Khảo sát sự cần thiết và khả thi của các giải pháp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp kinh tế, công nghệ cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 89)

8. Cấu trúc luận văn

3.3. Khảo sát sự cần thiết và khả thi của các giải pháp

Các giải pháp trên đều tác động qua lại lẫn nhau và có mối quan hệ ràng buộc khắng khít. Tạo tiền đề cho các giải pháp kế tiếp nhau theo trình tự nhất quán.

Để kiểm chứng tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp, chúng tôi đã áp dụng phương pháp nghiên cứu điều tra, khảo sát chủ yếu thăm dò và phương pháp chuyên gia. Chúng tôi xin ý kiến của một số Ban giám Hiệu, các trưởng, phó, phòng khoa các trường TCCN trên địa bàn tỉnh Tiền Giang là 33 người và 34 GV đang giảng dạy ở trường. Qua việc xin ý kiến cũng như trưng cầu, kết quả như sau:

Bảng 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết và tính khả thi của các giải pháp

T T Tên giải pháp Tính cần thiết Tính khả thi Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1

Xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên SL 47 20 45 22 TL 70.2 29.8 67.1 32.9 2 Hoàn thiện chính sách tuyển chọn và sử dụng giáo viên hợp lý SL 34 31 2 31 33 3 TL 50.8 46.2 3.0 46.3 49.2 4.5 3

Tăng cường công tác quản lý hoạt động giảng dạy giáo viên

SL 27 33 7 31 31 5

TL 40.3 49.2 10.5 46.3 46.3 7.4

4

Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên

SL 39 23 5 38 22 7

TL 58.2 34.3 7.5 56.7 32.8 10.5

5

Tạo môi trường thuận lợi và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho giáo viên

SL 51 16 30 19 18

TL 77.6 23.4 44.8 28.4 26.8

6

Hoàn thiện công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên

SL 42 25 40 17

TL 62.7 37.3 59.7 40.3

Về mức độ cần thiết: tất cả các giải pháp đề ra trong phiếu xin ý kiến đều được đánh giá là rất cần thiết cho việc phát triển ĐNGV của trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, mức độ rất cần thiết tỉ lệ cao, mức độ không cần thiết cũng được đề cập nhưng tỉ lệ thấp. Vấn đề

này cho thấy các giải pháp là rất cần thiết đối với công tác phát triển đội ngũ GV ở nhà trường.

Nhóm giải pháp tăng cường công tác quản lý hoạt động giảng dạy GV, chỉ được đánh giá cao ở mức độ cần thiết.

Nhóm giải pháp tạo môi trường thuận lợi và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho GV có tính rất cần thiết được đánh giá cao, các ý kiến cho rằng đây là nguồn động lực lớn nhất để khuyến khích động viên ĐNGV nâng cao chất lượng, lẫn số lượng.

Về mức độ khả thi: đa số các giải pháp đề xuất được đánh giá có tính khả thi.

Nhóm giải pháp tạo môi trường thuận lợi và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho GV chỉ đạt ở mức độ khả thi thấp, mặc dù tính cần thiết cao. Qua khảo sát của một số GV, các ý kiến cho rằng giải pháp này không chỉ dựa vào nổ lực của ngành mà còn phụ thuộc rất nhiều vào chính sách và sự quan tâm các cấp các ngành.

Qua nghiên cứu lý luận của chương 1 và thực trạng phát triển ĐNGV trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, chúng tôi đưa ra 6 giải pháp nhằm pháp triển ĐNGV của trường và có thể vận dụng các giải pháp đó cho các trường có điều kiện tương tự.

Tuy các giải pháp cũng chỉ mang tính chất lý luận, còn việc thực hiện phụ thuộc vào nhiều yếu tố, điều kiện phát triển kinh tế xã hội nói chung, phát triển các trường TCCN tỉnh Tiền Giang nói riêng. Để thực hiện tốt vấn đề này cần phải có sự quan tâm đúng mức của các cấp quản lý ngành và chính quyền địa phương. Trong xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển đội ngũ GV TCCN cũng như sự quan tâm đầu tư các nguồn nhân lực, tài lực, vật lực phù hợp với đặc điểm của nhà trường nhằm nâng cao chất lượng GD&ĐT.

Kết luận chương 3

Qua phân tích thực trạng công tác phát triển ĐNGV TCCN, chúng tôi rút ra được những mặt mạnh, mặt yếu, những thuận lợi, khó khăn của công tác này, đồng thời đã nêu ra một số giải pháp phát triển ĐNGV, đáp ứng yêu cầu đào tạo trong giai đoạn phát triển mới. Các giải pháp xuất phát từ nhu cầu nâng cao phát triển ĐNGV, từ công tác đào tạo hiện nay của nhà trường và từ những vấn đề mà thực tế xã hội đòi hỏi. Các giải pháp là một hệ thống đồng bộ, có liên quan, tác động lẫn nhau nhằm xây dựng và phát triển ĐNGV.

Trong chương này chúng tôi đưa ra 6 giải pháp để pháp triển ĐNGV trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy. Trên xu thế phát triển của nhà trường, từ lý luận đến thực tiễn và qua khảo sát các giải pháp đều cần thiết và có tính khả thi cao.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Trên đây là toàn bộ kết quả nghiên cứu của chúng tôi về các giải pháp phát triển ĐNGV trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Từ kết quả nghiên cứu đề tài chúng tôi rút ra một số kết luận sau: a). Một lần nữa đề tài lại khẳng định các khái niệm cơ bản về GV, ĐNGV, phát triển, phát triển ĐNGV, giải pháp và giải pháp phát triển ĐNGV TCCN. Các khái niệm cơ bản trên đề tài đã được xác định cơ sở lý luận của một số giải pháp phát triển ĐNGV TCCN.

Đề tài đã góp một phần nào vào việc nghiên cứu ứng dụng lý luận khoa học trong quản lý giáo dục của việc phát triển ĐNGV TCCN.

b). Qua phân tích, nghiên cứu đánh giá thực trạng ĐNGV nhà trường, chúng tôi thấy ĐNGV trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy có những mặt mạnh về chuyên môn, năng lực sư phạm, phẩm chất chính trị. Bên cạnh đó còn tồn tại những bất cập như: sự thiếu hụt về số lượng GV, thiếu đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt là sự thiếu hụt về ĐNGV chuyên sâu, nhất là những ngành công nghệ mũi nhọn. Từ đó để đề ra các giải pháp tích cực, có tính khả thi. c). Luận văn đã đề xuất 6 giải pháp phát triển ĐNGV trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang. Các giải pháp này là:

- Nâng cao công tác xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên. - Hoàn thiện chính sách tuyển chọn và sử dụng giáo viên hợp lý. - Tăng cường công tác quản lý hoạt động giảng dạy giáo viên. - Tăng cường bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.

- Tạo môi trường thuận lợi và có chế độ đãi ngộ thỏa đáng cho giáo viên.

- Hoàn thiện công tác kiểm tra và đánh giá chất lượng đội ngũ giáo viên.

Kết quả khảo sát các giải pháp phát triển ĐNGV trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy mà chúng tôi đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi cao.

Đề tài nghiên cứu đã hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra, phù hợp với mục đích yêu cầu. Về mức độ thực hiện chúng ta cần căn cứ cụ thể của nhà trường, cần có sự chỉ đạo của chi bộ, Ban giám hiệu, sự phối hợp giữa các phòng, khoa và sự nỗi lực của ĐNGV. Thực hiện tốt các giải pháp nêu trên một cách đồng bộ sẽ góp phần phát triển ĐNGV trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.

Tuy nhiên với thời gian hạn hẹp, điều kiện nghiên cứu còn hạn chế và các lý do khách quan, chủ quan khác nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định như:

- Việc khảo sát còn nằm trong phạm vi hẹp, kết quả phân tích thực trạng chưa sâu chưa đề cập hết mọi khía cạnh, nên việc áp dụng rộng rãi đề tài nghiên cứu có những hạn chế nhất định.

- Tôi hy vọng sẽ nhận được ý kiến đóng góp bổ sung để đề tài nghiên cứu và hoàn thiện, triển khai có hiệu quả trong việc phát triển ĐNGV của trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy tỉnh Tiền Giang.

2. Kiến nghị

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ban hành nội dung chương trình bồi dưỡng thường xuyên cho hệ giáo dục thường xuyên, hệ hướng nghiệp và TCCN tạo cơ sở hành lang pháp lý để các trường có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao phát triển ĐNGV.

Quy định chuẩn nghề nghiệp và đặt ra những yêu cầu cao đối với giáo viên và hệ thống GD&ĐT, nhà nước cần xem xét, điều chỉnh tăng cường cải cách chế độ, chính sách đãi ngộ thỏa đáng và ưu đãi đối với giáo viên.

2.2. Đối với Ủy ban Nhân dân, các Sở, Ban, Ngành tỉnh Tiền Giang

- Quản lý trường Trung cấp Kinh tế - Công Nghệ Cai Lậy đúng theo quy định điều lệ trường TCCN.

- Có chính sách hỗ trợ về kinh phí, tài liệu học tập và sinh hoạt học tập cho GV đi học sau đại học và nghiên cứu sinh.

- Có chế độ chính sách, ưu đãi nhằm khuyến khích, thu hút những người có tài, có đức làm nhà giáo.

- Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, đổi mới cơ chế tài chính và chính sách đối với các trường TCCN trong tỉnh.

- Tăng cường hơn nữa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho nhà trường đồng thời khẩn trương thực hiện đề án xây dựng trụ sở.

2.3. Đối với Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy

- Chi bộ, Ban giám hiệu nhà trường cần có sự quan tâm xây dựng, phát triển ĐNGV về số lượng lẫn chất lượng, đồng bộ về cơ cấu; tạo môi trường và điều kiện để ĐNGV được học tập nâng cao trình độ, ưu tiên cho GV học sau đại học.

- Kịp thời động viên, khen thưởng đối với những GV tích cực trong học tập, có tinh thần khắc phục những khó khăn.

- Quan tâm, tạo điều kiện cho GV tham quan, học tập kinh nghiệm ở các trường TCCN, Cao đẳng trong cả nước.

- Xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tế, khoa học đáp ứng yêu cầu đổi mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 15/6/2004 về việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD, Hà Nội.

2. Đặng Quốc Bảo - Đỗ Quốc Anh - Đinh Thị Kim Thoa (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực và phẩm chất đội ngũ giáo viên, NXB Lí luận chính trị, Hà Nội.

3. Đinh Quang Báo (2005), “Giải pháp đổi mới phương thức đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên”, Tạp chí Giáo dục (số 105 tháng 01/2005), Hà Nội.

4. Bộ GD&ĐT (2008), Báo cáo tại Hội nghị xây dựng và hoạt động của các trường ĐH&CĐ thành lập từ năm 1998 đến 2008, tháng 8/2008, Hà Nội.

5. Bộ GD&ĐT (2011), Điều lệ trường Trung cấp chuyên nghiệp, ngày 15/ tháng 11 năm 2011, Hà Nội.

6. Bộ GD&ĐT (2005), Hệ thống giáo dục và Luật giáo dục một số nước trên thế giới, NXBGiáo dục, Hà Nội.

7. Bộ GD&ĐT (2008), Quyết định số 16/QĐ-BGDĐT, ngày 16/4/2008, Ban hành Qui định về đạo đức nhà giáo.

8. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2006), Báo cáo kết quả điều tra lao động việc làm, ngày 01/ 7/2006, Hà Nội.

9. Nguyễn Hữu Châu - Nguyễn Văn Cường - Trần Bá Hoành - Nguyễn Bá Kim - Lâm Quang Thiệp (2007), Đổi mới nội dung và phương pháp đào tạo giáo viên THCS theo chương trình CĐSP mới, Dự án đào tạo giáo viên THCS, Hà Nội.

10. Nguyễn Đức Chính (2000), Kiểm định chất lượng trong giáo dục đại học, NXB ĐHQG Hà Nội.

11. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2001), Chiến lược phát triển giáo dục 2001-2010, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12. Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2005), Nghị quyết số 14/2005/NĐ-CP ngày 02/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020.

13. Vũ Hy Chương (2002), Vấn đề tạo nguồn nhân lực tiến hành CNH, HĐH, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy BCHTW Đảng khóa X, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX, X – NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Đệ (2011), Phát triển đội ngũ giảng viên các trường Đại học ở vùng đồng bằng sông Cửu Long đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục đại học, NXB ĐHSP, TP Hồ Chí Minh.

17. Nguyễn Văn Đệ (chủ biên) - Phạm Minh Hùng (2013), Phương pháp nghiên cứu khoa học quản lí giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18. Bùi Minh Hiền (Chủ biên), (2006), Quản lí Giáo dục, NXB Giáo dục, Hà Nội.

19. Trần Bá Hoành (2006), Vấn đề giáo viên - Những nghiên cứu lí luận và thựctiễn,NXB ĐHSP, Hà Nội.

20. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lí giáo dục - Một số vấn đề lí luận và thực tiễn, NXB Giáo dục, Hà Nội.

21. Phan Văn Kha (2006), “Chất lượng đào tạo nhân lực trong cơ chế thị trường”, Tạp chí Khoa học giáo dục (số 10, tháng 7/2006).

22. Đinh Xuân Khuê (2006), “Nâng cao chất lượng đội ngũ theo Tư tưởng Hồ Chí Minh”, Báo Giáo dục&Thời đại (số 20, ngày 14/5/2006).

23. Đặng Bá Lãm (2003), Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI, NXB Giáo dục, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2004), “Nghề và nghiệp của người giáo viên”,

Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục (số 112/2004).

26. Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục 2005 được sửa đổi bồ sung 2009, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

27. Phùng Đình Mẫn (2005), Tâm lí học quản lí, Dùng cho cao học chuyên ngành Quản lí giáo dục, Trường ĐHSP - ĐH Huế.

28. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 9, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

29. Thái Văn Thành (2007), Quản lí giáo dục, quản lí nhà trường, NXB Đại học Huế

30. Trung tâm Từ điển Ngôn ngữ - Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (1998), Từ điển Tiếng Việt, Hà Nội.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. PHIẾU KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG

ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƯỜNG TRUNG CẤP KINH TẾ - CÔNG NGHỆ CAI LẬY TỈNH TIỀN GIANG

Họ tên: ... Chức vụ:... Đơn vị công tác:...

Để có những thông tin khách quan làm cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu các giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy tỉnh Tiền Giang. Xin các đồng chí vui lòng cho biết ý kiến về thực trạng đội ngũ giáo viên hiện nay của trường.

Nội dung phù hợp với ô nào c, cột nào, xin đồng chí đánh dấu X vào c

đó, hoặc cột đó.

Nội dung

1. Việc giảng dạy của anh (chị) hiện nay có Tốt với chuyên ngành được đào tạo hay không?

a). Rất tốt c b). Tốt c

c). Tương đối Tốt c c). Không Tốt c

2. Những khó khăn anh (chị) đã gặp phải trong giảng dạy:

a). Sử dụng phương tiện dạy học c

b). Xác định nội dung môn học c

c). Lựa chọn và sử dụng phương pháp dạy học c

d) Các vấn đề khác: (ghi rõ):

... ...

3). Để đáp ứng nhiệm vụ giảng dạy hiện nay anh (chị) thấy mình cần phải được bồi dưỡng thêm những vấn đề nào? (Chọn và sắp xếp thứ tự ưu tiên từ 1 đến hết).

a). Kiến thức chuyên môn :1 b). Nghiệp vụ sư phạm :3 c). Phương pháp nghiên cứu khoa học :5 d). Kiến thức chính trị - xã hội :4 e). Rèn luyện kỹ năng :2

f). Ngoại ngữ :7

g). Tin học :6

h). Các vấn đề khác: (ghi cụ thể)

...

4. Trong công tác đào tạo, bồi dưỡng anh (chị) thấy hình thức nào là Tốt với bản thân 31. . Tập trung c 32. . Tại chức c 33. . Từ xa c 34. . Bồi dưỡng ngắn hạn c 35. . Hội thảo c

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp kinh tế, công nghệ cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w