 50 0.00660 0.03148 0.08658 0.04402 100 0.00399 0.01900 0.05225 0.02657 200 0.00240 0.01146 0.03151 0.01602

QCVN

05:2013/BTNMT 0,3 0,35 0,2 30

Nhận xét: So sánh kết quả tính toán với QCVN 05:2013/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh thì nồng độ các chất ô nhiễm ở giai đoạn 2 không vượt quá Quy chuẩn. Vì vậy, dự án không ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân tại công trường, của người dân xung quanh khu vực dự án.

c. Tiếng ồn của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công c1. Nguồn gây tác động

Tiếng ồn trong giai đoạn này chủ yêu là do hoạt động của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công cơ giới.

c2. Tải lượng

Hoạt động của các phương tiện vận tải và các máy móc thiết bị thi công xây dựng công trình làm phát sinh tiếng ồn có cường độ lớn. Mức ồn của một số phương tiện, máy móc được liệt kê sau đây:

Bảng 3.8. Mức ồn của một số phương tiện vận chuyển và máy móc, thiết bị thi công cơ giới chính

TT Phương tiện Mức ồn cách nguồn 1,5m (dBA)

Tài liệu 1 Tài liệu 2

1 Máy ủi 93,0 Ĝ

2 Máy cạp đất Ĝ 80 – 93

3 Xe tải 75 82 – 94

4 Máy trộn bê tông 75 75 – 88

5 Máy bơm bê tông Ĝ 80 – 83

6 Máy đầm 80 Ĝ

7 Máy nén Diesel 80 75 – 87

8 Máy khoan cọc bê tông 90 95 – 106

9 Máy hàn 87 Ĝ

10 Cần trục, cần cẩu 85 Ĝ

QCVN 26:2010/BTMNT 70 dBA (6h - 21h, khu vực thôngthường

(Nguồn: Tài liệu 1: Uỷ ban bảo vệ môi trường U.S. Tiếng ồn từ các thiết bị máy móc xây dựng NJID, 300.1,31 – 12 – 1971; Tài liệu 2: Mackernize, L.da,1985.)

Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đặc biệt đối với những người tiếp xúc trực tiếp và lâu dài với tiếng ồn sẽ gây điếc nghề nghiệp hay gây một số ảnh hưởng như: mất ngủ, mệt mỏi, tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động, kém tập trung tư tưởng làm việc. Tiếng ồn từ 80 dBA trở lên sẽ làm giảm sự chú ý, dễ mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt, tăng cường sự ức chế thần kinh trung ương và ảnh hưởng tới thính giác của con người. Khi tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao và trong thời gian dài sẽ dẫn đến bệnh điếc nên việc giảm thiểu tiếng ồn là rất quan trọng.

Như vậy trong quá trình thi công xây dựng án phải thực hiện các biện pháp giảm thiểu tiếng ổn một các tối thiểu.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường Dự án xây dựng The Blues – Hotel tại Phường Hải Châu 1, Quận Hải Châu, Thành phố Đà Nẵng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w