II. Nghiên cứu Thi pháp không gian nghệ thuật 5.
2. Cấu trúc và biểu hiện của không gian nghệ thuật
2.1.2. Không gian bối cảnh xã hội
Tác phẩm văn học nào đều có một bối cảnh xã hội nhất định, nó được tạo nên từ ngòi bút của trí tưởng tượng, sự trải nghiệm và kiến thức của nhà văn. Ở không gian đó chứa đựng cuộc sống của từng nhân vật, số phận và cuộc đời của họ được tác giả tái hiện trước mắt người đọc một cách sống động nhất, cũng từ việc tạo ra một không gian xã hội cho tác phẩm của mình, nhà văn gửi gắm quan điểm, tư tưởng của bản thân. Bối cảnh xã hội nào cũng có những mối quan hệ đan xen tồn tại: quan hệ giữa cá nhân - gia đình - xã hội. Tồn tại cả mối quan hệ giữa con người với xã hội, con người với con người chúng hòa hợp thành một chỉnh thể tạo nên một không gian xã hội chân thật nhất.
Văn học không chỉ phản ánh đơn lẻ, rời rạc, mà nó luôn hướng tới tầm khái quát. Từ những không gian mang đậm tính cá nhân đã được mở rộng, khái quát thành không gian xã hội vô cùng rộng lớn. Khi nói đến không gian xã hội rộng lớn, nó gắn liền với đặc trưng thể loại tiểu thuyết, mà thời kì văn học hiện đại tiểu thuyết phát triển rất mạnh mẽ. Tiểu thuyết “Chiến tranh và hoà bình” của Leptonxtoi, với số lượng nhân vật đồ sộ (khoảng 558 nhân vật) cùng với nó là rất nhiều mối quan hệ khác nhau mà không gian được mở rộng, đa dạng. Có khi là không gian của những căn phòng nhỏ hay những toà nhà rộng lớn, có khi là không gian của một khu rừng và rộng lớn hơn là không gian của chiến trường, tất cả những không gian đó chính là không gian của nước Nga đương thời.
Trong văn học trung đại Việt Nam, tình cảnh nghèo khổ của bản thân Nguyễn Công Trứ cũng là tình cảnh của các nho sĩ lớp dưới đương thời :
Ba gian nhà cỏ
Đầu kèo mọt tạt vẽ sao
Trước cửa nhện giăng màn gió Phên trúc ngăn nửa bếp nửa buồng Ống nứa đựng đầu kê đầu đỗ
Đầu giường tre, muỗi duỗi quanh co Góc tường đất, trùm lên lố nhố"...
( Hàn nho phong vị phú )
Không gian xã hội trong văn học, tồn tại cả những trạng thái đối lập nhau như sự đối lập giữa khônggian xã hội này với một không gian xã hội khác trong cùng một không gian lớn hơn. Trong thơ Tố Hữu không gian đối lập được xuất hiện với tần số nhiều nhất ở tập thơ “Từ ấy”, trong chặng đường mười năm đầu của thơ ông. Nhà thơ dựng lên không gian đối lập hai thế giới như là trạng thái phổ biến của thời đại: Thế giới sung sướng và thế giới của đau buồn, ưu phiền. Thế giới của tình thương, nhân tình, của cảm thông, tương tri và thế giới mất nhân tính đầy cửa lòng lạnh ngắt, hồn say, cửa lòng không hé nữa đầy sương sa gió lạnh. Cảm xúc về sự đối lập hai thế giới hướng tác giả xây dựng hình tượng không gian đối lập. Từ những không gian xã hội nhỏ như cảnh đối lập của cuộc sống nô lệ xiềng xích trong nhà tù chật hẹp, cô đơn, với cuộc sống tự do ở bên ngoài:
“Đây âm u đôi ánh lạt ban chiều, Len nhè nhẹ qua rào ô cửa nhỏ. Đây lạnh lẽo bốn tường vôi khắc khổ Đây sàn lim manh ván ghép sầm u” Đối lập với:
“Ở ngoài kia sung sướng biết bao nhiêu! Nghe chim reo trong gió mạnh lên triều,
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh. Nghe lạc ngựa rùng chân bên giếng lạnh, Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về”
(Tâm tư trong tù)
Không gian đối lập được xây dựng lên nhằm biểu hiện tư tưởng tình cảm, cảm xúc của chủ thể nhân vật trữ tình. Ở đây nhằm thể hiện nỗi buồn của người chiến sĩ bị tù đày tách biệt với cuộc sống ở bên ngoài, vừa nói lên thái độ tích cực của anh gắn bó với đời, gắn bó bằng con đường thính giác,tai mở rộng để lắng nghe tiếng đời đang náo nức. Tình cảm của nhà thơ trẻ thiết tha yêu đời phải chịu cảnh thân tù cô đơn, lạnh lẽo. Khát khao tự do bên ngoài một cách mãnh liệt, cháy bỏng.
Không gian đối lập ngày càng rộng lớn thêm, đó không chỉ là nhà tù bé nhỏ đang giam cầm người chiến sĩ cách mạng mà còn là nhà tù xã hội rộng lớn hơn. Nhà thơ đã sáng tạo hình tượng mới mẻ về không gian tù ngụcphổ biến trong xã hội cũ:
“Tôi chỉ một con chim bé nhỏ,
Vứt trong lồng con giữa một chiếc lồng to.”
(Tâm tư trong tù)
Lồng con là nhà tù đang giam cầm người chiến sĩ, lồng to sẽ là một nhà tù lớn, một vực thẳm mà người sắp ra tù sẽ bước vào:
“Một đem nữa rồi thôi ra ngục tối,
Mà lòng anh sao vẫn nặng trăm chiều.
Ngoài song giăng trăng sáng biết bao nhiêu, Mà anh thấy trời đen như vực thẳm.”
(Đời thơ)
còn có sự đối lập ở cả chiều quá khứ với hiện tại, tương lai. Đó là sự đối lập giữa hình ảnh thế giới cũ và thế giới mới. Thế giới cũ là “cảnh cây tàn ý chết” , núi sông chia rẽ, tủi nhục, cô đơn.
“Cây dù gượng xanh lại ngày xuân cũ, Tháp dù mong hàn lại vết phong sương. Mộng ảo tất! gió lùa cây xiêu đổ.
Tháp chênh vênh tan sập dưới chân tường”
Thế giới mới là trời cao, biển rộng, chân trời, gió mới, vườn xuân:
“Này hãy nghe cả lâu đài xã hội, Chuyển rung trong biển máu ngập tràn trề. Này hãy nghe một thời đang hấp hối, Trong mồ đêm dĩ vãng sắp lui về. ……
Nâng đón lấy màu xanh hương bát ngát Của ngày mai muôn thưở với hồn hoa.
( Tháp đổ)
Thế nhưng để có một thế giới mới đầy ánh sáng và hạnh phúc ấy phải trải qua một cuộc đấu tranh đầy hi sinh, khó khăn mà tác giả hình dung qua biển rộng, biển máu, trường giông tố…Thế giới cũ với những tủi nhục và đau khổ:
“Trăng lên trăng đứng trăng tàn, Đời em ôm chiếc thuyền nan xuôi dòng.
Thuyền em rách nát, Mà em chưa chồng. Em đi với chiếc thuyền không, Khi mô vô bến rời dòng dâm ô.”
(Tiếng hát sông Hương)
Sẽ không còn để nhường chỗ cho một thế giới mới tươi sáng hơn:
“Rằng không cô gái trên sông, Ngày mai cô sẽ từ trong ra ngoài
Thơm như hương nhuỵ hoa nhài
Sạch như nước suối ban mai giữa rừng”
(Tiếng hát sông Hương) Bên cạnh đó, không gian đối lập còn được thể hiện ở tầng cao của bọn giàu sang, áp bức bóc lột, tiệc rượu máu người, dội tiếng cười…Tầng dưới địa ngục, hầm người, thây rơi, máu chảy…Không gian đối lập ấy không quá xa lạ mà phản ánh ngay trong xã hội đời thường mà nhà thơ đang sống, đang chứng kiến:
“Ồ lạ chửa đứa xinh tròn mũm mĩm, Cười trong chăn và nũng nịu nhìn me.
Đứa ngoài sân trong cát bẩn bò lê, Ghèn nhầy nhụa ruồi bu trên môi tím.”
(Hai đứa bé) Không gian đối lập xuất hiện không nhiều trong thơ Tố Hữu nhưng lại mang ý nghĩa rất to lớn. Trước hết là cách nhìn cuộc sống của tác giả, từnhững nhận thức về sự đối lập trong xã hội thông qua đó, thể hiện tình cảm của tác giả đối với những con người trong xã hội, những người thuộc tầng lớp thấp, những người có cuộc sống khó khăn. Để rồi nhà thơ thay mặt họ gửi gắm ước mơ về một tương lai sáng hơn. Đồng thời thể hiện niềm tin của tác giả về ngày mai tự do , hạnh phúc.
Không gian bối cảnh xã hội còn thể hiện hoàn cảnh và số phận con người trước những tác động của xã hội.
Trong “Truyện Kiều” - Nguyễn Du , qua nhân vật Thúy Kiều phần nào đã khắc họa lên bối cảnh xã hội phong kiến lúc bấy giờ, để thông qua đó phản ánh,
tố cáo xã hội đương thời tồn tại những bọn quan lại là những tên thối nát, vì tiền mà “đổi trắng thay đen”.
“Trong tay đã sẵn đồng tiền, Dẫu lòng đổi trắng, thay đen khó gì!”
Hay những tên như Mã Giám Sinh, Sở Khanh,.. tiếp tay vào việc phá hủy cuộc đời Kiều. Xã hội trong thơ Nguyễn Du làmột bức tranh sống động và chân thật, sức mạnh của đồng tiền – nó lôi cuốn và làm đảo lộn mọi sự vật , sự việc kể cả con người cũng bị cuốn vào vòng xoáy lợi danh mà gạt bỏ hết những luân lý đạo đức - xã hội bao đời, biến họ thành nô lệ của đồng tiền. Nguyễn Du đã diễn tả tác dụng phá huỷ ấy một cách sâu sắc, với những lời lẽ cay nghiệt:
“Có ba trăm lạng trao tay,
Không dưng đâu dễ chuyện này trò kia.”
Qua số phận truân chuyên của nhân vật Thúy Kiều, chúng ta thấy được sự bất công của xã hội và nỗi đau đớn của con người thấp cổ bé họng.
“Hung hăng chẳng hỏi chẳng tra, Đang tay vùi liễu, giập hoa tơi bời.”
Để rồi bất lực cất lên tiếng kêu thương uất ức , đầy bi phẫn :
“Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Không gian bối cảnh xã hội trong tác phẩm còn tái hiện lại cuộc sống của mọi tầng lớp trong xã hội mà tác giả muốn phản ánh. Như trong “Chí Phèo” của Nam Cao, viết về đề tài người nông dân nghèo, tác giả tái hiện lên bối cảnh xã hội Việt Nam thuộc địa, nửa phong kiến, nó được thu gọn trong không gian làng Vũ Đại – nơi đang trong thế “quần ngư tranh thực”. Vì đồng tiền, người ta có thể chà đạp, hãm hại, đẩy người khác vào đường cùng của đáy xã hội – tha hóa về nhân hình lẫn nhân tính như Chí Phèo.