Thực trạng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Kinh tế Công nghệ Ca

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp kinh tế, công nghệ cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 43)

8. Cấu trúc luận văn

2.2.Thực trạng đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Kinh tế Công nghệ Ca

Cai Lậy

Đội ngũ giáo viên trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy trong thời gian qua đã có nhiều thành tích đáng phấn khởi trong việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, đào tạo nhân lực phục vụ KT-XH ở địa phương; ĐNGV từng bước tăng lên về số lượng lẫn chất lượng. Bên cạnh đó hiện trạng ĐNGV của trường còn bộc lộ nhiều bất cập về số lượng, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu về độ tuổi, kỹ năng ngành nghề... Ngoài ra thiếu và yếu về kỹ năng tin học, ngoại ngữ và quá trình dạy học. Những yếu tố đó ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và quá trình phát ĐNGV.

2.2.1. Về số lượng

Hằng năm nhà trường tuyển chọn, bổ sung ĐNGV đáp ứng yêu cầu giảng dạy. ĐNGV cơ hữu được phân bố các khoa, tổ tính từ năm 2009 đến năm 2014.

TT Năm học Phòng, khoa Giáo viên 2009 – 2010 2010 – 2011 2011 – 2012 2012 – 2013 2013 – 2014 1 Cán bộ quản lý tham gia

giảng dạy

5 5 6 6 6

2 Khoa Kinh tế kỹ thuật 11 11 11 11 11

3 Khoa Cơ bản 5 5 8 8 8

4 Khoa Giáo dục thường xuyên

0 0 6 9 9

Tổng cộng 21 21 31 34 34

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, quản trị tài vụ Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy)

Qua số liệu, ta thấy năm học 2013-2014 tổng số cán bộ GV của trường Trung cấp Kinh tế Công nghệ Cai Lậy có 47 người, trong đó

- GV cơ hữu: 34

+ GV trực tiếp giảng dạy: 28;

+ Cán bộ quản lý tham gia giảng dạy: 6 - Cán bộ hành chánh phục vụ: 13

Do trường mới nâng cấp và sáp nhập Trung tâm Giáo dục thường xuyên, nên công tác tuyển chọn, đào tạo bồi dưỡng GV vẫn chưa đáp ứng kịp thời nhu cầu giảng dạy. Tuy nhiên 03 năm trở lại đây hàng năm nhà trường phải thỉnh giảng thêm GV (nhất là đối với khoa kinh tế kỹ thuật) là 20 GV. Tốc độ phát triển về số lượng GV vẫn chậm hơn tốc độ phát triển qui mô học sinh, đó là minh chứng về sự thiếu hụt GV ở trường (ngành Điện, ngành Kế toán mỗi ngành có 2 giáo viên cơ hữu).

Như vậy, số lượng đội ngũ GV có những bất cập đòi hỏi cần phải có giải pháp thích ứng đề ra trong hệ giải pháp quản lý phát triển ĐNGV.

2.2.2. Cơ cấu đội ngũ giáo viên

- Về cơ cấu độ tuổi

Bảng 2.2: Thống kê cơ cấu độ tuổi của giáo viên

Tổng số GV Dưới 30 tuổi Từ 30 – 40 tuổi Từ 41 – 50 tuổi Từ 50 – 60 tuổi Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 34 12 35.3 9 26.47 11 32.35 2 5.88

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, quản trị tài vụ Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy)

Qua bảng thống kê cơ cấu độ tuổi GV cho thấy:

- Phần lớn GV có độ tuổi dưới 50 chiếm 94.12 %. Trong đó số lượng GV trẻ độ tuổi dưới 30 chiếm 35.3%, dưới 40 chiếm 26.47%, dưới 50 chiếm 32.35% và có 5.88% độ tuổi từ trên 50. Ưu thế GV trẻ là đã được tiếp thu một phần kiến thức, công nghệ mới ngay từ khi học tại trường, khả năng ứng dụng tin học, ngoại ngữ khá tốt và có điều kiện đi thực tế để cập nhật kiến thức, nâng cao tay nghề, học tập tiếp các bậc học cao hơn. Một số vấn đề cần khắc phục của GV trẻ là: Kinh nghiệm giảng dạy và quản lý học sinh còn ít, tay nghề chưa cao do còn ít thời gian thực tế, ý thức tự học tập nâng cao trình độ chuyên môn và nhận thức chính trị chưa được quan tâm đúng mức. Ở độ tuổi cao hơn, tuy kinh nghiệm của GV có nhiều, song sức khỏe và gia đình ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến công tác.

- Những GV ở tuổi đời trên 50 là lực lượng nòng cốt trong việc bồi dưỡng những GV trẻ để chuẩn bị cho việc thay thế sau này.

Nhận xét: ĐNGV của trường hiện đa phần còn trẻ, năng động, nhưng kiến thức thực tiễn chưa nhiều, chưa có nhiều kinh nghiệm, việc hướng dẫn

học sinh thực hành còn nhiều hạn chế.

- Cơ cấu thâm niên giảng dạy

Bảng 2.3: Thống kê cơ cấu thâm niên giảng dạy (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng số GV

Dưới 5 năm Từ 5- 9 năm Từ 10- 19 năm Trên 20 năm Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 34 6 17.64 7 20.59 12 35.3 9 26.47

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, quản trị tài vụ Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy)

Qua bảng thống kê thâm niên giảng dạy của ĐNGV cho thấy:

- GV có thâm niên giảng dạy dưới 5 năm chiếm tỷ lệ 17.64%. Đây là lực lượng trẻ, nhiệt tình, giàu sức sáng tạo, kinh nghiệm thực tiễn về chuyên môn và phương pháp sư phạm còn hạn chế. Có đến 9 GV chiếm tỉ lệ 26.47% GV có thâm niên công tác trên 20 năm. Đây là ĐNGV có kinh nghiệm xử lý các tình huống sư phạm trong giảng dạy, kiến thức nghề nghiệp chuyên môn vững vàng, tâm huyết, gắn bó với nhà trường.

- Cơ cấu về giới tính

Bảng 2.4: Thống kê cơ cấu về giới tính

Tổng số Giáo viên

Giáo viên nam Giáo viên nữ Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

34 18 52.94 16 47.06

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, quản trị tài vụ Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy)

Số lượng GV nữ 16 chiếm 47.06 % số GV này chủ yếu dạy các môn Chính trị, ngoại ngữ, tin học và kiến thức văn hóa hệ trung cấp chuyên nghiệp, hệ giáo dục thường xuyên. 52.94 % GV nam chủ yếu dạy hướng nghiệp nghề phổ thông và các môn chuyên ngành hệ TCCN. Do tính chất đặc thù nghề dạy học nên tỉ lệ chênh lệch về giới tính của ĐNGV là hợp lý. Cần

được duy trì. Tuy nhiên số GV nữ đông trong trình trạng thiếu GV, sẽ dẫn đến cường độ lao động ĐNGV tăng lên mỗi khi có GV nữ nghỉ hộ sản, con ốm .... Mặt khác trong quá trình tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với GV nữ cũng có những hạn chế nhất định; đặc điểm này phải được xem xét để có giải pháp thích ứng trong quản lý phát triển ĐNGV.

Nhận xét, đánh giá chung về thực trạng cơ cấu đội ngũ giáo viên

Số lượng ĐNGV của trường có tăng, nhưng còn thiếu chưa đáp với qui mô đào tạo; cơ cấu ngành nghề của độ ngũ GV chưa cân đối vớ ngành nghề đào tạo. Đa phần GV lớn tuổi có nhiều kinh nghiệm thực tiễn nhưng việc học nâng cao trình độ còn hạn chế.

2.2.3. Chất lượng đội ngũ giáo viên

2.2.3.1. Trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên

Bảng 2.5: Thống kê trình độ đào tạo của đội ngũ giáo viên

TT Năm học Tổng số Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Khác

1 2009 - 2010 21 0 20 1 0

2 2010 - 2011 21 0 20 1 0

3 2011 - 2012 31 2 29 0 0

4 2012 - 2013 34 2 32 0 0

5 2013 - 2014 34 3 31 0 0

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, quản trị tài vụ Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy)

Đa số GV đều đạt trình độ chuẩn, tuy nhiên số GV đạt sau đại học còn thấp, chưa đảm bảo chỉ tiêu của Sở GD&ĐT Tiền Giang là 15% thạc sĩ năm 2015 ở các trường TCCN tính đến thời điểm này nhà trường chỉ có 8,82 % thạc sĩ, đại học 91,18 %. Do đó giải pháp đưa ra nhằm tăng nhanh số lượng ĐNGV có trình độ sau đại học sẽ được nhân rộng cho các trường TCCN mới thành lập.

2.2.3.2. Phẩm chất và năng lực của đội ngũ giáo viên

trường TCCN và những văn bản của bộ GD&ĐT, qui định phẩm chất, năng lực chuyên môn của người GV đã được nêu tại mục 1.3.3.

a). Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị của đội ngũ giáo viên

Phẩm chất chính trị, tư tưởng một trong những yếu tố tạo thành thang giá trị để đánh giá chất lượng ĐNGV, được hình thành từ tác động của chính trị - xã hội và từ hoạt động thực tiễn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2.6: Thống kê phẩm chất đạo đức, tư tưởng, chính trị của giáo viên

TT Nội dung Tốt (%) Khá (%) TB (%) Yếu (%) 1 Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước 1.1 Chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước 91.18 5.89 2.93 1.2 Vận động mọi người chấp hành chủ trương,

chính sách của Đảng và pháp luật Nhà nước 85.29 8.28 5.89 1.3 Chấp hành thực hiện quy chế đào tạo và quy

định của nhà trường. 94.11 5.89

2 Yêu nghề, tận tụy với nghề

2.1 Thương yêu giúp đỡ học sinh trong học tập và

rèn luyện 82.35 11.76 5.89

2.2 Hướng dẫn học sinh phương pháp học tập, thực

hành… 79.41 11.76 8.83

2.3 Tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp

vụ 88.24 5.88 2.94 2.94

2.4 Đổi mới phương pháp giảng dạy để nâng cao

kết quả học tập của học sinh 91.18 5.89 2.93

3 Ý thức tự học, tự bồi dưỡng

3.1 Tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ 76.47 14.7 8.82 3.2 Ứng dụng các phương pháp mới vào giảng dạy 88.24 11.76

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, quản trị tài vụ Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy)

Nhận xét bảng 2.6: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị của đội ngũ giáo viên

- Đa số GV chấp hành tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước, tham gia tổ chức các hoạt động, phong trào của nhà trường, các nhiệm vụ chính trị của cấp trên giao cho.

- ĐNGV luôn tâm huyết nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhà giáo, đối xử công bằng và không thành kiến với học sinh, tích cực tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên vẫn có những GV còn dao động, chưa thật sự yên tâm công tác.

- Hầu hết GV có ý thức tự học, tự bồi dưỡng, thể hiện ở việc tham gia đầy đủ nội dung bồi dưỡng thường xuyên của trường, của ngành, có nhu cầu và kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên, việc lựa chọn nội dung để tự học, tự bồi dưỡng (về chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học), bố trí thời gian, phương pháp tự học, tự bồi dưỡng còn nhiều hạn chế.

Từ đó có thể nói: Phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị của ĐNGV đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn đổi mới giáo dục hiện nay. Đây là điểm mạnh rất cơ bản của ĐNGV mà nhà trường cần nhìn nhận và phát huy trong hoạt động đào tạo.

b). Kiến thức chuyên môn

Đánh giá năng lực của ĐNGV của trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy hình thành trên cơ sở các kiến thức chuyên môn, tri thức khoa học giáo dục, tâm lý học giáo dục và các hoạt động thực tiễn ở trường. Được thể hiện qua các mặt như:

- Năng lực sư phạm Bảng 2.7: Trình độ sư phạm Tổng số GV Trình độ sư phạm Đại học, đại học sư phạm kỹ thuật Cao đẳng sư phạm kỹ thuật Chứng chỉ NVSP

34 30 0 4

Tỉ lệ % 88.23% 0% 11.77 %

(Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, quản trị tài vụ Trường Trung cấp Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy)

Nhận xét qua bảng 2.7: Hiện 100% GV đã qua có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm. Về năng lực, đa số GV có thể đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó ĐNGV còn có những tồn tại những yếu kém như:

+ Sử dụng các phương tiện dạy học tiên tiến, hiện đại còn hạn chế. + Việc áp dụng các phương pháp dạy học chưa phù hợp với nội dung và đối tượng.

- Kỹ năng dạy học (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Kỹ năng chuẩn bị bài giảng: Trên cơ sở nội dung chương trình quy định, GV lựa chọn các tài liệu cần thiết và tài liệu liên quan xác định mục tiêu yêu cầu và kiến thức cơ bản của bài giảng, lựa chọn phương tiện, phương pháp phù hợp với kiến thức và trình độ của học sinh.

Kỹ năng tổ chức lớp, điều khiển lớp học: Quá trình này được thực hiện từ khi bắt đầu ổn định lớp, kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ, giới thiệu mục đích yêu cầu, định hướng có tính chất gợi mở nội dung sắp học và tiến hành bài giảng mới cũng như hướng dẫn ban đầu và thường xuyên trong hướng dẫn thực hành. Với ĐNGV hiện có đã thực hiện tốt các bước lên lớp theo quy định, một số GV đã biết áp dụng các phương pháp dạy học mới hoặc sử dụng các thiết bị dạy học tiên tiến tăng hiệu quả giảng dạy. Phần lớn GV đã thực hiện tốt từ bước chuẩn bị nên chất lượng lên lớp đạt kết quả tốt. Bên cạnh đó vẫn còn một số GV chưa coi trọng khâu chuẩn bị nên giờ lên lớp bị động, kiến thức mở rộng hoặc liên hệ thực tế ít nên bài giảng chưa sâu.

Kỹ năng sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học: Đa số GV đã biết khai thác sử dụng thiết bị, phương tiện dạy học, các phần mềm ứng dụng vào bài giảng tăng hiệu quả, tăng lượng thông tin và hứng thú cho học sinh.

Kỹ năng kiểm tra đánh giá: Thông qua các bài thi, kiểm tra bài cũ, định kỳ, kết thúc học phần GV đã đánh giá được mức độ tiếp thu các bài giảng. Từ đó các mối liên hệ ngược từ phía học sinh, GV đã kịp thời điều chỉnh những chỗ chưa hợp lý trong giảng dạy.

Kỹ năng giao tiếp: Song song với kỹ năng giảng dạy và kỹ năng tổ chức kỹ năng giao tiếp không thể thiếu trong vốn kiến thức của GV. GV nhà trường đã thể hiện đúng mực trong ứng xử sư phạm, xây dựng môi trường sư phạm lành mạnh.

Đánh giá về các kỹ năng dạy học của ĐNGV nhà trường nói chung là tốt, GV phần lớn đã đáp ứng tốt yêu cầu. Một số GV còn trẻ và ít về tuổi nghề dễ lôi cuốn học sinh vào các hoạt động chung nhưng đôi khi còn thiếu kinh nghiệm trong xử lý các tình huống phát sinh trong quá trình thực hiện.

- Kỹ năng giáo dục

ĐNGV nhà trường đã gắn công tác giáo dục rèn luyện về tình cảm, ý thức, tác phong công nghiệp với công tác truyền thụ tri thức kết hợp các hoạt động khác của học sinh. Biết làm công tác giáo dục cá biệt đối với học sinh trong quá trình giảng dạy và quản lý. ĐNGV chủ nhiệm hoạt động tương đối hiệu quả và có tinh thần trách nhiệm cao, am hiểu chức trách nhiệm vụ đã kết hợp với tổ chức Đoàn Thanh niên tổ chức nhiều hoạt động văn hóa thể thao có chất lượng. ĐNGV là lực lượng trực tiếp thực hiện các Quy chế rèn luyện học sinh, có đánh giá hàng tháng, hàng kỳ và năm học, Quy chế công tác học sinh và các quy định khác trong nhà trường.

Công tác giáo dục học sinh, vẫn còn nhiều hạn chế, hoạt động giáo dục có hiệu quả cao trong nhà trường nhưng chưa thực sự thay đổi được hết những thói quen xấu của một số học sinh. Vẫn còn một tỷ lệ học sinh nhất định vi phạm nội quy kỷ luật của nhà trường và pháp luật như đánh nhau...

- Trình độ ngoại ngữ Bảng 2.8: Thống kê trình độ ngoại ngữ Tổng số Trình độ Đại học Trình độ Cao đẳng Trình độ C Trình độ B Trình độ A Trình độ dưới A 34 01 0 2 11 9 11 Tỷ lệ % 2.83% 0 5.88% 32.35% 26.36% 32.35% (Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính, quản trị tài vụ Trường Trung cấp

Kinh tế - Công nghệ Cai Lậy)

Nhận xét: bảng 2.8: trình độ dưới A chiếm 32.35% ĐNGV này lớn tuổi ngại học. Còn lại 77.65 % từ chứng chỉ A. Nhưng thực tế năng lực sử dụng

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển đội ngũ giáo viên trường trung cấp kinh tế, công nghệ cai lậy tỉnh tiền giang (Trang 43)