tiến độ thực hiện kế hoạch đã đặt ra; đặt mua nguyên liệu, bao bì, nhiên liệu theo kế hoạch đã được phê duyệt..
− Phòng Tài chính: Chức năng cơ bản là tìm kiếm nguồn vốn, huy động vốn và đề
xuất các phương án sử dụng nguồn vốn hiệu quả nhất; phân tích các hoạt động tài chính chung của Công ty.
− Phòng Marketing: Chức năng chính là xây dựng các chiến lược marketing,
nghiên cứu thị trường, đề xuất và triển khai sản phẩm mới, xây dựng giá bán, kênh phân phối và các chính sách bán hàng, xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm và Công ty.
− Phòng bán hàng: Có chức năng thiết lập, quản lý hệ thống bán hàng đảm bảo
việc vận chuyển, tiêu thụ hàng hoá. Phòng bán hàng cũng có chức năng kiểm soát việc bán hàng, nắm bắt các thông tin thị trường để phối hợp cùng các phòng ban khác thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty.
− Phòng kỹ thuật: Ứng dụng và kiểm soát các quy trình công nghệ trong sản xuất,
quản lý chất lượng sản phẩm và xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật cho sản phẩm mới.
− Phòng cơ điện: phụ trách về các vấn đề liên quan đến cơ khí và điện đảm bảo
cho công ty hoạt động liên tục.
− Phòng Tổ chức lao động tiền lương: Hoạch định các chính sách về lao động, tổ
chức lao động và chính sách cho người lao động cũng như môi trường lao động.
Như vậy, công ty có bộ máy quản lý tương đối đầy đủ với các phòng ban, chuyên môn, chức năng rõ ràng, tạo thuận lợi cho công ty trong việc điều hành từ khâu sản xuất đến tiêu thụ. Do có sự phân công như vậy nên công ty luôn đạt được các mục tiêu đề ra đảm bảo đời sống cho công nhân viên và ngày càng đứng vững trên thị trường.
3.4.2 Tổng hợp kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm2006-2010. 2006-2010.
Trong những năm gần đây, sản phẩm bánh kẹo của công ty liên tục tăng về mặt số
lượng và chất lượng, mang lại cho công ty sự tăng trưởng vượt bậc. Thứ nhất, về sản
Từ năm 2006 tới năm 2010 đã có những bước phát triển vượt bâc. Cụ thể sản lượng năm 2007 so với năm 2006 là 16%, song từ năm 2008 đã tăng so với năm 2007 là 64 %. Sở dĩ có điều này là do sự mở cửa hội nhập vào thương mại quốc tế, tạo điều kiện cho công ty mở rộng thị trường ra cả trong nước và nước ngoài. Năm 2009 so với năm 2008 tăng 61%, năm 2010 công ty sản xuât được 75000 tấn và tăng 70 % so với năm 2009. Năm 2010, tình hình kinh tế khá ổn định, lạm phát giữ ở mức 8%, thu nhập người dân tăng lên, xu hướng cơ cấu chi tiêu thay đổi, nhu cầu sử dụng bánh kẹo nhiều hơn. Về doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ: 1200 tỷ đồng tăng 155% so với thực hiện năm 2009 trong đó doanh thu từ bánh
kẹo là 948 triệu đồng tăng 137% so với thực hiện năm 2009. Lợi nhuận sau thuế là 21 tỷ đồng, tăng 104% so với thực hiện năm 2009. Thu nhập bình quân đạt 2900 triệu đồng trên một tháng tăng 4, 89% so với thực hiện năm 2009.
Bảng 1. Kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2006-2010.
STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 1 Doanh thu thuần Tỷ đ 119,093 233,530 624,165 774,5 1200 2 Lợi nhuận ST Tỷ đ 1,247 5,871 9,091 20,11 21 3 Thu nhập BQ Tr đ 1,38 1,98 2,473 2,758 2,900
( Nguồn: Báo cáo của hội đồng quản trị tại Đại hội cổ đông năm 2011)
Bảng 1. Kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2006-2010.
Đạt được kết quả trên là nhờ có sự nỗ lực rất cao của mỗi thành viên trong công ty, không chỉ tổ chức lao động một cách khoa học mà công ty thường xuyên thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh các hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Như vậy cùng với thời gian, công ty ngày càng trưởng thành, quy mô được mở rộng, sản phẩm của công ty ngày càng có uy tín trên thị trường.
Bên cạnh những cố gắng trong hoạt động sản xuất, công ty còn rất chú trọng tới việc cải thiện và nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. Thu nhập của người lao động không ngừng tăng lên, bình quân năm 2006 đạt 1.450.000 đ/người/tháng, tăng 52,63% so với năm 2005, đến năm 2007 thu nhập bình quân đạt 1.690 triệu đồng, tăng 16.66% so với năm 2006. Ban lãnh đạo nhà máy cũng xác định, trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập, nguồn nhân lực chất lượng cao chính là yếu tố quan trọng hàng đầu
trong quá trình phát triển. Vì vậy, đào tạo và đãi ngộ xứng đáng để người lao động yên tâm làm việc, hết lòng vì sự phát triển chung chính là chìa khoá của sự thành công.
3.4.3 Tình hình thị trường đối với phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo ViệtNam trên thị trường nội địa của công ty CP thực phẩm Hữu Nghị. Nam trên thị trường nội địa của công ty CP thực phẩm Hữu Nghị.
- Chính sách phát triển thị trường theo chiều rộng:
Trong giai đoạn 2006-2010 thị trường của công ty có nhiều thay đổi lớn. Trong năm 2006-2007 sản phẩm bánh kẹo của công ty chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường Miền Bắc, sản phẩm của công ty có mặt ở thị trường miền Nam và miền Trung cũng có nhưng không được phân phối một cách quy củ, do đó sản lượng tiêu thụ ít và chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Năm 2006, công ty triển khai xây dựng hệ thống phân phối tại 32 tỉnh thành từ Huế trở ra phía Bắc. Năm 2008 thì công ty đã mở rộng thị trường trong nước vào cả Miền Nam, tiến hành xây dựng hệ thống phân phối ở Miền Trung – Tây Nguyên. Công ty lập 2 chi nhánh ở Bình Dương và Quy Nhơn. Năm 2009, công ty chính thức triển khai xây dựng hệ thống Bakery Hà Nội tại Hà Nội. Năm 2010, công ty nâng cấp hệ thống phân phối nội địa, xúc tiến xuất khẩu, tiếp tục mở rộng hệ thống Bakery. Hiện nay công ty đang thực hiện chiến lược chia nhỏ phạm vi thị trường nhằm bao phủ kín sản phẩm trên tất cả các thị trường, tất cả các vùng miền. Hiện nay, công ty có 110 nhà phân phối trong đó có 60 nhà phân phối là ở Miền Bắc, 36 nhà phân phối ở miền Nam và 14 nhà phân phối ở miền Trung. Ở miền Bắc, sản phẩm bánh kẹo của công ty chủ yếu được tiêu thụ ở thị trường Hà Nội, Hà Tây, Hải Phòng, Quảng Ninh…. Đây cũng là thị trường truyền thống của công ty, tiêu thụ đến 60% tổng sản lượng. Tại Miền Nam thì sản lượng tiêu thụ chiếm 30% tổng sản lượng bánh kẹo và tập trung chủ yếu ở các địa bàn như TP.HCM, Cần Thơ, Bình Dương…. Thị trường miền Trung, sản lượng tiêu thụ chỉ chiếm 10% tổng sản lượng và tập trung chủ yếu ở một số tỉnh như Nghệ An, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Quảng Bình...Với chiến lược phát triển theo khu vực địa lý mà công ty đã tiêu thụ được rất nhiều sản lượng, mang lại cho công ty một khoản doanh thu và lợi nhuận khổng lồ và kết quả ấy được minh chứng trong bảng số liệu sau:
Bảng 2. Sản lượng tiêu thụ của công ty theo 3 miền qua các năm
Sản lượng Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Miền Bắc 6012 6801,6 10530 12499 15000