Chiến lược và quy hoạch phát triển năng lượng gió tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chế độ làm việc và ảnh hưởng của nhà máy phát điện chạy bằng sức gió kết nối với lưới điện (Trang 39)

L ỜI CẢM ƠN

1.4.5Chiến lược và quy hoạch phát triển năng lượng gió tại Việt Nam

Năm 2012 Quốc Hội đã thông qua nghị quyết về phát triển kinh tế xã hội, trong đó tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng GDP trung bình ở mức 6,0 ÷ 6,5%/năm. Điều này dẫn đến nhu cầu sử dụng điện năng của Việt Nam vào năm 2015 sẽ là khoảng 193.162GWh, và năm 2020 là 327.472GWh (Bảng 1.5). Trong khi đó, ngay cả khi huy động tối đa các nguồn điện truyền thống thì sản lượng điện trong nước cũng chỉ đạt ở mức tương ứng là 165.000GWh (năm 2020) và 208.000GWh (năm 2030). Thực trạng này nói lên, nền kinh tế sẽ bị thiếu hụt điện năng một cách nghiêm trọng và tỷ lệ thiếu hụt có thể lên tới cỡ 30% mỗi năm.

Bảng 1.5 Dự báo nhu cầu điện năng đến năm 2020 [5, 20]

TT Thành phần 2010 2015 2020

GWh (%) GWh (%) GWh (%)

1 Nông lâm nghiệp & Thủy sản 791,8 0,9 1.155 0,7 1.747 0,6 2 Công nhiệp & Xây dựng 45.104 51,3 90.317 53,3 155.944 54,1 3 Thương nghiệp & Khách sạn 4.315 4,9 9.339 5,5 18.362 6,4 4 Quản lý & Tiêu dùng dân cư 34.237 39,0 59.632 35,2 93.432 32,4 5 Các hoạt động khác 3.412 3,9 8.863 5,2 18.699 6,5

6 Thương phẩm 87.860 100 169.306 100 288.175 100

7 Tổn thất truyền tải & Phân phối 10.098 10,0 17.384 9,0 26.198 8,0 8 Tự dùng 3.130 3,1 6.954 3,6 13.099 4,0

10 Pmax (MW) 16.060 30.600 51.734

Để giải quyết vấn đề này, ngành điện đã quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 ÷ 2020 có xét đến năm 2030, cơ cấu lại hệ thống năng lượng với mục tiêu cung cấp đủ nhu cầu điện năng trong nước, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu đến năm 2015 đạt khoảng 194÷210 tỷ kWh, năm 2020 là 330÷362 tỷ kWh và 695÷834 tỷ kWh vào năm 2030 [5, 20].

Bảng 1.6 Cơ cấu điện năng năm 2020 và 2030

TT Thành phần 2020 2030 (%) (%) 1 Than đá 46,8 56,4 2 Khí 24 14 3 Thủy điện 19,6 9,3 4 Hạt nhân 2,1 10,1

5 Năng lượng tái tạo 4,5 6

6 Nhập khẩu 3 4

Quy hoạch này đã xác định mục tiêu ưu tiên phát triển nguồn năng lượng tái tạo (điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối,…) cho sản xuất điện, tăng tỷ lệ điện năng sản xuất từ nguồn năng lượng này từ mức 3,5% tổng điện năng sản xuất năm 2010, lên 4,5% vào năm 2020 và đạt 6% vào năm 2030. Trong đó, đưa tổng công suất nguồn điện gió từ mức không đáng kể hiện nay lên khoảng 1.000MW vào năm 2020, khoảng 6.200MW vào năm 2030; điện năng sản xuất từ nguồn điện gió chiếm tỷ trọng từ 0,7% năm 2020 lên 2,4% vào năm 2030.

Bảng 1.7 Kịch bản khai thác các nguồn Năng lượng tái tạođến năm 2030 [20]

TT Năng lượng tái tạo 2011 2012 2013 2014 2015 2020 2025 2030

1 Thủy điện nhỏ 527 665 845 1.045 1.245 2.345 3.845 4.755

2

Sinh khối Biomass 6,6 13,6 28,6 48,6 98,6 503,6 1.354 2.204 Bã mía và vỏ trấu 5 10 20 30 50 355 1.105 1.855 Chất thải rắn MSW 1,6 3,6 8,6 18,6 48,6 148,6 248,6 348,6

4 Năng lượng mặt trời 0 0 0 0,8 9,8 34,8 64,8

5 Năng lượng gió 22,5 82,5 123 162,5 232,5 1.013 2.963 6.213

6 Địa nhiệt 0 0 0 0 80 140 263

7 Thủy triều 0 0 0 0 0 0 0

Tổng công suất (MW) 562,7 775 1.025 1.305 1.676 4.489 9.739 15.800

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chế độ làm việc và ảnh hưởng của nhà máy phát điện chạy bằng sức gió kết nối với lưới điện (Trang 39)