3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG HẬU GIANG
3.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẬU GIANG HẬU GIANG
Hậu Giang là đơn vị hành chính cấp tỉnh của khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thuộc tiểu vùng Tây sông Hậu, diện tích 1.601 km2, dân số 802.799 người.
Tỉnh nằm trong giới hạn 105019’39” – 105053’49” kinh độ Đông và 9034’59” – 9059’39” vĩ độ Bắc. Phía Bắc giáp với thành phố Cần Thơ, phía Nam giáp với tỉnh Sóc Trăng, phía Đông giáp với sông Hậu và tỉnh Vĩnh Long, phía Tây giáp với tỉnh Kiên Giang và tỉnh Bạc Liêu. Nằm trung gian giữa châu thổ sông Hậu và vùng ven biển Đông, Hậu Giang là nhịp cần nối giữa hệ thống sông Hậu (phía Đông) và sông Cái Lớn (phía Tây, Tây Nam).
Tỉnh chính thức đi vào hoạt động từ ngày 1/1/2004. Khi mới chia tách, Hậu Giang có 6 đơn vị hành chính là thị xã Vị Thanh và các huyện: Châu Thành, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ và Vị Thủy. Tỉnh lỵ đặt tại thị xã Vị Thanh. Đến tháng 9/2005, thực hiện Nghị định số 98/2005/NĐ-CP của Chính phủ, huyện Phụng Hiệp được tách làm 2 đơn vị hành chính: huyện Phụng Hiệp và thị xã Tân Hiệp (nay là thị xã Ngã bảy). Tháng 9/2010, thực hiện Nghị quyết 34/NQ-CP của Chính phủ thị xã Vị Thanh trở thành thành phố Vị Thanh thuộc tỉnh Hậu Giang. Từ đó đến nay, tỉnh có 7 đơn vị hành chính (1 thành phố,1 thị xã và 5 huyện).
Tuyến giao thông đường bộ huyết mạch của tỉnh và Quốc lộ 1A và Quốc lộ 61. Ngoài ra, tỉnh còn có các tỉnh lộ nối liền các đơn vị hành chính như tỉnh lộ 927, 928, 931, 932 và các con lộ nông thôn. Giao thông đường thủy đa dạng, sông Cái Lớn, kinh xáng Xà No, kinh xáng Lái Hiếu và nhiều kinh rạch chằng chịt, tất cả tạo nên một hệ thống giao thông khá thuận lợi cho tỉnh nhà.