B. NỘI DUNG
3.2. KHOẢNG CÁCH VỀ KINH TẾ GIỮA CÁC NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Theo "World Economic Outlook" của IMF trong thời gian 1900-2000. GDP toàn thế giới (theo giá hiện hành) tăng 19 lần so với những năm đầu thế
kỷ XX, bình quân tăng 3,7%. Còn dân số thế giới tăng 4 lần. Sự gia tăng GDP
và dân số thế giới ở thế kỷ XX gây ra nhiều nghi ngờ về khả năng ổn định ở khuynh hướng này. Đó là nhìn vào tổng thể còn nhìn vào các khía cạnh của
nền kinh tế từng nước thì ta thấy sự chênh lệch rất lớn giữa các nước về kinh
tế cùng với sự tăng trưởng của kinh tế thế giới.
Thực vật, các tài liệu tổng hợp tình hình phát triển kinh tế xã hội thế
giới thế kỷ XX của IMF cho biết rằng trong 100 năm qua. GDP/người của 1/4
dân số giàu nhất thế giới tăng 6 lần và của 1/4 dân số nghèo nhất thế giới tăng
3 lần.
Những nước nghèo nhất thế giới (đầu thế kỷ XX) - 19000: gồm Gana,
Ai Cập, Băng La Đet, Ấn Độ và Trung Quốc, ngoài ra còn một số nước nữa ở
Châu Phi, Châu Á, Châu Mỹ. Còn những nước giàu nhất thé giới đầu thế kỷ
20 bao gồm những nước trong câu lạc bộ nhà giàu OEDC, Hungari, Tiệp
Khắc (cũ). Như Bồ Đào Nha - GDP/người là: 1410 USD, cao nhất ở Anh: 4600 USD/người. Bình quân GDP/người của nhóm này đầu thế kỷ XX là 3200 USD. Những nước giàu nhất cuối thế kỷ XX gồm các nước đầu thế kỷ
và thêm nhiều nước khác Achentina, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Trong
đó thu nhập thấp nhất là ở Hungari - GDP/người là 2050 USD và cao nhất ở
Mỹ - GDP/người là: 27270 USD và bình quân GDP/người của nhóm này năm
2000 là: 18.000 USD.
Trong số các nền kinh tế lớn của thế giới ở đầu thế kỷ XX thì Ấn Độ
(diện tích 3,270 triệu Km2), dân số 1.005,3 triệu người) vẫn ì ạch trong cảnh đói nghèo: Brêdin (diện tích 8.312 triệu Km2, dân số 169,6 triệu người) vẫn
nằm trong khu vực các nước có thu nhập/người dưới trung bình của thế giới đầu và cuối thế kỷ XX. Thu nhập/người bình quân ở nhóm dưới trung bình của đầu thế kỷ 20 là 675 USD và cuối thế kỷ là 2400 USD. Nga (diện tích 17
triệu km2, dân số 147,2 triệu người) lại ở vào tình trạng bi đát hơn, từ nước có GDP/người (1220 USD) được xếp trên mức trung bình thế giới, cho đến năm
2000 bị tụt xuống nhóm nước có thu nhập dưới mức trung bình của thế giới -
GDP/người của Nga năm 2000 là 3685.
Đến cuối thế kỷ 20 (năm 2000) GDP/người ở nhiều nước nghèo vẫn
dụ, nếu GDP/người toàn châu Phi năm 2000 là 1290 USD (theo giá cả và sức
mua của đồng nội tệ của mỗi nước năm 1995 - tính chuyển ra USD) thì
GDP/người năm của các nước Tây Âu là 3090 USD, của các nước dân Châu
Âu nhập cư (Mỹ, Canada, Oxtraylia, Niu Dilân) là 4020 USD.
GDP/người ở Châu Phi vào năm 1990 là500 USD, nghĩa là thấp hơn 9,2
lần GDP/người của Anh. Còn đến năm 2000, chỉ tiêu này của châu Phi thấp hơn của Mỹ - nước giàu nhất thế giới từ năm 1900 đến nay - là 20 lần (GDP/người của Mỹ năm 2000 là 27.270 USD).
Nếu dùng GDP/người để so sánh mức độ bình đẳng về thu nhập giữa các nước và khu vực trong khi kinh tế ngày càng phát triển, của cải xã hội ngày càng gia tăng, thì có thể nói rằng, nét nổi bật nhất của nền kinh tế thế
giới thế kỷ 20 là khoảng cách thu nhập giữa giàu và nghèo giữa các nước và các khu vực ngày càng doãng ra và tỷ lệ theo thời gian.
So với Anh (%) So với Mỹ (%)
Khu vực và nước
1870 1900 1913 1950 1973 2000
Tây Âu 64,7 67,3 69,8 53,5 74,0 74,1
Các nước có dân Châu Âu nhập cư 74,8 87,6 98,7 96,7 96,7 96,5
Nam Âu 34,0 24,2 33,0 21,1 36,2 36,1
Đông Âu, trong đó: 33,3 29,9 31,9 27,5 34,6 15,5 - Đông Âu (trừ Liên Xô cũ) 35,9 25,1 38,2 23,9 30,9 13,3 - Liên Xô cũ 31,4 26,5 28,0 29,6 36,5 16,6 Mỹ La Tinh 23,3 23,4 27,1 26,0 26,4 20,1 Châu Á : 17,8 14,8 14,0 8,0 10,8 15,9 - Châu Á (trừ Nhật và Trung Quốc) 19,0 14,4 13,7 7,8 8,6 8,3 - Nhật Bản 22,7 24,7 25,1 19,6 66,3 75,6 - Trung Quốc 16,0 14,2 13,0 6,4 7,1 23,0 Châu Phi 14,7 10,9 10,8 8,7 7,9 4,8 Toàn thế giới 27,4 27,5 20,9 22,3 24,8 21,9
Bảng trên cho thấy rằng, trong thời gian 1870 - 1900 (thời kỳ vàng son cổ điển) GDP/người ở những nước độc lập của Mỹ latinh, đặc biệt là ở những nước có dân châu Âu nhập cư (Mỹ, Canada và Niu Dilân) dần dẫn đuổi kịp
Anh Châu Phi và Châu Á (trừ Nhật) mãi sau thế chiến thứ 2 mới dần dần
thoát khỏi ách đô hộ của thực dân, cho nên bị mất bình đẳng trong quan hệ
kinh tế và thương mại với các nước đế quốc, do vậy GDP/ người của các nước ở khu vực này thua xa Anh và Mỹ suốt 30 năm cuối thế kỷ XIX cho đến năm 2000. Tuy nhiên , thời gian 1870 - 1900 là thời kỳ thương mại va vốn được di chuyển tương đối dễ dàng qua các biên giới góp phần thúc đẩy giao lưu hàng hoá, phát triển sản xuất, làm cho GDP bình quân năm trong thời gian
này của thế giới tăng 1,5%.
Tiếp theo là thời kỳ đại khủng hoảng kinh tế thế giới và 2 lần chiến
tranh thế giới. Ở thời kỳ này, thương mại thế giới và các dòng vốn đầu tư cho
phát triển kinh tế bị suy giảm, làm GDP/ người toàn thế giới bị suy giảm dần
và thua xa Mỹ: Thời kỳ khôi phục kinh tế sau thế chiến thứ 2. Cho đến năm 1973 GDP các nước Tây Âu, Nhật tăng nhanh gần đuổi kịp Mỹ về GDP/ người: Đông Âu và Liên Xô, mặc dù thua các nước OECD về phát triển kinh
tế, nhưng GDP/ người cùng đang có chiều hướng đi lên. Mỹ Latinh và Châu Á (trừ Nhật, Trung Quốc) GDP/ người về cơ bản vẫn tăng chậm, Châu Phi lại
càng thấp hơn, GDP/ người ngày càng thua xa Mỹ.
Sau năm 1973 đến năm 2000 một số nước Châu Á , trong đó phải kể đến Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapo và Malaixia
bước vào thời kỳ hưng thịnh, kinh tế phát triển liên tục, ổn định cho tới trước
cuộc khủng hoảng thị trường tài chính Châu á (trước tháng 7 năm 1997). Còn Mỹ Latinh và Châu Phi trong thời kỳ kinh tế vẫn tăng trưởng chậm.
8 năm cuối cùng của thế kỷ XX là thời kỳ kinh tế Mỹ tăng trưởng liên tục và ổn định cho tới tháng 3 năm 2001, thời kỳ kinh tế Mỹ có dấu hiệu bị trì trệ. Đây cũng là thời kỳ Đông Âu và nước Nga đang trong thời kỳ chuyển đổi
từ chế độ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường, cho nên GDP/ người ở khu vực này thua xa các nước OEDC và lại càng thua xa Mỹ.
Và vào thời điểm chuyển giao giữa hai thiên niên kỷ, Mỹ nổi lên như là siêu cường số 1 thế giới cả kinh tế lẫn quân sự. Câu hỏi đặt ra là trong các thập kỷ đầu của thiên niên kỷ mới liệu Mỹ có duy trì được vai trò đầu tầu trong nền kinh tế thế giới. Liệu các nước EU có vượt Mỹ không? Đông á có
trở thành trung tâm kinh tế năng động của nền kinh tế thế giới không? Đó là những mục tiêu và là thách thức đối với tất cả các nước, nhất là các nước đang phát triển trong các thập kỷ tới.
Các trung tâm khoa học kinh tế lớn đã đưa ra nhiều dự báo mang tính định lượng và định tính về nền kinh tế thế giới trong các thập kỷ đầu cảu thế
kỷ XXI. Nhìn chung các dự báo dều đánh giá triển vọng, khả quan của nền
kinh tế thế giới với mức tăng trưởng bình quân 3% /năm trong giai đoạn 1990
- 2010 và 3,3% cho giai đoạng 1996 - 2010. Còn các dự báo của các nhà kinh tế Nga là trong thời kỳ 2001 - 2005: 4,4%/năm, còn giai đoạn 2006 - 2010 là
4,6%/năm. Và sự tăng trưởng này phù hợp với chu kỳ dài hạn của nền kinh tế
thế giới. Khu vực 1981- 1990 1991- 1996 1997 1998 1999 2000 2000- 2010 Thế giới 3,1 2,5 3,4 1,9 2,6 2,9 3,2
Các nước có thu nhập cao 3,0 2,3 2,9 2,0 2,6 2,5 2,7
Các nước đang phát triển 3,3 3,2 4,9 1,6 2,7 4,2 4,9
* Đông Á 8,1 8,5 6,6 0,1 5,5 6,2 6,3
* Đông Á bị khủng hoảng 6,9 6,0 4,5 -7,9 4,4 5,3 5,3
* Các nước đang phát triển
trừ nước chuyển đổi và các
nước ASEAN-5
3,1 5,5 5,6 4,1 2,7 4,4 5,0