Các nhân tố thuộc môi trường bên trong ngân hàng

Một phần của tài liệu 318 cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh ba đình (Trang 25 - 27)

- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng là nhân tố hàng đầu ảnh hưởng đến

chất lượng hoạt động CVTD. Nội dung của chính sách tín dụng bao gồm: chính sách khách hàng, chính sách marketing, chính sách về quy mô và giới hạn tín dụng, chính sách lãi suất và thời hạn tín dụng, chính sách về các khoản đảm bảo… Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động CVTD. Bất cứ ngân hàng nào muốn nâng cao chất lượng cho vay đều phải có chính sách tín dụng phù hợp với điều kiện của ngân hàng và thị trường.

- Quy trình cho vay: Quy trình cho vay rườm rà, phức tạp, tốn thời gian nhiều khi làm mất đi cơ hội kinh doanh của khách hàng. Do đó, quy trình thủ tục cho vay của chi nhánh cần phải đơn giản, hợp lý, vừa đảm bảo để chi nhánh có được các thông tin cần thiết, vừa không gây phiền hà cho khách hàng. Điều này sẽ thu hút nhiều khách hàng tới chi nhánh để vay vốn nhiều hơn.

- Nguồn vốn huy động của chi nhánh: Đây là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến nâng

cao chất lượng cho vay tiêu dùng. Đặc trưng của ngân hàng là đi vay để cho vay, bởi vậy nếu không đi vay được tức là ngân hàng không có vốn để cho vay. Nguồn vốn huy động được càng lớn và đa dạng thì càng tạo điều kiện cho hoạt động cho vay phát triển. Khi lượng vốn dồi dào, chi nhánh sẽ dễ dàng hơn đối với các chính sách tín dụng nhằm nâng cao chất lượng cho vay. Ngược lại, nếu hoạt động huy động vốn của chi nhánh gặp khó khăn sẽ không đáp ứng đủ nhu cầu vay của khách hàng. Tình trạng thiếu vốn khiến chi nhánh tăng lãi suất huy động, từ đó lãi suất cho vay cũng phải tăng lên. Khi đó, sức cạnh tranh của chi nhánh giảm đi và mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng sẽ khó đạt được.

- Chất lượng cán bộ tín dụng: Hoạt động tín dụng là lĩnh vực gặp rất nhiều rủi ro của ngân hàng và vai trò của người CBTD ở đây là vô cùng quan trọng đối với chất lượng của một khoản vay. Nền kinh tế càng phát triển, hoạt động của ngân hàng ngày càng phức tạp, đòi hỏi cán bộ ngân hàng phải có đủ trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức. Trong đó, trình độ nghiệp vụ của CBTD là yếu tố quan trọng nhất vì nó đảm bảo quá trình thực thi nhiệm vụ nhanh chóng, chính xác, linh hoạt trong mọi tình huống khi cho vay. Thêm vào đó, những hiểu biết mang tính tổng hợp sẽ tạo điều kiện cho CBTD thực hiện công việc tốt hơn, đặc biệt là trong khâu thẩm định. Thẩm định cho

vay là một khâu quan trọng trong quy trình cho vay của chi nhánh. Thẩm định là việc đánh giá, thẩm tra, dự đoán về độ chính xác, an toàn và hiệu quả của hợp đồng tín dụng. Công việc này rất cần tính chặt chẽ chính xác, có thực tế nhưng cũng cần linh hoạt, sự nhạy cảm nghề nghiệp của CBTD để giảm bớt những quyết định sai lầm.

Mặt khác, khách hàng của chi nhánh ngày càng phong phú, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó cán bộ tín dụng cũng phải có trình độ hiểu biết nhiều lĩnh vực để đánh giá phân tích chính xác về khách hàng và dự án xin vay.

- Thông tin tín dụng: Để hoạt động tín dụng thực sự có hiệu quả cần nắm bắt được các thông tin tín dụng chính xác kịp thời. Các thông tin tín dụng bao gồm: thông tin về tài chính, uy tín, trình độ quản lý, năng lực pháp lý, thông tin về kinh tế - xã hội. Sự chính xác, kịp thời và đầy đủ của các thông tin sẽ giúp ngân hàng đưa ra các quyết định đúng đắn với khách hàng, lựa chọn món vay có lợi khách hàng và quản lý kiểm soát món vay dễ dàng hơn.

- Kiểm soát nội bộ: Một trong những nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng là sự thiếu trách nhiệm và đạo đức của cán bộ tín dụng đã lợi dụng sơ hở trong quản lý để thực hiện động cơ riêng. Vì vậy, công tác kiểm soát nội bộ là cần thiết để điều chỉnh các CBTD thực hiện đúng pháp luật, cơ chế cho vay, đồng thời phát hiện nhanh chóng sai sót, lệch lạc trong hoạt động tín dụng, tìm được giải pháp khắc phục kịp thời.

- Mạng lưới chi nhánh và cơ sở vật chất thiết bị của chi nhánh: Số lượng và sự

phân bố các phòng giao dịch, chi nhánh của ngân hàng cũng tác động tới khả năng nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng. Khách hàng thường giao dịch với ngân hàng có vị trí địa lý gần địa bàn hoạt động của mình để giảm chi phí về thời gian và phương tiện đi lại. Vì thế, việc nâng cao chất lượng CVTD sẽ đạt hiệu quả hơn nếu các NHTM có mạng lưới chi nhánh dày và rộng, trụ sở, phòng giao dịch khang trang, lịch sự…

- Các yếu tố khác: Trong hoạt động cho vay tiêu dùng của chi nhánh, chất lượng

CVTD còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác như: lãi suất cho vay, thương hiệu của ngân hàng, trình độ văn hóa của người vay, tài sản đảm bảo… Vì vậy, chi nhánh cần phải nghiên cứu tác động của tất cả những nhân tố chủ quan và khách quan để có những biện pháp tốt nhất nâng cao chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng.

Một phần của tài liệu 318 cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh ba đình (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w