cao nhất về luật quốc tế của các quốc gia
Án lệ được hiểu là các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực do tòa án hoặc cơ quan trọng tài ban hành (có thể kể đến các bản án, quyết định của Tòa án trọng tài thương mại của Phòng thương mại quốc tế Paris) được sử dụng làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc tương tự xảy ra sau này. Ở các nước phát triển và các nước thuộc hệ thống Common Law. Trong hệ thống pháp luật Common Law, án lệ trở thành nguồn quan trọng, chủ yếu, nó tồn tại như một nguồn luật. Học thuyết về án lệ đã bám rễ rất sâu trong hệ thống pháp luật nước Anh. Rupert Cross đã nêu ra quan điểm lý luận về học thuyết về án lệ tồn tại trong hệ thống Common Law là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động của các co quan tòa án, từ đó các vụ việc giống nhau cần được xét xử như nhau. Từ thời cổ đại trong hệ thống pháp luật Civil Law, án lệ được coi là
nguồn thứ cấp. Truyền thống pháp luật Civil Law từ thời cổ đại đã nhìn nhận vai trò rất giới hạn của cơ quan tư pháp trong quyết định các vụ việc cụ thể không có luật điều chỉnh. Tuy nhiên trong hệ thống pháp luật của các nước thuộc hệ thống Civil Law thời hiện đại đã coi trọng vai trò của án lệ. Hệ thống các bản án có giá trị nhất định đối với các vụ việc trong tương lai. Chẳng hạn như các quyết định của Tòa án Hiến pháp ở Đức sẽ được tuân theo bởi các Tòa án cấp dưới trong hệ thống cơ quan tòa án của nước này.