Phương pháp theo dõi khả năng kháng thuốc diệt cỏ và kháng sâu của các

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng kháng thuốc diệt cỏ và kháng sâu của một số dòng đậu tương VX93 chuyển gen ở thế hệ t1, t2 và t3 (Trang 30)

Thí nghiệm 1: Theo dõi khả năng kháng thuốc diệt cỏ Basta 0,3% của các dòng đậu tương VX93 chuyển gen qua các thế hệ T1, T2, T3 trên đồng ruộng

- Bố trí thí nghiệm:. Diện tích ô 8,5m2 (5m x 1,7m). Mặt luống rộng 1,05m, xẻ 3 hàng dọc, hàng cách hàng 0,35m, rãnh 0,3m. Xung quanh thí nghiệm phải có ít nhất một luống bảo vệ. Tiến hành gieo trồng, chăm sóc theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-58: 2011/BNN&PTNT về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng giống đậu tương [12].

+ Khoảng cách, mật độ gieo trồng: Gieo hạt với khoảng cách hàng cách hàng 35cm, cây cách cây từ 5-11cm, tuỳ theo nhóm giống và thời vụ, tỉa định cây khi có 1 lá thật, đảm bảo mật độ như bảng 3.1.

Bảng 3.1. Mật độ gieo trồng Thời

vụ

Giống dài ngày Giống ngắn và trung ngày

Số cây/ hàng (cây) Số cây/ô (cây) Mật độ (cây/m2) Số cây/ hàng (cây) Số cây/ô (cây) Mật độ (cây/m2) Vụ Xuân 55-60 220-240 26-28 65-70 260-280 31-33 Vụ Hè 45-50 180-200 21-24 55-60 220-240 26-28 Vụ Đông 75-80 300-320 35-38 85-90 340-360 40-42

+ Giống khảo nghiệm: Dòng VX93 chuyển gen kháng thuốc diệt cỏ (gen bar)

+ Giống đối chứng: Giống VX93 không chuyển gen.

+ Thời vụ

Vụ thứ nhất (vụ hè thu (2013)), lấy hạt cây T0 đem trồng để có cây T1.

Vụ thứ hai (vụđông (2013)), thu hạt của cây T1đem gieo trồng để có cây T2. Vụ thứ ba (vụ xuân hè (2014)), thu hạt của cây T2đem trồng để có cây T3. - Nội dung thực hiện

Trồng riêng rẽ, mỗi cây được kí hiệu thành một dòng riêng biệt. Tiến hành phun trực tiếp thuốc trừ cỏ lên lá cây đậu tương chuyển gen ở giai đoạn quả chắc xanh với nồng độ 0.3% basta để kiểm tra khả năng kháng thuốc trừ cỏ. Quan sát và đánh giá sau 5 ngày phun thuốc.

- Chỉ tiêu theo dõi khả năng kháng thuốc diệt cỏ : Tỷ lệ cây sống sau 5 ngày phun thuốc Basta 0,3%.

Tỷ lệ cây sống sau chọn lọc được tính như sau:

Tỷ lệ cây sống = Số cây sống sau phun thuốc

x 100% Tổng số cây chuyển gen được phun thuốc

Thí nghiệm 2: Theo dõi khả năng kháng sâu của các dòng đậu tương VX93 chuyển gen qua các thế hệ T1, T2, T3 trên đồng ruộng

- Bố trí thí nghiệm: Giống với thí nghiệm 1 - Nội dung thực hiện

Trồng riêng rẽ, mỗi cây được kí hiệu thành một dòng riêng biệt. Tiến hành theo dõi khả năng kháng sâu của cây đậu tương chuyển gen ở hai giai đoạn: có 3 - 4 lá thật và có quả chắc xanh. Tiến hành quan sát và đánh giá.

Kết hợp với theo dõi đánh giá trên đồng ruộng, thí nghiệm tiến hành thu lá cây chuyển gen ở giai đoạn 3 - 4 lá thật đặt vào đĩa Petri, sau đó bắt sâu cuốn lá từ những cây đối chứng bỏ đói trong 5 tiếng rồi mới thả vào đĩa có lá đậu tương, chúng tôi đã tiến hành quan sát ở 3 thời điểm (sau 5 giờ, sau 12 giờ, sau 24 giờ)

+ Chỉ tiêu theo dõi khả năng kháng sâu : Tỷ lệ cây không xuất hiện sâu hại của từng dòng ở hai giai đoạn (giai đoạn 3 - 4 lá và giai đoạn có quả chắc xanh).

Tỷ lệ cây kháng sâu được tính như sau:

Tỷ lệ cây kháng sâu = Số cây không xuất hiện sâu hại

x 100% Tổng số cây chuyển gen được theo dõi

3.4.2. Phương pháp phát hin gen bar và gen cry1Ac ca mt s dòng đậu tương VX93 chuyn gen thế h T1, T2,T3 bng k thut PCR

Một phần của tài liệu Theo dõi khả năng kháng thuốc diệt cỏ và kháng sâu của một số dòng đậu tương VX93 chuyển gen ở thế hệ t1, t2 và t3 (Trang 30)