Thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là thể chế của các chủ thể kinh tế tự do, tự chủ kinh doanh theo pháp luật. Kinh tế thị trường nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Các thành phần kinh tế vừa cạnh tranh, vừa liên kết, hợp tác với nhau nhằm phát triển đạt trình độ xã hội hoá cao. Trong đó khu vực kinh tế Nhà nước có vai trò chủ đạo trong một số lĩnh vực và một số khâu quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa của đất nước.
Các thành phần kinh tế có sự cạnh tranh bình đẳng, mỗi thành phần như vậy có xu hướng phát triển khác nhau, lợi ích khác nhau thậm chí đối lập nhau. Vì thế Nhà nước phải có biện pháp hạn chế xu hướng phát triển tự phát, và định hướng cho nó phát triển theo xã hội chủ nghĩa
Các thành phần kinh tế trong nền kinh tế thị trường nước ta tồn tại ba loại hình sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân. Từ ba hình thức sở hữu đó hình thành nên nhiều thành phần kinh tế, nhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Do đó không chỉ ra sức phát triển các thành phần kinh tế thuộc chế độ công hữu, mà còn phải khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế thuộc sở hữu tư nhân để hình thành nền kinh tế thị trường rộng lớn bao gồm các đơn vị kinh tế thuộc chế độ công hữu, các đơn vị kinh tế tư doanh, các hình thức hợp tác liên doanh giữa trong và ngoài nước, các hình thức đan xen và
thâm nhập vào nhau giữa các thành phần kinh tế đều có thể tham gia thị trường với tư cách chủ thể thị trường bình đẳng