b. Quá trình sản xuất
1.2.2. Sản xuất ethanol từ rỉ đường
a. Nguyên liệu
Rỉ đường là nguyên liệu chứa các loại đường không tinh khiết thu được trong quá trình sản xuất đường, tỷ lệ rỉ đường chiếm 3÷3,5% trọng lượng nước mía.
Rỉ đường là nguồn nguyên liệu quan trọng để sản xuất rượu, nó phù hợp với 4 điều kiện để sản xuất rượu:
- Giá rẻ
- Sản lượng nhiều - Sử dụng tiện lợi
- Nguồn cung cấp phổ biến
Thành phần của rỉ đường gồm có:
- Nước chiếm 18- 20% (tùy theo phương pháp sản xuất, tuỳ theo điều kiện bảo quản rỉ đường và vận chuyển).
- Chất khô chiếm 80- 82%. Trong đó 60% là đường gồm: 40% là đường saccarose, 20% là đường glucose, fructose và 40% là thành phần không phải đường gồm: 8- 10% là hợp chất vô cơ và 30- 32% là hợp chất hữu cơ.
Trong rỉ đường, lượng P2O5 chiếm 0,02- 0,05%, rất cần cho sự phát triển của nấm men. Ngoài ra còn có các loại vi sinh vật gây ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng của rỉ đường.
Vậy việc sử dụng rỉ đường để sản xuất rượu góp phần sử dụng triệt để phụ phế phẩm, mặt khác hạn chế việc sử dụng các loại lương thực chứa tinh bột như: sắn, ngô, khoai để sản xuất rượu.
b. Quá trình sản xuất
Sản xuất ethanol từ mật rỉ hay từ các phế liệu chứa rỉ đường về cơ bản cũng giống như sản xuất ethanol từ tinh bột. Nó bao gồm các công đoạn sau:
- Gây men giống - Lên men
- Chưng cất và tinh chế
Nếu như chuẩn bị dịch lên men từ nguyên liệu tinh bột gồm nghiền, nấu, đường hóa thì việc chuẩn bị dịch lên men từ rỉ đường mang tính đặc thù của nguyên liệu. Trước tiên, rỉ đường sẽ được pha loãng và điều chỉnh pH. Sau đó tiến hành lên men, chuyển hóa đường thành ethanol. Dịch đi ra khỏi thùng lên men gọi là giấm chín có nồng độ cồn thấp được chuyển qua khu chưng cất bao gồm tháp chưng cất thô và tháp chưng cất tinh để nâng nồng độ ethanol lên và thu ethanol thành phẩm. Cuối cùng, để sản xuất ethanol nhiên liệu thì phải tiến hành tách nước.