Đó là thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Để đạt được mục tiêu này trước hết phải phát triển mạnh lực lượng sản xuất động viên mọi nguồn lực xã hội, phát huy cao độ tính năng động, sáng tạo của toàn dân, khai thác mọi tiềm năng trong nước đi đôi với sử dụng có chọn lọc thành quả và kinh nghiệm quốc tế thúc đẩy công nghiệp hoá - hiện đại hoá nhằm sớm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ chế xã hội ở Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường nước ta các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thị trường được sử dụng như một công cụ phương tiện để
đạt tới nền kinh tế tăng trưởng cao, bền vững, ổn định nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh", góp phần phát huy mọi tiềm năng, sức lực trong xã hội, tạo điều kiện cho mỗi cá nhân làm giàu cho mình và cho toàn xã hội
Đồng thời với việc khai thác triệt để những mặt tích cực, những lợi thế của kinh tế thị trường chúng ta khắc phục, ngăn ngừa, hạn chế những mặt tiêu cực phát sinh từ mặt trái của nền kinh tế thị trường; vừa kích thích sức sản xuất giải phóng sức sản xuất, vừa bảo vệ lợi ích của nhân dân và nâng cao địa vị làm chủ của người lao động, vận dụng các quy luật của thị trường để kiên trì thực hiện công bằng xã hội và cải thiện đời sống nhân dân phù hợp với từng bước tăng trưởng kinh tế, tạo điều kiện công bằng trong phát triển con người
Phát triển công bằng là sự phát triển cho mọi tầng lớp nhân dân có điều kiện để tham gia và được hưởng những thành quả tương xứng với sức lực, khả năng và trí tuệ của họ bỏ ra, bảo đảm cơ bản cơ hội của người dân tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội