Không gian tâm lý

Một phần của tài liệu KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT (Trang 35)

II. Nghiên cứu Thi pháp không gian nghệ thuật 5.

2. Cấu trúc và biểu hiện của không gian nghệ thuật

2.3. Không gian tâm lý

Trong tác phẩm văn học, yếu tố nội tâm nhân vật là hết sức cần thiết vì vậy việc nhà văn đi sâu vào tâm hồn nhân vật đến từng ngõ nghách thông qua các biện pháp nghệ thuật đã tạo ra không gian tâm lý. Dòng suy tư của nhân vật trải dài suốt tác phẩm diễn ra trong tiềm thức đã tạo nên một mạch ngầm tâm trạng, không gian tâm lý phức tạp. Tóm lại không gian tâm lý là không gian xuất hiện bên trong nhân vật, trong tâm trạng của người kể truyện. Đó có thể là những tâm trạng vui buồn, những ước mơ mộng mị, những ám ảnh của quá khứ….

Không gian tâm lý mở ra một không gian rộng lớn của thế giới nội tâm, chiều sâu suy tư và cảm xúc của con người. Không gian tâm lý xuất hiện trong thơ với một tần số rất cao bởi thơ là tiếng nói của con tim, của cảm xúc.

“Nàng nhớ con nằm trong tổ lạnh Không chăn, không nệm ấm, không màn Biết đâu trong những giờ hiu quạnh Nó gọi tên nàng tiếng đã khan” ( Vú em – Tố Hữu)

Vì sinh trong một xã hội bất công người mẹ phải gạt lệ nén yêu thương rời xa đứa con của mình để ôm ấp một đứa trẻ khác máu để rồi trong những phút giây đó, khi nhìn thấy đứa trẻ đang say giấc trong niệm ấm chăn êm người mẹ bỗng thốn thức, quặng lòng khi nghĩ đến đứa con thân yêu đang sợ hãi, lạc lõng khi rời xa vòng tay mẹ. Người mẹ đang tha hương cầu thực ở đất khách quê người nhưng hình ảnh đứa con hiện lên trong tưởng tượng của người mẹ giống như người mẹ đang tận mắt nhìn ngắm đứa con mình vậy.

Không gian tâm lý còn thể hiện một cách sâu sắc trong văn học lãng mạn và văn học hiện thực. Những khát khao yêu thương muốn thu ngắn mọi khoảng cách được gần nhau hơn, muốn hòa nhập vào nhau về cả thể xác lẫn tâm hồn.

“Trong say xưa anh khẽ bảo em rằng Gần thêm nữa thế vẫn còn xa lắm” (Xa cách – Xuân Diệu)

Tình yêu không có nghĩa lý gì khi hai người gần nhau về không gian địa lý nhưng lại không hiểu nhau xa cách nhau về tầm hồn nên con người vẫn cứ cô đơn dù có người yêu bên cạnh

“Dù tin tưởng chung một đời một mộng,

Em là em anh vẫn cứ là anh.

Có thể nào qua vạn lý trường thành, Cả hai vũ trụ cùng chứa đầy bí mật.”

Khi đau khổ con người hay nghĩ ngợi suy tư. Nhân vật bà cụ Tứ trong truyện ngắn Vợ Nhặt của Kim Lân. Khi hiểu ra “bà cúi đầu nín lặng” vừa ai oán cho số kiếp của mình. Thương con để rồi tủi phận mình “chao ôi, người ta dựng vợ gã chồng cho con là lúc ăn nên làm nổi còn mình thì…”. Trái tim người mẹ như rung lên đau đớn xót xa, bà thương con, tủi phận rồi lại thương dâu, bà vừa mừng vừa tủi “Biết chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua cơn đói khát này?” Nén nỗi lo trong lòng bà động viên con tin tưởng vào tương lai “vợ chồng mày liệu bảo nhau mà làm ăn. Rồi mai ra ông trời cho

khá….Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời…”.Bà nói với con dâu bằng lời một người từng trải,vừa lo lắng, vừa xót thương: “năm nay đói to đấy! Chúng mày lấy nhau u thương quá.” Đặt nhân vật trong không gian nhất định, Kim Lân đã diễn tả sâu sắc tâm lý bà cụ tứ. Bà cụ “ngửi mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết thoảng vào khét lẹt” mà “nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út, đến cuộc đời cực khổ dằng dặc của mình” rồi phấp phỏng lo lắng cho tương lai của con “ liệu chúng nó có hơn bố mẹ trước kia không?”

Trong tác phẩm “Chí Phèo”, hình ảnh cái lò gạch cũ ở đầu và ở cuối tác phẩm chính là không gian tâm lý “cái lò gạch cũ bỏ không, xa nhà cửa vắng người qua lại”.

Hình ảnh cái lò gạch cũ ở đầu tác phẩm: không gian thực trong tác phẩm từ lúc Chí Phèo ra tù là lúc nào cũng vang lên tiếng chửi rủa của Chí, diễn ra những cảnh gây gỗ, rạch mặt ăn vạ…cả làng ngập ngụa trong đen tối âm mưu, mòn mỏi trong đói nghèo và những định kiến xã hội. Chính không gian thực này đã làm nảy sinh ra không gian tâm lý của người kể truyện “một buổi sáng tinh sương đã thấy hắn trần truồng và xám ngắt trong một váy đụp để bên một lò gạch bỏ không”.

Hình ảnh cái lò gạch cũ ở cuối truyện: giữa không gian nhao nháo của làng Vũ Đại về cái chết của Chí Phèo và Bá Kiến, những lời đay nghiến của bà Cô. Thị bỗng nhớ về những lúc ăn nằm với Chí Phèo đột nhiên hình ảnh cái lò gạch cũ hiện lên trong tâm tưởng nhân vật: “nói dại, nếu mình chửa, bây giờ hắn chết rồi thì làm ăn thế nào? Đột nhiên thị thấy hiện ra cái lò rạch cũ bỏ không, xa nhà cửa và vắng người qua lại”. Suy nghĩ của Thị hiện ra một tương lai gần, có thể lại có một Chí Phèo con ra đời và bi kịch mang tên Chí Phèo lại tiếp diễn.

Hình ảnh cái lò gạch cũ chỉ xuất hiện chớp nhoáng hai lần nhưng có ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Đó là bản cáo trạng về một xã hội bất công vùi dập khát khao làm người lương thiện, những rào cản định kiến xã hội ngăn cản tình yêu của con người. Đó còn là dự báo về những Chí Phèo khác nếu xã hội vẫn bất công vô nhân đạo như vậy.

Không gian tâm lý thường gắn với thời gian hồi tưởng những trăn trở trong lòng nhân vật. Chí Phèo sau một đêm ăn nằm với Thị Nở, lần đầu tiên hắn tỉnh sau bao cơn say, hắn cảm giác buồn mơ hồ,mệt mỏi, những âm thanh mà thường ngày vẫn có nhưng hôm nay hắn mới nghe được: tiếng chim hót, tiếng những người đi chợ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá…rồi suy nghẫm về thời gian với sự xúc động nuối tiếc “Hình như một thời hắn đã ao ước có một gia đình nho nhỏ. Chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải, chúng bỏ lại một con lợn nuôi để làm vốn liếng. Khá giả thì mua dăm ba sào ruộng làm”. Đây là lần đầu tiên trong chuỗi ngày bi kịch, Chí tỉnh để nghĩ về quá khứ, để nhớ lại ước mơ của mình.

Không gian hiện thực tác động đến nhân vật làm xuất hiện không gian tâm lý bên trong nhân vật. Tuy nhiên cũng chính không gian tâm lý chi phối không gian bối cảnh. Như vậy hai không gian này có mối quan hệ hai chiều, gắn bó chặt chẽ với nhau. Chính vì vậy người ta còn gọi chung là không gian tâm cảnh. Khi buồn nhìn không gian đâu đâu cũng thấy buồn hiu hắt:

Cành cây sương đượm tiếng trùng mưa phun” (Chinh phụ ngâm – Đoàn Thị Điểm)

Hay

“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ” (Truyện Kiều – Nguyễn Du) “Có ngắn gì đâu một dải đê

Áo mỏng che đầu mưa nặng hạt”

(Mưa xuân –Nguyễn Bính)

Trái lại khi vui thì không gian dẫu khó khăn vẫn trở nên tươi sáng: “Mưa bụi nên em không ướt áo

Thôn Đoài cách có một đê thôi”

( Mưa xuân – Nguyễn Bính)

Hay nhân vật Tràng sau khi nhặt được vợ cảm thấy vui sướng hạnh phúc “ ánh sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt còn cay xè của hắn. Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái và bỗng vừa chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì thay đổi khác lạ. Nhà cửa sân vườn hôm nay được quét tước, thu dọn sạch sẽ, gọn gàng…”. Một nỗi lòng yêu thương, một nguồn vui sướng, phấn chấn đột ngột tràn ngập trong lòng “Hắn bỗng thấy gắn bó với nhà của hắn lạ lùng. Hắn sẽ cùng vợ sinh con đẻ cái ở đấy. Cái nhà như tổ ấm che mưa che nắng.”

Không gian tâm cảnh thường xuất hiện nhiều nhất trong khúc ngâm bởi đặc điểm chính của khúc ngâm là bày tỏ nỗi nhớ nhung, oai oán, hờn tủi, hi vọng…Trong chinh phụ ngâm ta không thể xác định chính xác không gian của khúc ngâm bởi nó hiện ra mơ hồ trong sự tưởng tượng của người chinh phụ. Khi thì không gian vũ trụ bao la, hoang vắng, ảm đạm của trận chiến:

“Chàng từ đi vào nơi gió cát Đêm trăng này nghĩ mát nơi nao”

“Non kì quạnh quẽ trăng treo Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò”

Khi thì không gian lạnh lẽo, ngột ngạt tù túng trong nỗi khắc khoải nhớ mong của người chinh phụ:

Dạo sân một bước trăm tình ngẩn ngơ”

Khi thì không gian ngoại cảnh mênh mông với những địa điểm mơ hồ, rời rạc như “lùng Tây”, “non Đông”, “Hàm Dương”, “Tiêu Tương”….những địa điểm vô định này gợi lên chỉ nhằm thể hiện những cảm xúc trong lòng người chinh phụ.

Tóm lại từ những diễn biến của tâm trạng nhân vật, không gian tâm lý hiện ra dưới những sắc màu khác nhau. Nó góp phần đào sâu thêm thế giới nội tâm nhân vật, mở rộng không gian tác phẩm vào chiều hướng nội và kéo thời gian hành động của nhân vật.

TỔNG KẾT

Không gian nghệ thuật luôn có sự biến đổi theo dòng chảy của văn học. Ở mỗi thời kì, giai đoạn văn học, không gian nghệ thuật mang những đặc trưng riêng làm nên dấu ấn thời đại trong lịch sử văn học. Không gian nghệ thuật trong văn học dân gian mang đậm màu sắc tôn giáo huyền bí với mô hình không gian ba tầng, ba cõi. Đến với văn học trung đại, không gian nghệ thuật mang tính bất biến rộng lớn của kiểu không gian vũ trụ, sau đó không gian được trở về gần hơn với cuộc sống con người. Sau đó, đến với văn học hiện đại, không gian nghệ thuật trở nên gần gũi với cuộc sống cá nhân của con người, khám phá sâu vào cuộc sống hiện thực của con người. Không gian nghệ thuật góp phần thể hiện quan điểm nghệ thuật của mỗi nhà văn. Đây cũng là một thủ pháp nghệ thuật tạo nên cái “tôi”, phong cách sáng tác của mỗi nhà văn. Tóm lại, không gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng của thi pháp học, là phương tiện chiếm lĩnh đời sống, là mô hình nghệ thuật về cuộc sống.

Tài liệu tham khảo:

1. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, Từ điển thuật ngữ văn học, NXB GD, 2007.

2. Lê Thị Nhiên, Bài giảng Thi pháp học, 2015.

3. Hoàng Phê, Từ điển Tiếng Việt, NXB Từ điển Bách khoa, Tái bản 2010. 4. Trần Đình Sử, Lí luận văn học, NXB ĐHSP, 2012.

5. Trần Đình Sử, Thi Pháp Thơ Tố Hữu, tái bản NXB GD, 1997.

6. Trần Đình Sử, Thi pháp văn học Trung đại Việt Nam, NXB ĐHQG Hà Nội, 2005.

Mục Lục NỘI DUNG

I. Khái niệm và tính chất của không gian nghệ thuật……… 1

1. Khái niệm không gian nghệ thuật………... 1

2. Tính chất không gian nghệ thuật……….1

II. Nghiên cứu Thi pháp không gian nghệ thuật……….5.

1. Quan niệm không gian của các tác giả qua từng thời kì văn học….…5 1.1. Quan niệm không gian của các tác giả văn học dân gian……..…….5

1.1.1. Không gian thực………..5

1.1.2. Không gian ảo………..7

1.2. Quan niệm không gian của các tác giả văn học trung đại…..………9

1.2.1. Văn học trung đại miêu tả khá dày đặc không gian tưởng tượng kì ảo……….9

1.2.2. Không gian thực tại trong văn học trung đại………..11

1.3. Quan niệm không gian của các tác giả văn học hiện đại…………...16

2. Cấu trúc và biểu hiện của không gian nghệ thuật……….23

2.1. Không gian bối cảnh………..23

2.1.1. Không gian bối cảnh thiên nhiên………...23

2.1.2. Không gian bối cảnh xã hội………26

2.2. Không gian sự kiện………32

2.3. Không gian tâm lý……… 36

TỔNG KẾT……….. 41

Một phần của tài liệu KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(42 trang)
w