Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của các nhà đầu tư tại khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B (Trang 44)

5. Kết cấu của đề tài

3.1 Phƣơng pháp nghiên cứu

3.1.1 Quy trình nghiên cứu

Phân tích hồi quy tuyến tính.

Kết luận. Kiến nghị. Nghiên cứu lý thuyết:

- Các định nghĩa về sự hài lòng.

- Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI).

- Các tiêu chí đo lƣờng sự hài lòng của các nhà đầu tƣ.

Xây dựng: - Mô hình nghiên cứu. - Nghiên cứu sơ bộ. - Bảng câu hỏi.

Khảo sát thực tế và thu thập dữ liệu.

Làm sạch dữ liệu và nhập dữ liệu.

Phân tích và xử lý dữ liệu:

- Mẫu nghiên cứu. - Phân tích nhân tố EFA. - Hệ số Cronbach‟s Alpha.

-

3.1.2 Thu thập dữ liệu

Nguồn dữ liệu sơ cấp:

Tác giả thu thập nguồn dữ liệu sơ cấp thông qua việc phát phiếu khảo sát đến các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B.

Nguồn dữ liệu thứ cấp:

Nguồn dữ liệu thứ cấp tác giả thu thập từ Công ty TNHH Phú Mỹ và phòng kinh tế thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dƣơng, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh Bình Dƣơng.

3.1.3 Thiết kế nghiên cứu định tính

Sau khi nghiên cứu các lý thuyết về sự hài lòng, các mô hình nghiên cứu về sự hài lòng, tác giả dựa trên mô hình của Romer và Lucas, 2007 để xây dựng mô hình nghiên cứu trong Luận văn này, đồng thời các thang đo trong mô hình này cũng đƣợc tác giả sử dụng nhằm đo lƣờng mức độ hài lòng của các nhà đầu tƣ tại KCN Tân Đông Hiệp B. Để đảm bảo các thang đo phù hợp với thực tế và có thể sử dụng đƣợc khi nghiên cứu về mức độ hài lòng của các nhà đầu tƣ tại KCN này, tác giả đã tiến hành nghiên cứu sơ bộ thông qua phƣơng pháp phỏng vấn chuyên sâu 5 nhà đầu tƣ của 3 công ty trong KCN Tân Đông Hiệp B. Cụ thể là các nhà đầu tƣ của Công ty TNHH Phú Mỹ, điện thoại (0650) 3791989, Công ty TNHH sản xuất và thƣơng mại Hoàng Long, điện thoại (0650) 3728255, Công ty CP thức ăn Dinh Dƣỡng NUTIFARM, điện thoại (0650) 3738888. Qua việc nghiên cứu sơ bộ giúp tác giả nghiên cứu điều chỉnh, bổ xung và thống nhất các khái niệm liên quan đến các biến quan sát trong bảng khảo sát đƣợc sử dụng trong Luận văn này phù hợp với thực tế tại KCN Tân Đông Hiệp B.

Tác giả kết hợp việc khảo sát bảng câu hỏi với việc phỏng vấn chuyên sâu ngay khi đƣợc các nhà đầu tƣ dành cho thời gian phỏng vấn, cùng với việc nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến vấn đề nghiên cứu để điều chỉnh và khám phá ra các vấn đề thực tế phía sau mà không thể diễn tả trong bảng câu hỏi nhằm có cái nhìn tổng quát từ nhiều phía cho việc đánh giá và đề xuất các giải pháp và kiến nghị đƣợc chính xác và mang tính thực tiễn cao.

3.1.4 Thiết kế nghiên cứu định lƣợng

Mô hình đo lƣờng:

Tác giả thực hiện việc nghiên cứu định lƣợng thông qua các số liệu thu thập đƣợc từ việc phát phiếu khảo sát đến các nhà đầu tƣ và kết hợp với các dữ liệu tác giả thu thập đƣợc từ các phòng ban của chính quyền địa phƣơng. Thông qua việc nghiên cứu định lƣợng tác giả nhằm đánh giá thang đo của các biến đo lƣờng mức độ hài lòng của các nhà đầu tƣ tại khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B. Qua đó để kiểm định mô hình lý thuyết xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến mức độ hài lòng của các nhà đầu tƣ.

3.2 Xây dựng thang đo

Tác giả xây dựng thang đo dựa trên thang đo Servperf (Servperf là một trong các thang đo có độ tin cậy cao đƣợc dùng để đo lƣờng chất lƣợng các loại dịch vụ khác nhau). Trong nghiên cứu này, tác giả dùng thang đo Servperf để đo lƣờng cảm nhận của các nhà đầu tƣ khi đầu tƣ vào khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B. Các biến quan sát trong phiếu khảo sát đƣợc đo lƣờng trên thang đo Likert 5 điểm để đo lƣờng mức độ đồng ý của các nhà đầu tƣ tham gia khảo sát ứng với mỗi phát biểu, cụ thể theo quy ƣớc nhƣ sau:

(1) = Hoàn toàn phản đối. (2) = Hơi phản đối.

(3) = Bình thƣờng. (4) = Đồng ý.

(5) = Hoàn toàn đồng ý.

Trong bảng câu hỏi tác giả sử dụng thang đo định danh (Nominal) để xác định các biến giới tính, quốc tịch của ngƣời đƣợc tham gia khảo sát cũng nhƣ loại hình của doanh nghiệp và ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp và thang đo thứ bậc (Ordinal) để xác định các biến số lƣợng cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp và số lƣợng nhân viên dƣới quyền của ngƣời đƣợc tham gia khảo sát.

Trong phiếu khảo sát, thang đo gồm 44 biến quan sát, trong đó thành phần cơ sở hạ tầng đầu tƣ gồm 6 biến quan sát, thành phần chế độ chính sách đầu tƣ gồm

5 biến quan sát, thành phần môi trƣờng sống và làm việc gồm 7 biến quan sát, thành phần lợi thế ngành đầu tƣ gồm 4 biến quan sát, thành phần chất lƣợng dịch vụ công gồm 4 biến quan sát, thành phần thƣơng hiệu địa phƣơng gồm 4 biến quan sát, thành phần nguồn nhân lực gồm 5 biến quan sát, thành phần chi phí đầu vào cạnh tranh gồm 4 biến quan sát, thành phần sự hài lòng của các nhà đầu tƣ tại khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B gồm 5 biến quan sát và đƣợc mã hóa cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.1: Bảng mã hóa, cấu trúc câu hỏi và thang đo

STT Khái niệm Mã hóa Thang đo

Phần I: Đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến sự hài lòng của các nhà đầu tƣ

Cơ sở hạ tầng đầu tư

1 Hệ thống cấp điện đáp ứng đƣợc yêu cầu CSHT1 Likert 5 mức độ

2 Hệ thống cấp nƣớc, thoát nƣớc đầy đủ CSHT2 Likert 5 mức độ

3 Thông tin liên lạc thuận tiện (điện thoại, internet) CSHT3 Likert 5 mức độ

4 Giao thông thuận lợi (thời gian và chi phí) CSHT4 Likert 5 mức độ

5 Mặt bằng đáp ứng đƣợc yêu cầu CSHT5 Likert 5 mức độ

6 Hệ thống ngân hàng đáp ứng đƣợc yêu cầu CSHT6 Likert 5 mức độ

Chế độ chính sách đầu tư

1 Lãnh đạo địa phƣơng năng động trong hỗ trợ

Doanh nghiệp CSDT1 Likert 5 mức độ

2 Văn bản về pháp luật đƣợc triển khai nhanh đến

Doanh nghiệp CSDT2 Likert 5 mức độ

3 Chính sách ƣu đãi đầu tƣ hấp dẫn CSDT3 Likert 5 mức độ

4 Doanh nghiệp vẫn đầu tƣ nếu không có những

chính sách hấp dẫn CSDT4 Likert 5 mức độ

5 Hệ thống thuế rõ ràng (cán bộ thuế không lợi dụng

để trục lợi) CSDT5 Likert 5 mức độ

Môi trường sống và làm việc

1 Hệ thống trƣờng học đáp ứng đƣợc nhu cầu MTS1 Likert 5 mức độ

2 Hệ thống y tế đáp ứng đƣợc nhu cầu MTS2 Likert 5 mức độ

3 Môi trƣờng không bị ô nhiễm MTS3 Likert 5 mức độ

4 Điểm vui chơi giải trí hấp dẫn MTS4 Likert 5 mức độ

5 Ngƣời dân thân thiện MTS5 Likert 5 mức độ

6 Chi phí sinh hoạt hợp lý MTS6 Likert 5 mức độ

7 Các bất đồng giữa công nhân và doanh nghiệp

đƣợc giải quyết MTS7 Likert 5 mức độ

Lợi thế ngành đầu tư

1 Thuận tiện về nguyên liệu chính cho sản xuất LTDT1 Likert 5 mức độ

2 Thuận tiện thị trƣờng tiêu thụ chính LTDT2 Likert 5 mức độ

ứng chính)

4 Cạnh tranh thị trƣờng với các đối thủ cạnh tranh chính

LTDT4 Likert 5 mức độ

Chất lượng dịch vụ công

1 Thủ tục hành chính đơn giản, nhanh chóng DVC1 Likert 5 mức độ

2 Chính quyền địa phƣơng hỗ trợ chu đáo khi Doanh

nghiệp cần DVC2 Likert 5 mức độ

3 Thủ tục hải quan nhanh gọn DVC3 Likert 5 mức độ

4 Các trung tâm xúc tiến đầu tƣ, thƣơng mại hỗ trợ

tốt Doanh nghiệp DVC4 Likert 5 mức độ

Thương hiệu địa phương

1 KCN Tân Đông Hiệp B là một thƣơng hiệu ấn

tƣợng THDP1 Likert 5 mức độ

2 Tôi nghĩ KCN này đang là điểm đến của các nhà đầu

tƣ THDP2 Likert 5 mức độ

3 Có nhiều nhà đầu tƣ thành công tại đây và tôi muốn

đƣợc nhƣ họ THDP3 Likert 5 mức độ

4 Tôi đầu tƣ ở đây chỉ đơn giản vì tôi muốn đầu tƣ

vào KCN này

THDP4 Likert 5 mức độ

Nguồn nhân lực

1 Trƣờng đào tạo nghề đáp ứng đƣợc yêu cầu của

Doanh nghiệp NNL1 Likert 5 mức độ

2 Nguồn lao động phổ thông dồi dào NNL2 Likert 5 mức độ

3 Lao động có kỹ thuật cao NNL3 Likert 5 mức độ

4 Khả năng tiếp thu và vận dụng công nghệ của lao

động tốt NNL4 Likert 5 mức độ

5 Công ty không gặp trở ngại về ngôn ngữ NNL5 Likert 5 mức độ

Chi phí đầu vào cạnh tranh

1 Giá thuê đất thấp CPCT1 Likert 5 mức độ

2 Chi phí lao động rẻ CPCT2 Likert 5 mức độ

3 Giá điện, giá nƣớc, cƣớc vận tải hợp lý CPCT3 Likert 5 mức độ

4 Giá dịch vụ thông tin liên lạc cạnh tranh CPCT4 Likert 5 mức độ

Sự hài lòng của các nhà đầu tư tại khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B

1 Doanh thu của Doanh nghiệp đã và sẽ tăng theo

mong muốn SAT1 Likert 5 mức độ

2 Lợi nhuận của Doanh nghiệp đã và sẽ đạt theo

mong muốn SAT2 Likert 5 mức độ

3 Doanh nghiệp chúng tôi sẽ tiếp tục đầu tƣ dài hạn ở

địa phƣơng SAT3 Likert 5 mức độ

4 Tôi sẽ giới thiệu KCN này cho các nhà đầu tƣ khác SAT4 Likert 5 mức độ

5 Doanh nghiệp chúng tôi rất hài lòng về việc đầu tƣ

tại KCN này SAT5 Likert 5 mức độ

Phần II: Thông tin chung về Doanh nghiệp

2 Ngành nghề hoạt động của doanh nghiệp TTDN2 Định danh 3 Số lƣợng nhân viên trong doanh nghiệp TTDN3 Thứ bậc

Phần III: Thông tin về đối tƣợng khảo sát

1 Giới tính TTCN1 Định danh 2 Quốc tịch TTCN2 Định danh 3 Số lƣợng nhân viên dƣới quyền TTCN3 Thứ bậc

3.3 Phƣơng pháp thu thập thông tin và chọn mẫu nghiên cứu

Đối tƣợng khảo sát của nghiên cứu là các nhà đầu tƣ tại khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B, do đặc thù là các nhà đầu tƣ tại đây thì đa ngành nghề, đa lĩnh vực đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới, cho nên khi khảo sát thực tế tác giả sử dụng phiếu khảo sát dùng hai ngôn ngữ (tiếng Anh và tiếng Việt) nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời tham gia khảo sát dễ dàng hiểu và trả lời các câu hỏi. Bên cạnh đó, không phải mỗi doanh nghiệp chỉ có một nhà đầu tƣ mà có thể rất nhiều nhà đầu tƣ cùng góp vốn để cùng nhau thành lập một doanh nghiệp cho nên tùy theo thông tin mỗi doanh nghiệp mà tác giả tìm hiểu trƣớc khi phát phiếu khảo sát để phát số lƣợng phiếu khảo sát phù hợp đến từng doanh nghiệp. Tác giả xây dựng xong phiếu khảo sát và chính thức phát phiếu và khảo sát ý kiến của các nhà đầu tƣ tại khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B trong khoảng thời gian từ ngày 15 tháng 7 năm 2013 đến ngày 30 tháng 8 năm 2013.

3.4 Phƣơng pháp phân tích và xử lý dữ liệu

Để thực hiện nghiên cứu này, tác giả phát ra tổng số 180 bảng câu hỏi và tổng số thu về 172 bảng câu hỏi. Sau khi khảo sát bảng câu hỏi thu về đƣợc kiểm tra sơ bộ và loại ra 5 bảng câu hỏi mà ngƣời khảo sát không trả lời đầy đủ các thông tin trong bảng câu hỏi, còn lại 167 bảng câu hỏi hợp lệ đƣợc tác giả đánh số thứ tự từ 1 đến 167 để tránh nhầm lẫn giữa các phiếu điều tra, các phiếu này đƣợc tác giả đóng lại thành một tập dữ liệu, đƣợc kiểm tra kỹ lại một lần nữa và sau đó đƣợc mã hóa và nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS. Toàn bộ dữ liệu trong nghiên cứu này đƣợc tác giả xử lý hoàn toàn bằng Excel và phần mềm SPSS.

 Phân tích nhân tố đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp Principal Components, theo nghiên cứu của Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc

(2008) thì khi thực hiện bằng phƣơng pháp Principal Components các điều kiện cần đƣợc xem xét trong kết quả xử lý nhƣ sau:

Thứ nhất, hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy) ≥ 0.5, thích hợp để phân tích nhân tố.

Thứ hai, hệ số Sig của Bartlett‟s Test of Sphericity ≤ 5%, các biến có tƣơng quan.

Thứ ba, Total của Initial Eigenvalies > 1, xác định nhân tố đƣợc rút ra. Thứ tƣ, Cumulative % của Extraction Sums of Squared Loadings >50%, tỷ lệ giải thích của nhân tố đƣợc rút ra.

Thứ năm, Component của Rotated Component Matrixa > 0.4, hay còn gọi là Factor loading, dùng để xác định biến cần chọn lựa theo nhân tố.

Trong tất cả các phân tích và kiểm định trong nghiên cứu này tác giả đều sử dụng mức ý nghĩa là 5%.

 Phân tích hồi quy đƣợc thực hiện với phƣơng pháp đƣa vào một lƣợt, kết quả hồi quy đƣợc đánh giá thông qua hệ số R2 hiệu chỉnh Adjusted R Square (đánh giá độ phù hợp mô hình) và kiểm định F (kiểm định độ phù hợp mô hình). Đồng thời tiến hành kiểm định hiện tƣợng đa cộng tuyến thông qua xem xét Tolerance và VIF: Nếu Tolerance nhỏ và VIF > 10 là dấu hiệu của đa cộng tuyến. Nếu đảm bảo đƣợc các điều kiện trên thì mô hình hồi quy đƣợc xây dựng, trong đó hệ số R2

TÓM TẮT CHƢƠNG 3

Trong chƣơng 3, tác giả đã trình bày về phƣơng pháp nghiên cứu, quy trình nghiên cứu, phƣơng pháp thu thập thông tin và phân tích xử lý dữ liệu. Trong đó, phƣơng pháp nghiên cứu trong đề tài này tác giả sử dụng hai phƣơng pháp đó là phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. Về phƣơng pháp xử lý dữ liệu trong đề tài tác giả sử dụng phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá EFA, phƣơng pháp phân tích hồi quy và kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach‟s Alpha với công cụ hỗ trợ là phần mềm xử lý dữ liệu SPSS.

CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1 Kết quả nghiên cứu

4.1.1 Mô tả mẫu nghiên cứu

● Những thông tin chung về mẫu nghiên cứu cụ thể nhƣ sau:

+ Về giới tính:

Trong đợt khảo sát này có 167 nhà đầu tƣ tham gia khảo sát, trong đó có 144 nhà đầu tƣ là nam chiếm 86.2% và 23 nhà đầu tƣ là nữ chiếm 13.8%.

Bảng 4.1: Bảng thống kê theo giới tính

Tần số (lần) Tần suất (%) Tần suất tích lũy (%) Hợp lệ Nam 144 86.2 86.2 Nữ 23 13.8 100.0 Tổng 167 100.0

Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu theo giới tính

+ Về quốc tịch:

Trong đợt khảo sát này có 167 nhà đầu tƣ tham gia khảo sát, trong đó có 114 nhà đầu tƣ có quốc tịch Việt Nam chiếm 68.3% và 53 nhà đầu tƣ là ngƣời nƣớc ngoài chiếm 31.7%.

[Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS]

Bảng 4.2: Bảng thống kê theo quốc tịch Tần số (lần) Tần suất (%) Tần suất tích lũy (%) Hợp lệ Việt Nam 114 68.3 68.3 Khác 53 31.7 100.0 Tổng 167 100.0

+ Về loại hình doanh nghiệp:

Trong đợt khảo sát này có 167 nhà đầu tƣ tham gia khảo sát, trong đó có 82 nhà đầu tƣ đã đầu tƣ vào loại hình doanh nghiệp là công ty TNHH chiếm 49.1%, có 66 nhà đầu tƣ đã đầu tƣ vào loại hình doanh nghiệp là 100% vốn của nƣớc ngoài

chiếm 39.5%, có 14 nhà đầu tƣ đã đầu tƣ vào loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp tƣ nhân chiếm 8.4%, có 1 ngƣời tham gia khảo sát đang làm trong doanh nghiệp nhà nƣớc chiếm 0.6% và có 4 nhà đầu tƣ đã đầu tƣ vào loại hình doanh nghiệp là doanh nghiệp liên doanh với nƣớc ngoài chiếm 2.4%.

Bảng 4.3: Bảng thống kê theo loại hình doanh nghiệp

Tần số (lần) Tần suất (%) Tần suất tích lũy (%) Hợp lệ

Công ty trách nhiệm hữu hạn 82 49.1 49.1

Doanh nghiệp 100 % vốn của

nƣớc ngoài 66 39.5 88.6

Doanh nghiệp tƣ nhân 14 8.4 97.0

Doanh nghiệp nhà nƣớc 1 0.6 97.6

Doanh nghiệp liên doanh với

nƣớc ngoài 4 2.4 100.0

Tổng 167 100.0

[Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS]

4.1.2 Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của các nhà đầu tư tại khu công nghiệp Tân Đông Hiệp B (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)