Mẫu hình ngọn đồi cao Mẫu hình ngọn đồi cao thường xảy ra trong một thời kỳ

Một phần của tài liệu 100 sai lầm trong đầu tư Chứng khoán (Trang 25)

tăng trưởng mạnh của một xu thế cấp 1 tăng trưởng. Mẫu hình này thường xảy ra khi toàn thị trường nói chung tăng trưởng rất mạnh (như giai đoạn sau tết âm lịch tới đầu tháng 3/2007 vừa qua).

Mẫu hình này bắt đầu hình thành bằng một cuộc tăng giá cổ phiếu từ 50% đến 150% hoặc cao hơn nữa trong một thời gian rất ngắn (khoảng 1 - 2 tháng). Giá cổ phiếu dường như tăng không thể có điểm dừng (bạn nào nắm giữ PS, trong thời gian sau tết sẽ có cảm giác này, giá tăng như máy bay lên thẳng, mỗi ngày ngủ dậy là có từ 5 - 10% lợi nhuận). Cháu sẽ tìm kiếm ví dụ minh họa cho bác thấy (ví dụ chỉ có tính chất minh họa, không có ý ám chỉ cổ phiếu đó là tốt hay xấu, nên mua hay nên bán).

Khi tình huống này xảy ra, bạn nên đánh giá ngay tình hình để không bỏ lỡ cơ hội: - Ở một cố phiếu cụ thể đây là kỳ đầu hay là kỳ cuối của quá trình tăng? Nếu là kỳ đầu (mới tăng được 10 - 15%) thì nên cân nhắc có vào thị trường hay không?

- Nếu là kỳ cuối thì có hình thành giai đoạn tạo nền vững chắc không?

Nếu bạn quan sát kỹ và có kinh nghiệm thì trong giai đoạn sau tết âm lịch đến đầu tháng 3/2007 sẽ có hai sự lựa chọn khá an toàn:

- Xông vào tranh mua PS (kỳ đầu của mẫu hình ngọn đồi cao).

- Lướt sóng với BCs (kỳ cuối của mẫu hình ngọn đồi cao). Nhiều BCs dao động ổn định, giản đơn và rất dễ nhận thấy.

Đó là chuyện của quá khứ rồi, biết để mà tận dụng cơ hội cho lần sau, không nên nuối tiếc (không nhận ra cơ hội) hay hoang mang (trót mua trên đỉnh đồi). Nên quan sát và suy ngẫm xem mẫu hình ngọn đồi cao có thể chuyển dịch thành những mẫu hình nào trong tương lai.

Một phần của tài liệu 100 sai lầm trong đầu tư Chứng khoán (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)