Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Dạy học bài tập chương chất khí vật lý lớp 10 chương trình nâng cao theo lý thuyết phát triển bài tập (Trang 85)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.Đối tượng thực nghiệm sư phạm

Thực nghiệm sư phạm được tiến hành ở hai lớp 10A1 và 10A2 có trình độ tương đương nhau của trường THPT Phạm Ngũ Lão .Trong đó:

- Lớp thực nghiệm: 10A1 có 50 HS - Lớp đối chứng: 10A2 có 50 HS

3.4.Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm

- Lớp đối chứng và lớp thực nghiệm được giảng dạy cùng một giáo viên và được giảng dạy cùng một nội dung lý thuyết là như nhau theo chương trình sách giáo khoa lớp 10 chương trình nâng cao.

80

- Trong quá trình giảng dạy song song với lý thuyết là dạy bài tập theo phân phối chương trình. Ở LTN dạy theo giáo án đã soạn ở chương 2 (giáo án số 1 và giáo án số 2). Ở LĐC vẫn giảng dạy theo tinh thần hướng dẫn giảng dạy theo mẫu, GV lựa chọn BT và gọi HS lên bảng giải.

- Sau khi giảng dạy ở cả 2 lớp, chúng tôi tiến hành thực hiện 2 bài kiểm tra (một bài 15 phút và 1 bài 1 tiết) với cùng nội dung đề hoàn toàn giống nhau.

3.5.Nội dung thực nghiệm sư phạm

3.5.1. Chọn lớp đối tượng và lớp thực nghiệm

Để quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm đạt được kết quả chính xác, việc chọn các lớp để tiến hành TNSP phải thỏa mãn những điều kiện sau:

- Sĩ số HS gần bằng nhau.

- Điều kiện tổ chức dạy học là như nhau.

- Trình độ học vấn của HS là tương đương nhau.

3.5.2. Các bước chuẩn bị cho việc thực nghiệm

Để cho quá trình tiến hành TNSP đạt được kết quả như ý muốn GV cần phải chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi tham gia vào quá trình giảng dạy. Gồm các bước sau:

- Cung cấp đầy đủ thông tin lý thuyết cho HS trước khi bước vào 1 tiết BT. - Xây dựng hệ thống BTTH xuất phát từ BTCB theo lý thyết phát triển bài tập của chương “Chất khí” lớp 10 chương trình nâng cao.

- Tiến hành TNSP, triển khai các giáo án thực nghiệm ở lớp 10A1 . Ở LĐC không có một tác động nào ngoài bài kiểm tra lấy số liệu đối chứng. Thực nghiệm được tiến hành như giáo án đã soạn. Sau đây là các giáo án thực nghiệm :

+ Giáo án thực nghiệm số 1 Tiết : bài tập về quá trình đẳng nhiệt (theo PPCT). + Giáo án thực nghiệm số 2 Tiết: ôn tập chương chất khí (theo PPCT).

+ Giáo án thực nghiệm kiểm tra: Đề kiểm tra 15 phút (xem phụ lục II). Đề kiểm tra 1 tiết (xem phụ lục II).

3.6.Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 3.6.1. Đánh giá định tính 3.6.1. Đánh giá định tính

Sau khi tiến hành TNSP đối với cả 2 LTN và LĐC tôi rút ra được một số nhận xét sau:

81

- Đa số các GV trong trường đều cho rằng phương pháp dạy học tiết BT theo lý thuyết phát triển bài tập như trên là hợp lý bởi vì nó vận dụng từ những kiến thức cơ bản đến những kiến thức tổng hợp và nâng cao, hướng dẫn HS đi từ BT dễ đến BT khó, làm tăng dần mức độ hiểu biết và nhận thức của HS.

- Trong quá trình giảng dạy cả GV và HS đều hứng thú, khoảng cách giữa GV và HS được rút lại.

- Các em HS LTN luôn cảm thấy hứng thú trong học tập, tư duy phát triển, tinh thần làm việc độc lập và nhóm được phát huy tối đa.

- HS LTN nắm vững kiến thức hơn HS LĐC.

- Điểm trung bình của HS LTN cao hơn điểm trung bình của HS LĐC.

3.6.2. Đánh giá định lượng

Qua 2 bài kiểm tra, điểm số thống kê như sau:

Bảng 1: Bảng kết quả phân phối tần suất

Bài kiểm tra Lớp Tổng số HS Số HS đạt điểm xi 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 15’ TN(10A1) 50 0 0 0 3 5 8 10 9 8 5 2 ĐC(10A2) 50 0 1 4 6 8 13 8 5 3 2 0 45’ TN(10A1) 50 0 0 0 2 3 7 12 10 7 6 3 ĐC(10A2) 50 0 0 1 4 6 11 9 9 5 4 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 2: Bảng phân phối tần suất tích lũy

Bài kiểm tra Lớp Tổng số HS Số % HS đạt điểm xi trở xuống 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 15’ TN 50 0.0 0.0 0.0 6.0 16.0 32.0 52.0 70.0 86.0 96.0 100 ĐC 50 0.0 2.0 10.0 22.0 38.0 64.0 80.0 90.0 96.0 100.0 100 45’ TN 50 0.0 0.0 0.0 4.0 10.0 24.0 48.0 68.0 82.0 94.0 100 ĐC 50 0.0 0.0 2.0 10.0 22.0 44.0 62.0 80.0 90.0 98.0 100

82

Từ đồ thị, ta thấy trong hai lần kiểm tra đường tần suất luỹ tích ứng với LTN luôn nằm bên phải so với đường tần suất luỹ tích ứng với LĐC. Chứng tỏ kết quả học tập của HS LTN cao hơn so với LĐC.

Dựa vào đường tần suất tích luỹ cho thấy kết quả học tập của LTN cao hơn của LĐC.

Để đánh giá định lượng ta xét các thông số thống kê sau: Điểm trung bình:

83 Độ lệch chuẩn: Hệ số biến thiên: Trong đó: : là điểm số từ 1 đến 10. : là số HS i đạt điểm trung bình .

N: là số HS tham gia kiểm tra.

Ta có bảng số liệu sau: Bảng 3: Các thông số thống kê Bài kiểm tra Lớp Tổng số HS Các tham số S2 S V% 15’ TN 50 6.42 3.28 1.81 28.23% ĐC 50 4.98 3.42 1.85 37.13% 45’ TN 50 6.7 3.05 1.75 26.07% ĐC 50 5.92 3.35 1.83 30.93%

Để khẳng định nhận xét ở trên, ta tiến hành thao tác tiếp theo như sau:

Gọi H0: Giả thuyết thống kê (với > ) là không thực chất mà do ngẫu nhiên mà có với mức ý nghĩa  =0,05.

Gọi H1: Đối giả thiết thống kê: sự khác nhau giữa và ĐC (cụ thể là > ) là thực chất, do tác động của định hướng dạy học theo hướng phát triển bài tập vật lý mà có.

Để kiểm định giả thuyết H1 ta sử dụng đại lượng ngẫu nhiên Z cho bài kiểm tra 45 phút:

84

Với N1 = 45 ; N2 = 45 là sĩ số HS LTN và LĐC.

N’ = N1 + N2 – 2 = 88, mà Z = 2,18 không có trong bảng Student (dạng I), nên tra bảng phân phối Stuđent (dạng II) với N’ từ 63 đến 175, ta có ba giá trị của Z.

Z1 = 2,0 (P = 0,95) Z1 = 2,6 (P = 0,99) Z3 = 3,4 (P = 0,999)

Với giá trị thực nghiệm Z, ta có kết quả so sánh: Z1 < Z < Z2 => ta chấp nhận Z > Z1

Sự sai lệch về điểm số trung bình của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là đáng tin cậy với xác suất trên 95%. Kết quả đạt được không phải là ngẫu nhiên mà do tác động của định hướng dạy học theo lý thuyết phát triển BTVL đã đề xuất.

3.7.Kết luận chương 3

Từ kết quả thực nghiệm tôi đã tính toán, xử lý số liệu và vẽ đồ thị tích lũy để kiểm tra tính khả thi của dạy học bài tập theo lý thuyết phát triển bài tập, tôi đã rút ra một số kết luận sau:

Tiến trình dạy học theo lý thuyết phát triển bài tập có tính khả thi.

Học sinh biết cách suy luận các BT từ dễ tới khó, từ đơn giản đến phức tạp. Học sinh nắm vững kiến thức biết cách vận dụng một cách tối đa kiến thức đã học.

Phát triển BTCB thành BTTH và sử dụng nó trong dạy học giúp cho HS tự tin chủ động tích cực trong việc giải các BTVL. Đối với các lớp tiến hành thực nghiệm sư phạm, trong các giờ học học sinh luôn có hứng thú trong trong học tập luôn tìm tòi sáng tạo và khả năng tư duy độc lập phát triển, trong các giờ học HS sôi nổi hăng say xây dựng bài. Trong các giờ kiểm tra HS lớp thực nghiệm luôn có khả năng giải các BT và phân tích các BTCB thành các BTTH tốt hơn.

Từ những kết quả trên chúng ta thấy được rằng giả thiết khoa học về đề tài là hoàn toàn chấp nhận được.

85

KẾT LUẬN

Từ việc thực hiện nghiên cứu đề tài: Dạy học bài tập chương “Chất khí” Vật lý lớp 10 chương trình nâng cao theo lý thuyết phát triển bài tập. Chúng tôi đưa ra được một số kết luận sau:

- Tìm hiểu được vai trò chức năng của BTVL, phương pháp dạy học BTVL, lý thuyết phát triển BTVL.

- Xây dựng được hệ thống BTTH theo lý thuyết phát triển bài tập từ những BTCB giúp cho HS củng cố, khắc sâu kiến thức của chương “Chất khí”. Từ đó HS sẽ vận dụng linh hoạt những kiến thức này trong việc giải BT và hình thành kỹ năng kỹ xảo cho HS. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đã tiến hành thực nghiệm ở trường THPT bước đầu cho chúng ta thấy được những đóng góp khả thi của đề tài và tính hiệu quả của đề tài góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Vật lý. HS không còn thụ động khi gặp các bài toán phức tạp mà các em biết cách phân tích đề bài vận dụng linh hoạt sáng tạo các kiến thức đã học để giải.

Từ những kết luận này một lần nữa cho chúng ta thấy được rằng việc sử dụng hệ thống bài tập phát triển vào dạy học là đúng đắn thiết thực, phù hợp với yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.

Trên cơ sở của đề tài này có thể mở rộng phạm vi nghiên cứu sang các phần khác thuộc chương trình vật lý phổ thông kể cả việc tổ chức, hướng dẫn HS phát triển các bài tập thí nghiệm theo hướng này. Để có đủ cơ sở cho việc kết luận về hiệu quả của phương pháp này cần thực hiện nhiều lần và trên các đối tượng khác nhau. Vấn đề này sẽ là hướng nghiên cứu tiếp theo của chúng tôi trong quá trình công tác.

86

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Hữu Cát (2004), PP luận NCKH Vật lý, Nghệ An.

[2]. Nguyễn Phú Đồng-Nguyễn Thanh Sơn-Nguyễn Thành Tương (2012), Bồi dưỡng học sinh giỏi Vật lý, Tập 2, NXB Thành Phố Hồ Chí Minh.

[3]. Bùi Quang Hân (2003), Giải bài tập vật lý 10, Tập 2, NXBGD.

[4]. Nguyễn Thị Hương (2011), Dạy học bài tập chương “Lượng tử ánh sáng” Vật

lý 12 (Ban cơ bản)theo lý thuyết phát triển bài tập Vật lý, Luận văn thạc sỹ

giáo dục học, ĐH Vinh.

[5]. Vũ Thanh Khiết (2006), PP giải toán vật lý 10, NXBGD.

[6]. Vũ Thanh Khiết (2006), Kiến thức cơ bản nâng cao Vật lý, Tập 1, NXB Hà Nội.

[7]. Nguyễn Thế Khôi – Vũ Thanh Khiết (2008), SGK, SGV, SBT vật lý 10, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[8]. Nguyễn Quang Lạc (1995), Lý luận dạy học hiện đại ở trường phổ thông, Đại Học Vinh.

[9]. Lê Nguyên Long, Nguyễn Đức Thâm (1996), Phương pháp giảng dạy vật lý,

NXB Giáo dục.

[10]. Nguyễn Thị Nhị (2011), Bồi dưỡng các thao tác tư duy cho học sinh thông

qua việc phát triển bài tập chương “Lượng tử ánh sáng” Vật lý 12, Tạp chí

giáo dục, tháng 10.

[11]. N.M.Zvereva (1985), Tích cực hóa tư duy của học sinh trong giờ học Vật lý, NXBGD.

[12]. Phạm Thị Phú (2007), Chuyển hoá phương pháp nhận thức vật lý thành phương pháp dạy học vật lý, Đại Học Vinh.

[13]. Phạm Thị Phú, Phát triển bài tập vật lý nhằm củng cố kiến thức và bồi dưỡng

tư duy linh hoạt, sáng tạo cho học sinh. Tạp chí giáp dục, số 138, kỳ 2, 5/2006,

trang 38-40.

[14]. Phạm Thị Phú, Nguyễn Đình Thước (2001), Logic học trong dạy học vật lý, Đại Học Vinh.

87

[15]. Nguyễn Đức Thâm (1998), Giáo trình tổ chức hoạt động nhận thức của học

sinh trong dạy học vật lý ở trường phổ thông, Đại Học Quốc Gia Hà Nội.

[16]. Nguyễn Đức Thâm (2002), Phương pháp dạy học vật lý ở trường phổ thông, Đại Học Quốc Gia Hà Nội. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[17]. Nguyễn Đình Thước (2008), Phát triển tư duy của học sinh trong dạy học vật

lý, Đại Học Vinh.

[18]. Nguyễn Đình Thước (2010), Phát triển tư duy của học sinh trong dạy học bài

tập vật lý, Đại Học Vinh.

[19]. Nguyễn Đình Thước (2011), Phương pháp nghiên cứu khoa học dạy học Vật

lý, Đại học vinh.

[20]. Phạm Hữu Tòng (1989), Phương pháp dạy bài tập Vật lý, NXBGD. [21]. Phạm Hữu Tòng(2005), Lí luận dạy học vật lí 1, NXB Đại học sư phạm.

P1

PHỤ LỤC I

PHIẾU ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG DẠY HỌC BTVL

Thầy (cô) vui lòng đánh dấu X vào ô mà thầy (cô) đồng ý.

Câu 1

Vị trí bài tập chương “Chất khí” Vật lý lớp 10 chương trình nâng cao.

Rất quan trọng. Quan trọng.

Không quan trọng.

Câu 2

Khi dạy BT chương “Chất khí” thầy (cô) thường sử dụng sách nào?

SGK vật lý 10 chương trình nâng cao. Sách BTVL 10 chương trình nâng cao. Sách giải toán vật lý 10 (Bùi Quang Hân).

Sách phương pháp giải toán vật lý 10 (Vũ Thanh Khiết). Kiến thức cơ bản nâng cao vật lý (Vũ Thanh Khiết) Sách tham khảo khác.

Tự soạn theo năng lực của học sinh.

Câu 3

Trong dạy học, thầy (cô) thường sử dụng loại BT nào?

Bài tập định tính. Bài tập định lượng. Bài tập thí nghiệm. Bài tập loại khác.

Câu 4

Trong khi dạy học, thầy (cô) có tự soạn BT để giảng dạy không?

Có. Không.

Thỉnh thoảng. Thường xuyên.

Câu 5

Thầy (cô) chọn phương pháp nào để soạn BTVL phục vụ dạy học?

Thay đổi số liệu trong các bài tập tham khảo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thay đổi điều kiện trong các bài tập của sách tham khảo. Thay đổi ẩn số trong bài tập trong sách tham khảo.

P2 Phương pháp khác.

Câu 6

Thầy (cô) có yêu cầu học sinh tự đặt bài tập để giải không?

Có. Không.

Thỉnh thoảng. Thường xuyên.

Câu 7

Khi giao bài tập mới để HS tự giải thì thầy (cô) đã làm gì?

Làm mẫu trước.

Đưa ra hệ thống câu hỏi định hướng. Kết hợp hai phương án trên.

P3

PHỤ LỤC II

2.5.3. Hướng dẫn học sinh tự giải BT VL ở nhà I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- Củng cố kiến thức chương “Chất khí” chương trình nâng cao.

2. Kỹ năng:

- Rèn luyện kỹ năng tự đặt vấn đề và giải quyết các vấn đề đặt ra liên quan tới chất khí.

- Rèn luyện kỹ năng làm việc độc lập, tự lực giải quyết vấn đề.

- Tự phát triển được các BTCB của chất khí thành những BTTH và giải được các bài tập đó.

II. Chuẩn bị

1. Giáo viên:

- Chuẩn bị các BTCB giao về nhà cho học sinh.

2. Học sinh.

- Ôn lại các kiến thức lý thuyết đã học trong chương.

III. Tiến trình dạy học

Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh về nhà đọc và giải các BT trong SGK và SBT (10 phút).

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Nội dung cần đạt

- HS nhận nhiệm vụ học tập.

- Yêu cầu học sinh về nhà tự giải các BT trong SGK và các BT trong SBT. Chú ý: Vẽ sơ đồ biểu diễn mối liên hệ giữa các đại lượng trong BT sau đó mới giải chi tiết.

Bài1: Giải các BT trong SGK và SBT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

P4

Hoạt động 2: Đặt BTCB và phát triển BTCB thành BTTH (35 phút).

Hoạt động của HS Hoạt động của GV Nội dung cần đạt

* Trước hết chúng ta sẽ xây dựng hệ thống BT liên quan đến quá trình đẳng áp. - CH: Yêu cầu HS tự đặt BTCB theo sơ đồ. - Xuất phát từ BTCB trên (bài 2) hãy đưa ra các BTTH với các mức độ khó tăng dần và giải chúng (tuân theo các phương án phát triển BT).

Bài 2: Hãy đặt một BT theo sơ đồ sau:

- PA1: Hoán vị giả thiết kết luận để tạo ra BT mới với mức độ khó tương đương với BT đã cho. Gợi ý theo sơ đồ bài 3.

Bài 3: Phát triển BTCB theo cách hoán vị giả thiết kết luận

P5

- HS suy nghĩ trả lời.

bằng cách phát triển giải thiết. Không cho trực tiếp

V1,V2,T1 mà được xác định thông qua các đại lượng trung gian. Gợi ý theo sơ đồ bài.

Gợi ý: chúng ta tìm V1

thông qua đại lượng trung gian nào?

- PA3: Phát triển kết luận. Không yêu cầu tìm V2 mà đại lượng vật lý khác thông qua V2. Xây dựng BTTH theo sơ đồ bài 5.

Bài 5: Phát triển kết luận

- HS suy nghĩ trả lời

- PA4: Phát triển cả giả thiết và kết luận không cho

V1,T2,T1 mà được xác định thông qua các đại lượng trung gian và không tìm V2

mà tìm đại lượng khác thông qua V2.

Gợi ý: Hãy kết hợp PA2 và PA3 để xây dựng BT cho PA4.

Bài 6: Phát triển đồng thời cả giả thiết và kết luận

- HS chú ý lắng nghe hướng dẫn của G

- HS suy nghĩ trả lời.

- PA5: Gợi ý đặt đề bài tập cho sơ đồ bài 7, phát triển cả giả thiết và kết luận đồng thời hoán vị chúng.

Bài 7: Đồng thời phát triển và hoán vị cả giả thiết và kết luận

P6 - HS nghi nhớ. - HS vẽ các sơ đồ vào vở. - HS nhận nhiệm vụ học tập. - Chúng ta vừa xây dựng

Một phần của tài liệu Dạy học bài tập chương chất khí vật lý lớp 10 chương trình nâng cao theo lý thuyết phát triển bài tập (Trang 85)