Mô hình phân tích

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh thừa thiên huế (Trang 29 - 30)

1. Cơ sở lý luận

1.6.Mô hình phân tích

Trên cơ sở mục tiêu, các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu và đặc điểm của đối tượng nghiên cứu, trong nghiên cứu này tôi dựa theo mô hình nghiên cứu của PGS.TS Nguyễn Khắc Hoàn (Đại học kinh tế Huế) trong nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên. Nghiên cứu trường hợp tại ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu, chi nhánh Huế”.(2010)

Mô hình gồm 5 yếu tố như sau:

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Văn Chiêm Hình 1: Mô hình nghiên cứu

Phương pháp phân tích số liệu: Đề tài nghiên cứu áp dụng phương pháp bảng hỏi trực tiếp đến nhân viên. Sau khi mã hóa và làm sạch, các kết quả được xử lí và phân tích bằng phần mềm SPSS 16.0. Sau khi xác định được kết quả, tiến hành kiểm tra xem thử độ tin cậy của thang đo, kiểm tra độ tin cậy của thang đo bằng kiểm định Cronbach’s Anpha đối với từng biến quan sát trong từng yếu tố. Hệ số Cronbach’s Alpha được sử dụng trước nhằm loại các biến không phù hợp. Cronbach’s Alpha từ 0.8 đến 1 là thang đo lường tốt, từ 0.7 đến 0.8 là thang đo lường sử dụng được. Trong trường hợp khái niê ̣m đang nghiên cứu là mới, hoă ̣c mới với người trả lời thì hê ̣ số Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 có thể được chấp nhâ ̣n. Trong nghiên cứu này những biến có Cronbach’s Alpha lớn hơn 0.6 thì được xem là đáng tin cậy và được giữ lại. Đồng thời, các biến có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0.3 được coi là biến rác và sẽ bị loại khỏi thang đo. Sau đó phân tích hồi quy đa biến bằng phương pháp Enter và phân tích thống kê mô tả.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viên tại ngân hàng thương mại cổ phần an bình chi nhánh thừa thiên huế (Trang 29 - 30)