Xây dựng giao diện

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ RFID và ỨNG DỤNG (Trang 81)

Visual Csharp hiện là ngôn ngữ lập trình được sử dụng rộng rãi nhất để viết các ứng dụng chạy trên hệ điều hành windows. Visual Csharp cho phép phát triển nhanh chóng các ứng dụng truyền thống được thiết kế theo mô hình đặc trưng của windows. Với Csharp người thiết kế có thể rất nhanh chóng và dễ dàng tạo ra được một giao diện trực quan thân thiện với người sử dụng. Ngoài ra các cú pháp trong Csharp cũng khá giống với ngôn ngữ hướng đối tượng C++. Nên khi sử dụng qua ngôn ngữ này người lập trình sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về lập trình hướng đối tượng, một xu hướng trong nghành công nghệ thông tin.

• Visual Csharp là một ngôn ngữ lập trình có cấu trúc tương đối đơn giản

• Ngôn ngữ này là lý tưởng để phát triển các giao diện đồ họa người dùng

(GUI).

• Các thư viện MSDN trực tuyến cung cấp một tương tác toàn diện và hệ

thống trợ giúp trực tuyến.

• Dễ dàng xây dựng các phần mềm quản lý giao tiếp giữa máy tính và thiết bị ngoại vi thông qua các chuẩn như RS232, USB 2.0 chỉ đơn giản bằng cách gọi các hàm WIN API đã có sẵn trong hệ điều hành windows.

Bây giờ ta sẽ bắt tay đi vào xây dựng giao diện cho phần mềm quản lý của ta. Giao diện của nó chỉ đơn giản gồm bốn Form. Trong đó Form đầu tiên chủ yếu thực hiện nhiệm vụ gọi các hàm WIN API để giao tiếp với reader qua chuẩn giao tiếp USB 2.0 và nhận kết quả trả về là mã số thẻ (32 bit) ,rồi hiển thị mã số đó dưới dạng mã hexa. Lúc đầu , khi thiết bị chưa kết nối tới máy tính qua cổng USB thì giao diện chương trình như dưới đây:

Hình 2.34 Giao diện ứng dụng khi chưa có thiết bị kết nối vào

Khi thiết bị đã được kết nối tới cổng USB thì giao diện của chương trình sẽ có thêm thông tin cấu hình USB trên vi điều khiển PIC18F2550 .Sau đó người dùng thực hiện nhấn lên nút “Đọc thẻ” thì sẽ nhận được kết quả mã thẻ trả về trong một ô text:

Hình 2.35 Giao diện ứng dụng khi thiết bị đã kết nối vào cổng USB

Trên đây là các hình ảnh về Form đầu tiên chỉ thực hiện nhiệm vụ kết nối USB giữa thiết bị và máy tính. Các Form sau đều là các Form thực hiện truy nhập tới cơ sở dữ liệu và thực hiện các tác vụ tới các cơ sở dữ liệu đó. Dưới đây là hình ảnh về Form thực hiện tác vụ cập nhật mới cơ sở dữ liệu bệnh nhân trong ứng dụng:

Còn tiếp theo đây là hình ảnh về Form thực hiện tác vụ lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu và hiển thị nó:

Hình 2.37 Form thực hiện tác vụ lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu

Bên cạnh sử dụng các Form trong C sharp , tôi cũng sử dụng cả ngôn ngữ lập trình web php để dễ dàng hơn trong việc giao tiếp với cơ sở dữ liệu mysql. Các trang php sẽ được nhúng vào bên trong các Form tương ứng. Dưới đây là hình ảnh trang giới thiệu về hệ thống RFID được nhúng vào Form đầu tiên:

Để cập nhật thông tin về một bệnh nhân thì ta phải tạo ra các trang php với các form cho người dùng điền vào. Các trang này sẽ được nhúng vào các Form thực hiện tác vụ cập nhật cơ sở dữ liệu bệnh nhân ở trên. Dưới đây là giao diện các trang php để thực hiện các nhiệm vụ là cập nhật thông tin cá nhân và thông tin bệnh án:

Hình 2.39 Trang php thực hiện tác vụ cập nhật thông tin cá nhân

Hình 2.40 Trang php thực hiện tác vụ cập nhật thông tin bệnh án

Thông tin về người dùng bao gồm các thông tin về cá nhân người đó và thông tin về bệnh điều trị của người đó. Các thông tin này sẽ được hiển thị thông qua các trang php. Các trang php này sẽ được nhúng vào bên trong các Form thực hiện tác vụ lấy thông tin từ cơ sở dữ liệu mà ta đã trình bày ở trên.Dưới đây là các hình ảnh

Hình 2.41 Trang php thực hiện hiển thị thông tin cá nhân

Hình 2.42 Trang php thực hiện hiển thị thông tin bệnh án

Một phần của tài liệu CÔNG NGHỆ RFID và ỨNG DỤNG (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(106 trang)
w