1.4.2.1. Nghiên cứu về giống
Theo GS.TS Trần Thế Tục và GS Vũ Công Hậu [8], [27]: Mận có thể được chọn tạo bằng nhiều phương pháp như: Gieo hạt, ghép, triết cành và giâm cành. Trong đó, phương pháp ghép có nhiều ưu điểm hơn như hệ số nhân giông cao, giữ được các đặc tính của cây mẹ, nâng cao tính thích nghi của cây với điều kiện khí hậu của địa phương… Vì vậy, các vùng trồng mận lớn trên thế giới như: Trung Quốc, Mỹ và ở nước ta đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng phương pháp ghép vào sản xuất và xem đây là phương pháp chủ đạo trong nhân giống mận hiện nay [8]. Có nhiều phương pháp ghép mận như: ghép cửa sổ, ghép áp, ghép nêm, ghép chẻ bên, ghép nối tiếp, ghép luồn dưới vỏ, song phương pháp ghép thông dụng hiện nay là ghép áp và ghép nối tiếp [7].
Đặc điểm một số giống mận đang được trồng ở Việt Nam:
Những giống mận ở nước ta có nhiều giống chất lượng cao được ưa chuộng, có thể sản xuất thành hàng hóa cho cả nội tiêu và xuất khẩu. Tuy nhiên, những vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ cũng trồng một số giống mận song phần nhiều là các giống mận kém phẩm chất, ít được ưa chuộng. Theo GS.TS.Trần Thế Tục và GS. Vũ Công Hậu, ở Việt Nam có 5 nhóm giống mận chủ yếu [8], [28] :
- Mận Tam hoa: Là giống có nguồn gốc từ Quảng Đông - Trung Quốc, được nhập nội lần đầu tiên tại trại An Lão (Hải Phòng) và nông trường Hoành Bồ (Quảng Ninh) vào những năm 70. Đặc điểm mận Tam hoa là cành to, vỏ quả màu xanh vàng hoặc xanh tím, ruột màu hồng hoặc đỏ tươi. Trọng lượng trung bình từ 20 - 60g/quả. Mận Tam hoa sau đó được trồng nhiều ở các tỉnh vùng núi phía bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lạng Sơn, Cao Bằng, Sơn La. Lào Cai và Sơn La là hai tỉnh có diện tích trồng mận khá lớn chủ yếu là mận Tam hoa. Cây từ 5 - 7 tuổi có thể cho năng suất
50 - 70kg quả, khi quả chín hàm lượng đường tổng số có thể lên đến 12%, độ axit khoảng 0,6%. Mận Tam hoa chín vào cuối tháng 5 đầu tháng 6, sử dụng làm quả tươi là chính hoặc đóng hộp.
- Mận hậu: Quả to, màu xanh thịt dày, hạt nhỏ và dóc hạt, vị ngọt, ăn giòn, không đắng, có thể sử dụng khi còn xanh già, khối lượng quả trung bình 20- 30g/quả. Khi chín quả có màu xanh vàng, thịt quả rất giòn, độ Brix là 8-10% nhưng độ chua thấp nên quả có vị ngọt. Khi chín quả nhũn nên vận chuyển đi xa khó khăn. Thời gian chín vào trung tuần tháng 7. Giống này chỉ thích hợp với điều kiện vùng cao, vùng thấp trồng được nhưng cây phát triển chậm và khó ra hoa kết quả. Trồng nhiều ở vùng Bắc Hà, Mường Khương tỉnh Lào Cai.
- Mận đỏ (mận máu): Trồng nhiều ở Cao Bằng, Sapa, Mường Khương (Lào Cai). Đặc điểm của giống mận đỏ là quả màu tím (vỏ tím, ruột tím), lá và hoa đều màu tím, quả to, trọng lượng trung bình 15 - 25g, vị ngọt, mã quả rất đẹp, lá hình bầu dục, đỉnh lá nhọn. Mận đỏ năng suất không cao, hơn nữa yêu cầu về ngoại cảnh (nhiệt độ, đất đai) khắt khe hơn những loại khác. Bởi vậy mận được trồng rất phổ biến trong sản xuất như là nguồn gen quý trong công tác lai tạo sau này.
- Mận chua (mận dại): Mận chua là giống khá phổ biến, trồng lâu đời ở vùng trung du, đồng bằng, quả chín có màu vàng xanh hoặc phớt hồng, giống mận này người dân chủ yếu trồng bằng hạt nên xuất hiện nhiều dòng khác nhau. Quả chất lượng kém, chua hoặc kèm theo vị chát. Tuy vậy, mận chua thường rất sai quả và khả năng chống chịu tốt. Sản phẩm quả được dùng làm mơ muối, ô mai… Tuy giá trị sử dụng của nhóm mận này rất thấp nhưng là nguồn gen quý để lai tạo giống có khả năng chống chịu, năng suất cao và thích ứng rộng.
- Mận thép: Trồng phổ biến ở vùng ven biển sông Hồng: Yên Bái, Phú Thọ và rải rác ở nhiều nơi ở vùng núi phía Bắc. Mận thép ra hoa tháng 12 và chín vào tháng 4, tháng 5 hàng năm. Cây có sức chống chịu khá tốt, quả khi chín màu vàng, quả nhỏ, giòn, ít chua, khi chín quả vẫn rất cứng. Trọng lượng trung bình từ 10- 29g/quả. Mận thép có khả năng thích ứng rộng, có thể ra hoa kết quả ở những vùng thấp. Mận thép cũng là nguồn gen quý để lai tạo giống chống chịu, thích ứng rộng.
Ngoài các giống trên, hiện nay ở Việt Nam còn có nhiều giống tốt ở các vùng Sa Pa, Bắc Hà, Mường Khương tỉnh Lào Cai, Đồng Văn tỉnh Hà Giang như:
- Mận Tả Van: Mận Tả Van là loại mận quả bé, khi chín có màu đỏ rực, phớt phấn trắng, bên trong ruột đỏ, có vị thơm, ăn giòn, ngọt pha lẫn vị chua tự nhiên.
- Mận Tả Hoàng Ly: Quả chín có vỏ vàng, ruột vàng, ra hoa tháng 1 đến đầu tháng 2, quả chín từ cuối tháng 6 sang tháng 7.
- Mận Tráng Ly: Ra hoa vào tháng 2, quả chín tháng 7, quả thường chín không đều. Quả nhỏ từ 50 - 60 quả/kg, năng suất từ 28 - 30 tấn/ha, thường trồng ở độ cao từ 900 - 1.000m.
1.4.2.2. Nghiên cứu vềđặc điểm sinh vật học và sinh thái của cây mận
Đặc điểm sinh vật học.
- Giai đoạn sinh trưởng
Mận là cây ăn quả thân gỗ nhỏ, lá rụng vào mùa đông. Thời kỳ cây còn non sinh trưởng nhanh, trong 1 năm cành có thể sinh trưởng đạt tới 2-3 lần . Tuổi thọ của cây tuỳ thuộc vào chủng loại giống, kỹ thuật trồng trọt.... Mận trồng bằng hạt có tuổi thọ cao hơn cây ghép và triết, giống mận Trung Quốc có tuổi thọ cao hơn giống mận châu Âu. Sự nảy mầm tương đối mạnh, cây ra 2-3 đợt lộc mỗi năm vào vụ Xuân, Hè, Thu. Chồi lá phát sinh ở ngọn cành và từ nách lá mọc cả chồi lá và chồi hoa. Sau khi thu hái quả thì chồi ngọn của cành quả năm trước vươn dài thành cành quả mới và kéo dài liên tục trong 4-5 năm liền [1], [3], [5].
- Giai đoạn phát triển
Cây mận ra hoa từ tháng 12 đến tháng 2 tuỳ giống, đến tháng 5,6,7 quả chín, quả chín kéo dài trong gần 1 tháng. Cây trồng bằng hạt sau 6 năm mới cho quả, cây ghép và chiết sau 2 - 4 năm thì có quả và sau 6-8 năm thì bước vào thời kỳ sai quả. Với một số giống mận như mận Tam Hoa không thể nhân giống bằng hạt [1], [5].
Cành quả phân ra làm 3 loại là cành quả dài, trung bình và ngắn. Giống mận Trung Quốc có vị trí kết quả chủ yếu là ở cành quả ngắn, loại cành quả dài và trung
bình tuy phát dục tốt, các đốt mầm hoa nhiều nhưng do ở đầu cành thường nảy ra các cành mới dinh dưỡng tiêu hao nhiều nên dễ bị rụng hoa, rụng quả. Hiện tượng cây mận tự thụ phấn không thành quả tương đối phổ biến do đó nhất định phải thụ phấn phối hợp. Vào thời kỳ cuối của hoa và quả non hiện tượng rụng hoa, rụng quả tương đối nghiêm trọng do đó mỗi cành quả ngắn có nhiều hoa có thể nở từ 10- 20 hoa nhưng số lượng quả đậu chỉ từ 1 - 4 quả [8], [23], [33].
Sự sinh trưởng phát dục của quả có thể chia làm 3 thời kỳ:
- Thời kỳ thứ nhất: Từ sau khi thụ phấn đến khi bắt đầu hạt cứng: Thời kỳ này sự sinh trưởng của quả tương đối nhanh, cây rất cần nước và phân để cung cấp đủ dinh dưỡng cho việc phát triển quả. Nếu có sương muối và mưa đá trong thời kỳ này quả sẽ rất dễ rụng.
- Thời kỳ thứ 2: Từ khi hạt được cứng lên chuyển từ màu trắng sữa sang màu nâu. Quả sinh trưởng chậm, chủ yếu là sự sinh trưởng phát dục của hạt.
- Thời kỳ thứ 3: Quả to lên và sinh trửng rất nhanh cho tới khi quả chín. Đây là giai đoạn cây mận rất cần phân và nước để quả phát triển và chuẩn bị cho phân hoá mầm hoa năm sau [5].
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng việc đậu hoa ở cây ăn quả tuỳ thuộc vào 2 yếu tố: Tinh bột (Hydrrat carbon) và chất kích thích sinh trưởng. Sự ra hoa là sự cân bằng giữa chất ức chế sinh trưởng tăng và kích thích sinh trưởng giảm. Hoa mận trổ vào cuối mùa Đông đầu mùa Xuân, khi hoa nở nếu thời tiết ấm, nắng khô, ít mây mù, không mưa phùn thì việc thụ phấn thụ tinh thuận lợi, tỉ lệ đậu quả sẽ cao [5], [23].
Yêu cầu sinh thái
Theo GS.TS Trần Thế tục cho rằng thời tiết thuận lợi cho việc ra hoa và thụ phấn, thụ tinh là trong thời kỳ ra hoa có nhiều ngày nắng ráo, sau đó lại có mưa rào rồi trời lại quang [28]
Nhiều nghiên cứu thấy rằng: Thời tiết khí hậu tháng 12, tháng 1 có tương quan chặt chẽ đến năng suất mận. Vì mận là cây ôn đới nên rất cần có mùa đông
lạnh để phân hóa mầm hoa, do vậy, trong tháng 1 nhiệt độ thấp (khoảng 70C), độ ẩm không khí thấp (<73%) thì năm đó mận được mùa.
Mỗi giống khác nhau đều thích hợp với một vùng sinh thái khác nhau và đòi hỏi điều kiện sinh thái chặt chẽ hơn. Đối với giống mận chua yêu cầu điều kiện sinh thái không chặt chẽ bằng các giống mận ngọt. Do đó, khả năng thích ứng rộng hơn nên vùng phân bố rộng hơn. Các giống mận ngọt như: Mận Tam Hoa, mận Hậu, mận Tả Van, mận Tả Hoàng Ly… đòi hỏi sinh thái chặt chẽ hơn do vậy vùng phân bố hẹp hơn.
Các yếu tố khí hậu như: nhiệt độ, lượng mưa, ẩm độ, ánh sáng... Những yếu tố này tác động đồng thời và chịu ảnh hưởng lẫn nhau và mức độ ảnh hưởng có liên quan chặt chẽ đến bản chất các giống.
- Nhiệt độ
Cây mận có yêu cầu đặc biệt với nhiệt độ. Trong năm phải có một thời kỳ nhiệt độ hạ thấp để tạo điều kiện xúc tiến quá trình phân hoá mầm hoa. Theo các tác giả thì nhu cầu lạnh của mận là khoảng 700 ÷ 1000 giờ ở nhiệt độ 70C. Nghĩa là khoảng 1 ÷ 1,5 tháng lạnh dưới 70C để thoát qua giai đoạn ngủ, giúp quá trình phân hoá hoa diễn ra hoàn toàn. Miền Bắc Việt Nam chỉ các vùng núi cao mới có thể trồng mận cho hoa quả bình thường. Mận có thể chịu lạnh ở 00C trong thời gian dài, khi nghỉ đông nhiệt độ dưới 00
C không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng ở giai đoạn sau. Khi mận ra hoa nếu nhiệt độ xuống đến 00c hoặc có tuyết sẽ ảnh hưởng lớn, làm hoa rụng, lá non bị tổn thương nhiều. Mận chỉ có thể chịu được nóng trong thời gian ngắn (trừ một số giống mận chua), ở nhiệt độ 350C mận bắt đầu có biểu hiện bị hại, cây ngừng sinh trưởng. Đặc biệt khi nhiệt độ ấm lên, các loại sâu hại (bọ nẹt, rệp...) vi khuẩn, nấm (chảy gôm), rám lá phát triển mạnh [8], [40].
- Ánh sáng
Ánh sáng lại có ảnh hưởng khá lớn đến khả năng đậu quả của mận. Nhiều kết quả nghiên cứu khẳng định, ánh sáng ảnh hưởng đến sự điều chỉnh C/N của cây.
Nơi quang đãng nhiều ánh sáng hoặc bị che cớm ở mức độ vừa phải, tỷ lệ C/N cao giúp hoa to, tỷ lệ đậu quả cao. Nơi thiếu ánh sáng hoặc bị che râm quá nhiều làm tỷ lệ C/N giảm gây mất cân đối trong sinh trưởng cây làm hoa rụng nhiều. Nhìn chung ở các vùng trồng mận nhu cầu về ánh sáng của mận được đánh giá là thoả mãn [39], [41].
- Nước
Mận là cây chịu khô hạn giỏi nhưng mận cần nước để đâm chồi nảy lộc, nếu mưa nhiều ở thời kỳ nở hoa thì ảnh hưởng lớn tới sự ra hoa đậu quả. Nhiệt độ thấp và môi trường ẩm là điều kiện quan trọng cho thời kỳ quả mận phát triển. Thiếu nước vào tháng 3, 4 thì quả rụng nhiều, quả bị nứt, quả nhỏ và hương vị kém. Nếu mưa nhiều và ẩm độ không khí quá cao trong thời kỳ quả chín thì quả sẽ bị nứt do vậy phải đảm bảo nhu cầu về chế độ nước cho cây mận [5].
Theo giáo sư Vũ Công Hậu thì cây mận tương đối thích nghi với khí hậu ẩm, độ ẩm không khí cao [10]. Ở các vùng khô hạn lượng mưa dưới 300mm/năm nhưng có tưới vẫn đạt năng suất cao, chất lượng tốt. Tuy nhiên ở vùng núi cao hay có sương mù, độ ẩm cao lá mận hay bị bệnh nấm gây hại.
- Đất đai
Theo Yu Rong Lin và Giáo sư Vũ Công Hậu: vì bộ rễ ăn nông nên cây mận ít đòi hỏi về đất. Cây mận mọc khá tốt trên đất chỉ có độ sâu 40 cm, mận có thể trồng được ở đất nông nhưng phải thoáng và dễ thoát nước [8], [12], [42]. Vì sản lượng mận khá cao, đất nông thì khả năng cung cấp nước và dinh dưỡng ít do đó nên chọn đất thịt chứa nhiều dinh dưỡng, nếu đất nhẹ tỉ lệ mùn thấp thì tăng cường bón nhiều phân đặc biệt là phân chuồng [42].
Loại đất thích hợp nhất cho cây mận là đất thịt, có tầng dầy, chua nhẹ (pH từ 5,5 - 6,5). Có thể trồng mận trên đất đồi dốc thuộc phù sa cổ, sa thạch hoặch sa phiến thạch có tầng canh tác dày, thoát nước tốt. Vùng đất trũng cũng trồng được mận nhưng phải lên luống đất cao, rãnh thoát nước tốt. Trên đất kiềm (pH = 8,5) cũng có thể trồng được mận nhưng phải bón phân vi lượng cần thiết.
Như vậy đất nào cũng có thể trồng mận được thậm chí ngay cả đất đồi chua, độ phì kém.
Đặc điểm thực vật học của cây mận
- Rễ: Cây mận có bộ rễ ăn không sâu, hệ thống rễ tơ hút nước và dinh dưỡng chủ yếu ở lớp đất mặt (sâu khoảng 25 cm trở lên) do vậy cây chịu hạn kém đặc biệt là thời kỳ ra hoa, ra lộc và quả lớn. Rễ ăn ngang, chiều ngang gấp đôi chiều rộng tán cây. Trên rễ mận có các mầm ngủ có thể nảy mầm thành cây con [26], [28], [32], [33].
- Thân, cành: Mận thuộc loại thân gỗ nhỡ (một số giống có 1 thân chính và
2-3 thân phụ), cây cao trung bình, cành mảnh dẻ, tán xoè rộng, sức nảy chồi mạnh. Hình dáng của cây phụ thuộc vào giống, các giống mận Đắng, mận Chua, mận Thép có tán hình trứng ngược, mận Tam Hoa có hình mâm xôi dẹt. Chiều cao, đường kính tán của một số giống mận ở tuổi 8 là: mận Tam Hoa cao 2,85m, đường kính tán 5,44m; Mận Chua cao 3,2m, đường kính tán 3,4 m; Mận Thép cao trung bình 4,25m, đường kính tán 3,85m [28], [33].
Cành của mận có thể ra quả nhiều lần trên một cành, nhiều cành vừa là cành quả vừa là cành mẹ.
Cành quả hoặc cành mẹ cành quả có thể rất nhỏ, 7 tháng đến nhiều năm tuổi, thậm chí ngay cả cành cấp I và cấp II ở mận cao tuổi đôi khi cũng ra hoa và đậu quả tốt [34]. Điều này cũng cho thấy để trở thành cành mẹ hoặc cành quả ở mận phụ thuộc vào độ chín sinh lý, thời gian ngủ nghỉ qua đông để đảm bảo độ chín sinh lý cần thiết [4]. Ở những nước có khả năng thâm canh cao, hình dáng bộ tán mận không trở nên quan trọng do cành được uốn nằm trên các giàn giống như giàn nho, giàn mướp ở Việt Nam hoặc được uốn cố định theo bốn phía trên khung dây thép định sẵn [34], [36].
- Lá: Lá mận có hình bầu dục, gân lá nổi rõ, mép lá có răng cưa, đỉnh lá
nhọn hay tù. Màu sắc lá cũng rất khác nhau tuỳ giống, nhìn chung có các mầu đặc trưng: đỏ, đỏ tím, xanh, xanh đậm, xanh nhạt... Lá mận rụng vào mùa đông từ tháng 10 ÷ tháng 12 hoặc sớm hơn. Những vườn mận giai đoạn còn non (kiến thiết cơ
bản) trồng ở vùng nóng ẩm lá có thể rụng không triệt để, đôi khi còn lại một số lá