L ỜI CẢM ƠN
3.1 Thông số của các đối tượng được mô phỏng
Thông số của các đối tượng được mô phỏng sử dụng trong phần mềm PSS/E [92] bao gồm: nút, nhánh, tải, máy phát, các máy biến áp và thiết bị bù…
Phần mềm sử dụng đơn vị tương đối để tính toán và mô phỏng. Do đó người sử dụng phải chuyển các thông số của lưới điện từ đơn vị có tên sang đơn vị tương đối. Muốn biểu diễn các đại lượng trong đơn vị tương đối trước hết cần chọn các đại lượng cơ bản như: Scb, Ucb, Icb, Zcb, tcb, ωcb.
Một số tính chất của hệ đơn vị tương đối:
- Các đại lượng cơ bản dùng làm đơn vị đo lường cho các đại lượng toàn phần cũng đồng thời dùng cho các thành phần của chúng.
- Trong đơn vị tương đối điện áp pha và điện áp dây bằng nhau, công suất 3 pha và công suất 1 pha cũng bằng nhau.
- Một đại lượng thực có thể có giá trị trong đơn vị tương đối khác nhau tùy thuộc vào lượng cơ bản và ngược lại cùng một giá trị trong đơn vị tương đối có thể tương ứng với nhiều đại lượng thực khác nhau.
- Thường tham số của các thiết bị được cho trong đơn vị tương đối với lượng cơ bản là danh định của chúng.
Ví dụ để chuyển tổng trở từ đơn vị có tên sang đơn vị tương đối ta sử dụng công thức sau: 2 cb pu cb cb S Z Z Z Z U (3.1)
Khi tính toán thông thường chọn Scb = 100MVA, 1000MVA…hoặc công suất danh định của phần tử, còn Ucb bằng điện áp trung bình các cấp (1,05Uđm).
Hệ thống điện mô phỏng gồm nhiều loại phần tử (đường dây, máy biến áp, máy phát điện...), đối với mỗi loại phần tử cho biết trước các thông số. Cách tính toán các thông số trong đơn vị tương đối từ những thông số cho trước của phần tử được giới thiệu trong tài liệu [92].
3.2 Mô phỏng kết nối NMĐG Tuy Phong – Bình Thuận với lưới điện 110kV địa phương trên phần mềm PSS/E