xuống, nên chớp lấy khi thị trường đi lên.
Mẫu hình FW là một mẫu hình kỹ thuật có khuynh hướng chỉ báo giá sẽ tăng. Khi mẫu hình mới được hình thành thì khoảng cách giữa hai đường xu thế rộng, sau đó độ rộng giảm dần khi giá chứng khoán giảm. Sự biến động của giá hình thành một chóp nón (hình cái nêm) hướng xuống dưới do đỉnh và đáy dần hội tụ.
Khi giá vượt ra khỏi đường kênh bên trên là dấu hiệu đảo chiều xu thế giá cấp 3 của cổ phiếu.
Lý thuyết thì như vậy, nhưng khi thực hành vì bác là người mới chưa có kinh nghiệm, bác cần hết sức lưu ý:
- Xu hướng chung của thị trường thời điểm đó là gì? thị trường đang lên hay xuống? - Giá cổ phiếu vào thời điểm xem xét có mức cản tâm lý nào không? (giá tâm lý ở trong trường hợp này là 500).
- Có biểu hiện nào về bắt đáy không? (Bottom Fishing).
Cháu xin giải thích một chút thế nào gọi là câu cá tại đáy (bắt đáy), thực chất chính là ôm vào để lướt sóng đấy. Khi thị trường đi xuống, khi giá tâm lý ở đây là 500, thì sẽ có những người tới mức giá 500 là họ ôm vào, nhưng chỉ cần có lời 5 - 10% là họ nhảy ra ngay.
Theo lý thuyết thì khi giá vượt ra khỏi đường kênh bên trên là có thể mua được, nhưng với tình hình thị trường đi xuống và giá tâm lý 500, thì bác nên chờ đợi T+3 xem giá có quay xuống tiếp không rồi hãy có quyết định.
Nếu gặp trường hợp mẫu hình FW trong các điều kiện sau: - Thị trường đang lên
- Cổ phiếu nghiên cứu là một bluechip - Giá cổ phiếu đứng giá một thời gian dài
Bác nên mua ngay khi giá cổ phiếu vượt qua đường kênh bên trên mà không cần phải suy tính gì hết.