2.4.1. Nội dung 1: Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học của các dòng, giống
mận tại Bắc Hà.
2.4.1.1. Đánh giá đặc điểm nông sinh học và tình hình sâu bệnh hại của các dòng,
giống mận ghép trên gốc đào 2 năm tuổi.
Phương pháp bố trí thí nghiệm: Vườn thí nghiệm các giống được trồng với khoảng cách 4x 5m, các biện pháp kỹ thuật như bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh được tiến hành đồng đều. Thí nghiệm gồm 7 công thức (mỗi dòng, giống là một công thức) với 5 lần nhắc lại (5 cây/dòng, giống) và được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn.
Phương pháp nghiên cứu: theo phương pháp nghiên cứu sinh học của Đại học tổng hợp Kyushu Nhật Bản, cụ thể như sau:
Trên vườn thí nghiệm chọn ngẫu nhiên mỗi dòng, giống 5 cây, trên mỗi cây chọn 5 - 6 cành ngang tán, đều về 4 phía, chọn cành có đường kính từ 1,5 - 3,0 cm, đảm bảo số cành theo dõi n ≥ 30 tiến hành đánh dấu cành ở phần sát với thân chính, theo dõi tình hình ra lộc, sinh trưởng của lộc trên cành thí nghiệm từ phần đánh dấu trở lên. Khi lộc ra tiến hành đánh dấu lộc, trong đó ghi rõ ngày tháng ra lộc, các đợt lộc ra trên cành thí nghiệm được theo dõi liên tục trong suốt thời gian thí nghiệm.
Các chỉ tiêu theo dõi: - Đặc điểm hình thái:
+ Đặc điểm hình thái lá: Mỗi dòng, giống tiến hành đo 30 lá thành thục đại diện cho các dòng, giống ở các lần nhắc lại, tính trị số trung bình.
Kích thước lá: đo chiều dài (cm), chiều rộng lá (cm), độ dày lá (mm). Màu sắc lá, hình dạng lá: đánh giá bằng cảm quan
+ Đặc điểm hoa: đếm số hoa trên cành, số cánh hoa/hoa, số chỉ nhị/hoa; màu sắc hoa.
+ Đặc điểm quả mận: đo đếm và quan sát trực tiếp 10 quả/dòng (giống), tính trị số trung bình:
Chiều cao quả (cm): đo bằng thước kẹp Panme Đường kính quả (cm): đo bằng thước kẹp Panme Màu sắc quả: đánh giá bằng cảm quan.
- Các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển:
+ Đường kính gốc (cm): đánh dấu cách mặt đất 10cm (đo bằng thước kẹp panme, đánh dấu vị trí để đo các lần sau), đo toàn bộ cây thí nghiệm, đo theo hướng Đông - Tây, Nam- Bắc sau đó lấy trung bình.
+ Chiều cao cây (cm): đo từ vị trí đo đường kính gốc đến đỉnh cao nhất của tán cây (kết quả cộng 10cm gốc), tiến hành đo khi đo đường kính gốc.
+ Đường kính tán (cm): đo theo hướng Đông-Tây và Nam-Bắc, tính trung bình. Định kỳ 30 ngày theo dõi một lần với các chỉ tiêu: chiều cao cây, đường kính gốc, đường kính tán.
+ Độ phân cành: tính số lượng cành cấp 1, cấp 2, số cành cấp 2/cành cấp 1, độ cao phân cành cấp 1, độ cao phân cành cấp 2.
+ Sinh trưởng của các đợt lộc trong năm: Trên 5 cây theo dõi mỗi cây chọn 4 cành đại diện cho tán cây đều về 4 hướng, tiến hành đánh dấu cành ở phần sát với thân chính, theo dõi các chỉ tiêu về lộc từ phần đánh dấu đến ngọn cành. Các chỉ tiêu theo dõi:
+ Tổng số lộc trong các vụ xuân, hè, thu: đếm trực tiếp
+ Thời gian ra lộc: ngày bắt đầu ra lộc (được tính từ khi cây có 10% số lộc mọc), ngày kết thúc ra lộc (cây có 80% số lộc mọc).
+ Thời gian lộc thuần thục: tính từ khi lộc nhú đến khi lộc ngừng sinh trưởng về chiều dài, lá từ màu xanh nõn chuối chuyển sang màu xanh đậm.
+ Số lá/cành thuần thục/các đợt lộc xuân, hè, thu: đếm tổng số lá trên cành thuần thục trên các đợt lộc.
+ Chiều dài cành thuần thục (cm) trên các đợt lộc xuân, hè thu: đo từ điểm đánh dấu lộc đến khi lộc ngừng sinh trưởng về chiều dài.
+ Đường kính cành thuần thục (cm) trên các đợt lộc xuân, hè, thu: đo bằng thước kẹp panme.
+ Động thái tăng trưởng chiều dài lộc (cm) của các đợt lộc xuân và hè: theo dõi định kỳ 7 ngày/lần
+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm), đường kính gốc (cm), đường kính tán (cm) của các dòng, giống mận tham gia thí nghiệm: theo dõi định kỳ 30 ngày/lần.
+ Chỉ tiêu theo dõi sự ra hoa:
Thời gian xuất hiện hoa (ngày): được tính từ khi cây có 10% hoa Thời gian hoa rộ (ngày): tính từ khi cây có 50% hoa nở
Kết thúc nở hoa (ngày): tính từ lúc cây có 80% hoa nở
+ Xác định tỷ lệ đậu quả (%): được tính bằng tổng số quả thực tế được thu hoạch và số hoa được hình thành tại các cành theo dõi.
+ Đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng của quả:
Tỷ lệ ăn được (%): cân khối lượng quả, sau đó gọt vỏ, bỏ hạt và tiến hành cân phần thịt quả. Tỷ lệ này được xác định theo công thức:
Khối lượng ăn được Tỉ lệ ăn được(%) =
Khối lượng quả x100
Hàm lượng đường của quả (%): phân tích theo phương pháp Bectrang Chất khô hòa tan (độ Brix) (%): đo bằng Brix kế
Hàm lượng tanin (%): xác định theo phương pháp Leventhal
Axit tổng số (%): chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 N với chất chỉ thị là phenolftalein (phương pháp của Ermucov,1972).
Vitamin C (mm/100g): định lượng bằng axit Ascorbic theo phương pháp của Muri.
- Điều tra sâu bệnh hại của các dòng, giống mận thí nghiệm: theo phương pháp của Viện Bảo vệ thực vật (1997) [30].
Thời gian điều tra: điều tra không định kỳ
Cách điều tra: quan sát, phát hiện và thu thập mẫu vật sâu hại: Quan sát chung toàn bộ cây để phát hiện những dấu vết hoặc triệu chứng bị hại như: héo ngọn, héo cành, lá có vết hại hoặc biến dạng, thân có lỗ đục, quả biến màu hoặc biến dạng...
Tỷ lệ hại và mức độ hại của các loại sâu bệnh hại được đánh giá như sau: + Sâu hại: + : tỷ lệ hại <25%
++ : tỷ lệ hại 25 - 50% +++ : tỷ lệ hại 50-75% ++++ : tỷ lệ hại >75%.
Phương pháp theo dõi: Quan sát bằng mắt.
Sâu đục thân, đục cành: Điều tra 20 cành của 5 cây. Sâu hại lá: điều tra 100 lá lấy đồng đều trên cả vườn. + Bệnh hại: + :<10% cây bị bệnh
++ : 11-25% cây bị bệnh +++ : 26 – 50% cây bị bệnh ++++ : >50% cây bị bệnh
Tổng số cây bị sâu, bệnh Tỉ lệ sâu, bệnh (%) =
Tổng số cây điều tra x100
Phương pháp theo dõi bệnh: Theo dõi bằng mắt. Mỗi tháng theo dõi một lần. Bệnh hại lá: Lấy ngẫu nhiên 50 lá để điều tra.
Bệnh trên cành, trên thân: Điều tra 20 cây.
Bệnh trên quả: Điều tra 20 quả lấy đồng đều trên các cây trong vườn
2.4.1.2. Đánh giá đặc điểm nông sinh học và tình hình sâu bệnh hại của các dòng, giống mận ghép trên gốc đào 7 năm tuổi.
Phương pháp bố trí thí nghiệm: Vườn thí nghiệm các giống được trồng với khoảng cách 4x 5m, các biện pháp kỹ thuật như bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh được tiến hành đồng đều. Thí nghiệm gồm 6 công thức (mỗi dòng, giống là một công thức) với 5 lần nhắc lại (5 cây/dòng, giống) và được bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn toàn.
Phương pháp và các chỉ tiêu nghiên cứu: tương tự như phương pháp của phần 2.4.1.1.
2.4.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian bảo quản lạnh đến tỷ
lệ nảy mầm hạt mận và sinh trưởng của cây con sau xử lý.
Vật liệu: dòng số 8; Đối chứng là dòng mận số 8 được ủ trong cát ở điều kiện của Bắc Hà.
- Hạt sau khi thu hoạch được giữ ở nhiệt độ 50C, sau đó được thử độ nảy mầm sau bảo quản 1, 2, 3, 5, 8, 10, 12 tháng.
- Kiểm tra tỷ lệ nảy mầm (%): Sau thời gian bảo quản, mỗi lần lấy 50 hạt bóc vỏ cứng, gieo trên đĩa nhựa có giấy thấm giữ ẩm và theo dõi tỷ lệ nảy mầm của hạt.
- Theo dõi sinh trưởng của cây con sau xử lý. Phương pháp và chỉ tiêu theo dõi:
Số hạt nảy mầm Tỷ lệ nảy mầm (%) =
Tổng số hạt xử lý x100
- Đường kính gốc (cm): đánh dấu cách mặt đất 10cm (đo bằng thước kẹp panme, đánh dấu vị trí để đo các lần sau), đo toàn bộ cây thí nghiệm, đo theo hướng Đông - Tây, Nam- Bắc sau đó lấy trung bình.
- Chiều cao cây (cm): đo từ vị trí đo đường kính gốc đến đỉnh cao nhất của tán cây (kết quả cộng 10cm gốc), đo tất cả số cây thí nghiệm, tiến hành đo khi đo đường kính gốc.
- Số lá: đếm tổng số lá trên cây, lá được tính khi hai phiến lá đã mở.
Định kỳ 30 ngày theo dõi một lần, số liệu cuối cùng là trị số trung bình của các lần theo dõi trên cây.