1. Cơ sở lý luận
1.5.2. Lương thưởng và phúc lợi
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Văn Chiêm
“Tiền lương là giá cả sức lao động, được hình thành qua thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động phù hợp với mối quan hệ cung cầu sức lao động trong nền kinh tế thị trường” (TS. Phan Thanh Hội, TS. Phan Thăng)
Tiền lương là phần cơ bản nhất trong thu nhập của người lao động, tiền lương giúp cho người lao động và gia đình họ trang trải chi tiêu, sinh hoạt và các dịch vụ cần thiết đồng thời cũng là khoản tiền đảm bảo cho người lao động tái sản xuất sức lao động. Nếu tiền lương càng cao thì càng kích thích người lao động làm việc hăng hái và dẫn đến kết quả làm việc đạt hiệu quả tốt. Do vậy, tiền lương cao sẽ tạo ra động lực thúc đẩy người lao động ra sức học tập, nâng cao trình độ qua đó nâng cao sự đóng góp, cống hiến hết mình cho tổ chức, vì thế tiền lương luôn là mục tiêu hàng đầu của đa phần người lao động.
Tiền lương không chỉ quan trọng đối với cá nhân người lao động mà còn quan trọng đối với tổ chức. Vì tiền lương là công cụ để giữ gìn, duy trì và thu hút được những lao động giỏi có khả năng phù hợp được với công việc của tổ chức. Do vậy có thể nói, tiền lương cũng là một trong những yếu tố tạo nên động lực cho người lao động.
Bên cạnh tiền lương thì tiền thưởng cũng đóng một phần không nhỏ trong công tác tạo động lực làm việc cho nhân viên. Tiền thưởng được hiểu là một dạng khuyến khích tài chính được chi trả một lần để thù lao cho sự thực hiện công việc của người lao động. Có thể được chi trả đột xuất để ghi nhận những thành tích xuất sắc của người lao động. Tiền thưởng là một khoản thu nhập bổ sung cho người lao động, biểu hiện bằng tiền hoặc hiện vật.
Tiền thưởng không những kích thích vật chất mà còn có tác dụng kích thích tinh thần cho người lao động, vì tiền thưởng là cơ sở để đánh giá thành tích, tinh thần, trách nhiệm, trình độ làm việc...của người lao động. Cách tính tiền thưởng rất đa dạng, thông thường các loại tiền thưởng năng suất, tiền thưởng sáng kiến, cũng có thể thưởng đột xuất hay thưởng theo định kỳ… Do đó, việc xây dựng hệ thống tiền thưởng công bằng, phù hợp, đảm bảo lâu dài và khoảng cách thời gian diễn ra hoạt động được thưởng với thời điểm thưởng không quá lâu vì tâm lý của người lao động là luôn luôn muốn thấy thành quả của mình với sự quan tâm của nhà lãnh đạo. Có như vậy, tiền thưởng mới thực sự trở thành công cụ kích thích người lao động làm việc.
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: ThS. Bùi Văn Chiêm
Về yếu tố phúc lợi thì trong hầu hết các tổ chức, người quản lý đều nhận thấy sự cần thiết phải cung cấp các loại bảo hiểm và các chương trình khác liên quan đến sức khỏe, sự an toàn, các bảo hiểm và các lợi ích khác cho người lao động. Những chương trình đó được gọi là các phúc lợi cho người lao động, bao gồm tất cả các khoản thù lao tài chính mà người lao động nhận được ngoài các khoản thù lao trực tiếp. Tổ chức phải chi phí để cung cấp các phúc lợi, nhưng người lao động luôn nhận được dưới hình thức gián tiếp. Chẳng hạn như tổ chức có thể trả toàn bộ hay một phần chi phí mua bảo hiểm sức khỏe cho người lao động. Ở đây người lao động không nhận được khoản tiền đó, nhưng nhận được những lợi ích từ chương trình bảo hiểm mang lại. Hay nói cách khác, phúc lợi có nghĩa là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động. Việc cung cấp các loại phúc lợi có ý nghĩa sau:
- Phúc lợi đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo cuộc sống cho người lao động như hỗ trợ mua nhà, tiền khám chữa bệnh…
- Phúc lợi làm tăng uy tín của doanh nghiệp trên thị trường, làm cho người lao động thấy phấn chấn, từ đó giúp tuyển mộ và giữ gìn một lực lượng lao động có trình độ cao.
- Góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người lao động, sẽ tạo điều kiện để thúc đẩy nâng cao năng suất lao động.
- Đặc biệt, còn giúp giảm bớt gánh nặng của xã hội trong việc chăm lo cho người lao động.