đường đi xuống đáy, thị trường sẽ có nhiều đợt hồi phục giả tạo.
Tại sao lại có những đợt hồi phục giả tạo trước khi thị trường hồi phục thật sự ?
Khi thị trường đi xuống, không nói thì ai cũng rõ người bán là ai rồi : những người stop loss và những người bottom fishing (bắt đáy). Tùy thuộc vào:
+ Quy mô vốn (cực lớn, lớn, nhỏ) + Nguồn vốn (nhàn rỗi, vay, cầm cố)
+ Tính cách : hoang mang, kiên định một cách ngây thơ, kiên định một cách ngốc nghếch v.v... Thời gian nhận ra cần phải stop loss sẽ khác nhau
Người mua là ai ?
+ Những định chế tài chính mua bù đắp danh mục sau khi đã bán trước đó (mua chậm rãi, từ tốn)
+ Những người nôn nóng muốn gỡ lại khoản thua lỗ (ào ào mua ngay khi nghĩ thị trường đã quay đầu)
+ Những người mua bình quân giá giảm (cảm thấy cổ phiếu mình có vẻ không giảm nữa là mua bình quân ngay)
+ Những người chơi bottom fishing (mua một cách mưu mẹo)
Tùy thuộc vào xu hướng cấp 3 của mỗi phiên giao dịch mà tính chất người mua - bán sẽ thay đổi.
Khi thị trường đã đi xuống 4 - 5 phiên là bắt đầu diễn ra quá trình phân hóa tư duy : + Những định chế tài chính cảm thấy thị trường phục hồi giả tạo là sẽ ngừng mua hoặc mua ít
+ Những người nôn nóng là ào vào mua ngay
+ Những người mua bình quân giá giảm cũng ào vào mua
+ Những người chơi bottom fishing cân nhắc bán ra (để mua lại rẻ hơn vài phiên sau đó) + Thêm một lực lượng nhiệt tình nữa : thay vì phải stop loss lại quay ra không bán (tiết cung) mà mua thêm vào (tăng cầu)
Chính vì thế dù thị trường có lên (kể cả vài chục điểm) nhưng giá trị giao dịch vẫn thấp (chẳng qua vào phiên phục hồi giả tạo cung thấp hơn cầu thì giá lên thôi).
Thậm chí ngay phiên sau đó thị trường lại quay đầu vì sức cầu cạn, cung tăng lên.