BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH:

Một phần của tài liệu SKKN khái quát lịch sử văn hoá bình thuận (Trang 46)

1. Giáo viên phát tài liệu cho học sinh sau khi thi xong kỳ II (theo phân phối chương trình).

2. Cho học sinh xem tranh ảnh và sơ đồ tỉnh Bình Thuận thời trung đại, sơ đồ những nơi có di chỉ khảo cổ trên đất Bình Thuận tại phòng trưng bày bộ môn của trường (giáo viên chuẩn bị trước hai sơ đồ nói trên).

3. Dành thời gian cho học sinh nghiên cứu tài liệu và làm bài tập thực hành ở nhà.

4. Chia 4 tổ trên lớp thành 4 nhóm hoàn thiện câu hỏi chia theo nhóm (giáo viên chuẩn bị câu hỏi trong giáo án, đọc cho học sinh về nhà chuẩn bị).

5. Giáo viên tổ chức hai tiết trên lớp theo giáo án đã soạn chú ý đến giải đáp thắc mắc, kết luận các vấn đề, tổng kết hiệu quả của đề tài. Nếu học sinh hứng thú và thời gian cho phép có thể tổ chức ngoại khóa.

E. HIỆU QUẢ VỀ KHẢ NĂNG PHỔ BIẾN CỦA ĐỀ TÀI:

1. Đây là một đề tài mới, cần có thời gian khảo sát trên thực tế việc học của học sinh để sớm đưa vào giảng dạy trong nhà trường.

2. Việc sử dụng đề tài này là cần thiết để đáp ứng phân phối chương trình lịch sử địa phương cổ trung đại ở lớp 10.

3. Các em rất hứng thú học tập và chủ động nhiều, khi giáo viên đề cập đến những vấn đề lịch sử văn hóa địa phương. Tuy nhiên nếu có thời gian ngoại khóa, nội dung của đề tài sẽ được giải quyết trọn vẹn hơn.

F. CÁC ĐỀ NGHỊ KIẾN NGHỊ:

1. Đề nghị Hội đồng Khoa học Sở Giáo dục – Đào tạo và Ban giám hiệu trường cho tôi được đưa vào giảng dạy thí điểm trong nhà trường trong năm học tới 2007-2008.

2. Tôi rất mong được sự góp ý chân tình của quí đồng nghiệp về những sai sót và khiếm khuyết của đề tài để tôi rút kinh nghiệm vận dụng cho năm học tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại Nam Nhất thống chí - Quốc Sử quán Triều Nguyễn. 2. Minh Mệnh chính yếu - Quốc Sử quán Triều Nguyễn. 3. Phương Đình Dư địa chí - Nguyễn Siêu (triều Nguyễn). 4. Phủ Biên tạp lục - Lê Quý Đôn (triều Nguyễn)

5. Đất nước Việt Nam qua các đời - Đào Duy Anh - Nhà xuất bản Thuận Hóa 1996

6. Dư địa chí tỉnh Bình Thuận, viết năm 1971 - Lưu tại thư viện Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

7. Việt Nam những sự kiện lịch sử (từ khởi thủy đến 1858) - Viện sử học Việt Nam.

8. Vua chúa Việt Nam – Bùi Thiết – Nhà xuất bản văn hóa thông tin Hà Nội năm 1996.

9. Văn hóa xã hội Chăm – Inrasara – Nhà xuất bảnvăn học 2003.

10. Luật tục Rắclây – Nguyễn Thế Sang – Viện nghiên cứu văn hoá – Nhà xuất bản văn hoá dân tộc 2005.

11. Các nhân vật lịch sử trung đại Đông Nam Á – Lê Vinh Quốc, Hà Bích Liên – Nhà xuất bản Giáo Dục 1999.

12. Bức tranh văn hóa các dân tộc Việt Nam – Nguyễn Văn Huy – Nhà xuất bản giáo dục – 1998.

13. Văn hóa các tộc người thiểu số ở Việt Nam – Ngô Văn Lệ, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Diệu – Nhà xuất bản giáo dục 1998.

14. Tháp cổ Chăm pa sự thật và huyền thoại – Ngô Văn Doanh, viện nghiên cứu Đông Nam Á - Nhà xuất bản văn hóa thông tin 1994.

15. Sổ tay tư liệu Thuận Hải – Hồng phú – Hội văn nghệ Thuận Hải xuất bản 1983.

16. Di tích lịch sử danh lam thắng cảnh Bình Thuận - Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Xuân Lý, Đỗ Quang Vinh - Công ty sách và dịch vụ văn hóa Bình Thuận phát hành năm 2001.

* Ngoài ra còn sử dụng một số tài liệu của:

- Trung tâm khảo cổ học viện khoa học xã hội vùng Đông Nam Bộ. - Viện sử học Việt Nam.

- Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam.

- Ban tuyên giáo tỉnh ủy Thuận Hải (cũ),Ban tuyên giáo huyện Bắc Bình (cũ), Ban tuyên giáo huyện Hàm Thuận (cũ).

- Bảo tàng Bình Thuận.

- Một số bài viết của ông Trương Quốc Minh, ông Nguyễn Xuân Lý (Giám đốc bảo tàng Bình Thuận), ông Nguyễn Tiến Tùng đăng trong các báo Bình Thuận và sách “100 năm thị xã Phan Thiết”.

* Các tư liệu ảnh sử dụng của :

Nhà xuất bản Giáo dục, sở Văn hóa – thông tin tỉnh Bình Thuận, sở Du Lịch tỉnh Bình Thuận và tranh ảnh của nhiều tác giả trong và ngoài tỉnh đã đăng trên nhiều số báo khác nhau của Báo Bình Thuận. Ảnh lưu giữ của gia đình Hoàng tộc Chăm.

* Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của :

- Ông Bố Xuân Hổ - Nhà nghiên cứu văn hóa Chăm.

- Ông Lâm Hùng Chiến – Hiệu trưởng trường PTDTNT Bình Thuận. - Thạc sĩ Nguyễn Thanh Tiến – Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. - Thạc sĩ Phạm Phúc Vĩnh – Trường ĐH Đồng Tháp.

- Thạc sĩ Nguyễn Lương Hải Khôi - Trường ĐH Sư phạm TP. Hồ Chí Minh. - Thạc sĩ Trần Thị Bích Hạnh – Trường ĐH KHXH - NV TP. Hồ Chí Minh. - Ông Lê Thanh Hiền – chuyên viên chính Thông tấn xã Việt Nam.

- Ông Phạm Như Thuyết – Trường Chính trị tỉnh Bình Thuận. - Ông Trần Tuấn Lộc – Sở Du lịch tỉnh Bình Thuận.

- Ông Bùi Ngọc Lân – Chủ tịch UBND phường Lạc Đạo. - Ông Văn Minh Viên – gia đình Hoàng tộc Chăm.

- Các thầy cô trong Ban giám hiệu, công đoàn, tổ chuyên môn Sử - Địa - GDCD của trường Dân Tộc Nội Trú, các thầy cô và bạn bè đồng nghiệp bộ môn Sử ngoài trường đã giúp tôi hoàn thành chuyên đề này.

Một phần của tài liệu SKKN khái quát lịch sử văn hoá bình thuận (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w