Nhóm 3: dành cho khách hàng.

Một phần của tài liệu 142 giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo việt nam trên thị trường nội địa (lấy công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 29 - 34)

+ Sản phẩm bánh kẹo được khách hàng lựa chọn: 30% (5 /16 phiếu) khách hàng chọn sản phẩm của công ty bánh kẹo Kinh Đô, 40 % (6/16 phiếu) chọn sản phẩm của Hữu Nghị, 12,5 % (2/16 phiếu) khách hàng chọn sản phẩm của Hải Hà, 17,5% (3/16 phiếu) khách hàng chọn sản phẩm bánh kẹo ngoại. Như vậy, có thể thấy các công ty bánh kẹo nội địa đang chiếm được thị phần lớn trên thị trường nội địa.

+ Địa điểm khách hàng mua sản phẩm: 60%( 9/16 phiếu) mua ở siêu thị và 30% mua ở của hàng bán lẻ, 10% mua ở đại lý.

+ khi nào khách hàng thường mua bánh kẹo: 100% (16/16 phiếu) mua trong dịp lễ tết. Có thế thấy sản phẩm bánh kẹo mang tính chất thời vụ.

+ So sánh bánh kẹo nội với bánh kẹo ngoại: 80 % (13/16 phiếu) chọn giá rẻ hơn, chất lượng ngang nhau. 20% (3/16 phiếu) chọn giá rẻ hơn, chất lượng kém hơn. Như vậy, bánh kẹo nội đang được người tiêu dùng đánh giá cao.

+ Ông (bà) thường mua sản phẩm bánh kẹo nào của công ty CP thực phẩm Hữu Nghị? 70% (11/16 phiếu) chọn bánh kem xốp, 20% ( 3/16 phiếu) chọn bánh TiPo, 10% (2/16 phiếu) chọn bánh mì. Như vậy, theo phản hồi từ khách hàng thì sản phẩm bánh kem xốp của Hữu Nghị được hầu hết khách hàng biết đến.

+ Ông (bà) đánh giá như thế nào về sản phẩm bánh kẹo của công ty CP thực phẩm Hữu Nghị như thế nào? 100% (16/16 phiếu) khách hàng chọn đáp án khác đó là sản phẩm chất lượng ngon, giá thành hợp lý nhưng mẫu mã không đa dạng. Qua phản

ánh của khách hàng thì công ty CP thực phẩm Hữu Nghị nên tăng cường công tác nghiên cứu thị trường, đa dạng hóa sản phẩm.

+ Ông (bà) thường mua sản phẩm bánh kẹo của công ty CP thực phẩm Hữu Nghị nhằm mục đích gì? 50% (8/16 phiếu) là mua để biếu , 30% (5/16 phiếu) mua để thờ cúng, 20% (3 phiếu) mua để ăn. Như vậy, sản phẩm của công ty phục vụ được rất nhiều mục đích tiêu dùng.

3.3.2 Đánh giá của các chuyên gia về thị trường trong phát triển thươngmại sản phẩm bánh kẹo của Viêt Nam trên thị trường nội địa. mại sản phẩm bánh kẹo của Viêt Nam trên thị trường nội địa.

Qua kết quả thu được từ việc phát ra 30 phiếu phỏng vấn cho các chuyên gia thì 100% chuyên gia cho rằng Việt Nam là thị trường bánh kẹo tiềm năng phát triển hàng đầu Đông Nam Á và trên thế giới. Theo ước tính của Công ty Tổ chức và điều phối IBA (GHM), sản lượng bánh kẹo tại Việt Nam năm 2008 vào khoảng 476.000 tấn, đến năm 2012 sẽ đạt khoảng 706.000 tấn; tổng giá trị bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam năm 2008 khoảng 674 triệu USD, năm 2012 sẽ là 1.446 triệu USD. Tỷ lệ tăng trưởng doanh số bán lẻ bánh kẹo ở thị trường Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2008-2012 tính theo USD ước tính khoảng 114,71%/năm, trong khi con số tương tự của các nước trong khu vực như Trung Quốc là 49,09%; Philippines 52,35%; Indonesia 64,02%; Ấn Độ 59,64%; Thái Lan 37,3%; Malaysia 17,13%… Mặt khác, các chuyên gia cho rằng cùng với tốc độ tăng trưởng cao thì thu nhập của người dân cũng càng cao, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện cả về vật chất lẫn tinh thần, xu hướng tiêu dùng của người dân cũng thay đổi. Người dân ngày càng ý thức cao về sức khỏe và vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm do đó những sản phẩm bánh kẹo ngoại không rõ nguồn gốc xuất xứ được tiêu thụ ngày càng ít đi, và thay vào đó là sản phẩm bánh kẹo nội với chất lượng đảm bảo, mẫu mã đẹp ngày càng được người dân xem trọng. Măt khác, trong thời gian gần đây, nhà nước đang phát động phong trào”Người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” đã có tác động tích cực tới ý thức của người dân, người dân có xu hướng chuyển sang dùng hàng nội nhiều hơn. Đây là cơ hội rất lớn để các doanh nghiệp bánh kẹo Việt Nam ngày càng phát triển, nâng cao vị thế trên thị trường nôi địa, đặc biệt nâng cao vị thế so với các doanh nghiệp kinh doanh bánh kẹo ngoại.

3.4 Kết quả phân tích thực trạng thị trường đối với phát triển thương mại sảnphẩm bánh kẹo Việt Nam trên thị trường nội địa qua dữ liệu thứ cấp phẩm bánh kẹo Việt Nam trên thị trường nội địa qua dữ liệu thứ cấp

a) Lịch sử hình thành và phát triển của công ty CP Thực phẩm Hữu Nghị.

Giới thiệu công ty:

Tiếng Việt: CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ Tiếng Anh: HỮU NGHỊ FOOD JOINT STOCK COMPANY

Địa chỉ: 122 Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Điện thoại: (84-4) 36649451 Fax:(84-4) 36449452

Website: http://www.huunghi.com.vn

HUUNGHIFOOD là công ty năng động trong lĩnh vực sản xuất cũng như kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại nội địa.

Quá trình hình thành và phát triển:

Công ty Cổ Phần Thực phẩm Hữu Nghị, tiền thân là Xí nghiệp bánh kẹo Trần Hưng Đạo, trực thuộc Công ty Thực phẩm Miền Bắc - Bộ Thương Mại nay là Bộ Công Thương. Công ty thực phẩm Miền Bắc đã mạnh dạn đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookies của Cộng Hoà Liên Bang Đức với công suất 10 tấn/ngày. Đây là một đây chuyền sản xuất tiên tiến với trang thiết bị hiện đại và lò nướng điều khiển bằng gas tự động. Sau một thời gian lắp đặt và xây dựng cơ sở vật chất, nhà máy sản xuất của công ty được hình thành và đi vào hoạt động theo quyết định số 1260 ngày 8/12/1997 của ban giám đốc Công ty thực phẩm Miền Bắc, nhà máy lấy tên là Nhà máy kẹo cao cấp Hữu Nghị. Đây có thể là dấu mốc cực kỳ quan trọng, mở ra những bước phát triển lớn của nhà máy trong những gíai đoạn tiếp theo.

Thực hiện chủ trương cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước vào năm 2006 và đổi tên Nhà máy bánh kẹo cao cấp Hữu Nghị thành Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị theo quyết định số 3023/QĐ- BTM ngày 30/12/2006 và số 1175/QĐ – BTM ngày 20/7/2006 của Bộ Thương Mại.

Thời gian đi vào hoạt động không dài nhưng với dây chuyền sản xuất hiện đại công ty đã tạo ra những sản phẩm chất lượng cao an toàn vệ sinh thực phẩm, hình thức lôi cuốn, giá cả phải chăng. Công ty đã đầu tư trang thiết bị hiện đại với hàng chục dây chuyền sản xuất có thể tạo ra đồng thời nhiều chủng loại bánh, kẹo khác nhau. Với dây chuyền thiết bị và công nghệ hiện đại của các nước như Nhật, Đức, Italya, Đài Loan và các nhà cung cấp nguyên liệu đảm bảo chất lượng, công ty đang sản xuất được nhiều sản phẩm mang thương hiệu Hữu Nghị chất lượng cao, được thị trường trong nước ưa

chuộng và đã xuất khẩu các sản phẩm này sang các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Campuchia, Myanmar, Cuba v.v…

Ban lãnh đạo Công ty luôn xác định rõ mục tiêu “Tất cả vì người tiêu dùng” và coi đây là kim chỉ nam cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Vì vậy, công ty đã chú trọng đầu tư phát triển, mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu ngày càng phong phú và đa dạng của thị trường. Đến nay, Công ty đầu tư xây dựng được thêm 3 nhà máy tại thị xã Thủ Dầu Một (Bình Dương), Quy Nhơn (Bình Định) và tại khu công nghiệp Đồng Văn (Hà Nam). Dự án trọng điểm của nhà máy là đầu tư trang thiết bị dây chuyền hiện đại tiên tiến nhất khu vực Đông Nam Á để sản xuất ra những mặt hàng lần đầu tiên có mặt trên thị trường Việt Nam.

Trong thời gian tới, Công ty tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, xây dựng nhà máy với quy mô 13ha ở Kim Động, Hưng Yên và tiếp tục cập nhật, ứng dụng công nghệ cao để sản xuất ra các sản phẩm có chất lượng, đa dạng về mẫu mã, phong phú về hương vị và có giá bán hợp lý với người tiêu dùng. Với những đặc điểm nổi bật như vậy, bánh kẹo Hữu Nghị đang và sẽ là sự lựa chọn của đông đảo của khách hàng thuộc nhiều đối tượng, lứa tuổi khác nhau.

Trụ sở chính và các chi nhánh của Hữu Nghị như sau: o Trụ sở chính tại 122 Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội.

o Chi nhánh tại Khu công nghiệp Đồng Văn - Duy Tiên - Hà Nam. o Chi nhánh Miền Trung tại thành phố Quy Nhơn- Bình Định.

o Chi nhánh Miền Nam tại Thủ Dầu Một - Bình Dương và Quận 2 thành phố Hồ Chí Minh

1.1. Loại hình và lĩnh vực kinh doanh của Công ty Cổ phần Thực phẩm Hữu Nghị

Kinh doanh sản xuất chế biến nông sản thực phẩm: Cà Phê, cao su, hạt tiêu, hạt điều, nguyên liệu phục vụ nuôi trồng gia súc, gia cầm.

Kinh doanh dầu nhờn, kinh doanh máy móc, thiết bị toàn bộ phục vụ sản xuất. Kinh doanh nhà hàng ăn uống, giải khát ( không bao gồm kinh doanh quán Bar, phòng hát Karaoke vũ trường).

Kinh doanh nguyên vật liệu, hàng tiêu dùng, thực phẩm tươi sống, thực phẩm công nghệ, sản xuất kinh doanh rượu, bia, nước giải khát, bánh kẹo thực phẩm.

1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty

Bộ máy tổ chức của công ty là sự phân công chức năng rõ rệt, ứng với mỗi phòng ban có một người chịu trách nhiệm quản lý phòng ban đó.

Hội đồng quản trị: Định hướng chung, xây dựng tầm nhìn và các chiến lược

dài hạn của Công ty.

Tổng giám đốc của công ty: Là người chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn

bộ hoạt động của công ty, trực tiếp điều hành, hoạch định các chiến lược chung của công ty.

Phó Tổng giám đốc nhân sự: Là người giúp việc, tham mưu cho Tổng Giám

đốc các vấn đề liên quan đến nhân sự, tổ chức nhân sự, hoạch định chế độ chính sách đối với người lao động

Phó Tổng giám đốc Tài chính: Là người giúp việc, tham mưu cho Tổng Giám

đốc các vấn đề liên quan đến tài chính, kế toán, đầu tư, huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn.

Phó tổng giám đốc sản xuất: Là người giúp việc và tham mưu cho Tổng Giám

đốc các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất, xây dựng và triển khai các quy trình công nghệ nói chung.

Một số phòng ban của Công ty:

Một phần của tài liệu 142 giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo việt nam trên thị trường nội địa (lấy công ty cổ phần thực phẩm hữu nghị làm đơn vị nghiên cứu) (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w