Các đặc điểm chủ yếu của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có quan hệ mật thiết với nhau được tiếp cận đi từ lực lượng sản xuất đến cơ sở kinh tế, chế độ phân phối, cơ chế vận hành, văn hoá và mở cửa
Lấy sự phát triển của lực lượng sản xuất theo hướng hiện đại làm cơ sở vật chất - kỹ thuật nhằm mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh
Lấy nền kinh tế đa dạng về hình thức sở hữu tư liệu sản xuất và thành phần kinh tế làm cơ sở kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước làm chủ đạo
Dựa trên chế độ phân phối đa dạng bao gồm các nguyên tắc phân phối theo kiểu chủ nghĩa xã hội với phân phối theo kiểu kinh tế thị trường. Trong đó lấy phân phối theo lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh và phân phối thông qua phúc lợi tập thể và xã hội làm chủ đạo
Lấy cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước làm cơ chế vận hành, nhưng không phải nhà nước tư sản mà nhà nước xã hội chủ nghĩa - nhà nước của dân, do dân và vì dân
Kết hợp hài hoà văn hoá dân tộc truyền thống với văn hoá hiện đại có chọn lọc. Trong đó lấy văn hoá dân tộc truyền thống làm gốc
Không dựa trên cơ cấu kinh tế khép kín, mà dựa trên cơ cấu kinh tế mở cửa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực, nhưng vẫn phải đảm bảo độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ
Đặc điểm của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là: Mọi thành phần kinh tế đều bình đẳng trước pháp luật, nền kinh tế ấy lấy các thành phần kinh tế dựa trên sở hữu xã hội và sở hữu tập thể làm nền tảng, lấy kinh tế Nhà nước làm chủ đạo, lấy việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh làm mục tiêu. Muốn vậy nền kinh tế thị trường ấy phải bảo đảm:
Có tăng trưởng kinh tế cao, bền vững và ổn định
Giải quyết vấn đề công bằng xã hội phù hợp từng bước với sự tăng trưởng kinh tế
Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng Sản, dưới sự quản lý của một Nhà nước thực sự của dân
lấy việc giải phóng sức sản xuất làm căn cứ chủ yếu để hoạch định cơ cấu thành phần kinh tế, hình thức sở hữu
làm cho kinh tế Nhà nước phát triển trước hết là về chất để nắm vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước cùng với kinh tế hợp tác dần dần trở thành nền tảng
xác lập, củng cố và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động trong nền kinh tế thị trường, thực hiện công bằng xã hội ngày càng tốt hơn. trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, điều chủ yếu là tạo điều kiện công bằng trong phát triển con người, vừa không bình quân, vừa phải chú trọng những tầng lớp dễ tổn thương, những vùng khó khăn
Hơn nữa nền kinh tế đó còn phải góp phần phát huy mọi tiềm năng, mọi sức lực trong xã hội, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân làm giàu cho mình và cho toàn xã hội, chấp hành nghiêm mọi pháp luật, kinh doanh có văn hoá, cạnh tranh và hợp tác một cách văn minh…
Kinh tế có sự hội nhập quốc tế, có sự giao lưu trao đổi mậu dịch, thương mại với các nước. Tiếp thu những thành tựu, kinh nghiệm phát triển kinh tế của các nước nhưng đồng thời vẫn giữ vững định hướng và các bản sắc của đất nước