Đường cong công suất lý tưởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chế độ làm việc và ảnh hưởng của nhà máy phát điện chạy bằng sức gió kết nối với lưới điện (Trang 64)

L ỜI CẢM ƠN

2.6.1Đường cong công suất lý tưởng

Đối với một turbine gió, khả năng phát điện thể hiện ở lượng công suất thu được có tính đến các giới hạn về kỹ thuật và kinh tế. Nó thường được mô tả dưới dạng một đồ thị công suất phát – vận tốc gió, được gọi là đồ thị công suất lý tưởng (Hình 2.22) [34, 53]. Thông thường, turbine gió bắt đầu hoạt động khi tốc độ gió vượt quá 3 – 4m/s. Tốc độ gió này được gọi là tốc độ khởi động turbine Vkđ. Như có thể thấy trong Hình 2.22, một turbine gió được bắt đầu khởi động từ Vkđ và tăng công suất theo lập phương của tốc độ gió cho đến khi tốc độ gió đạt đến tốc độ danh định Vdđ.

Hình 2.22 Đường cong công suất lý tưởng của turbine gió

Với tốc độ gió từ 12m/s đến 25m/s công suất phát đạt định mức và duy trì bằng cách điều chỉnh hoặc kiểm soát không gian cánh quạt. Với tốc độ gió trên 25m/s turbine gió thường ngừng hoạt động để tránh bị quá tải cơ. Tốc độ gió này gọi là tốc độ ngừng hoạt động Vng của máy phát điện gió.

Đồ thị công suất lý tưởng biểu thị trên Hình 2.22 có thể phân thành 3 vùng với mục đích phát điện khác nhau. Vùng I là vùng tốc độ thấp, công suất sinh ra thấp hơn công suất hoạt động. Bởi vậy mục tiêu phát điện của vùng I là thu nhận toàn bộ năng lượng sinh ra. Do đó đường cong công suất lý tưởng trong vùng I đi theo một đường parabol bậc 3. Mặt khác, mục tiêu phát điện trong vùng tốc độ gió cao (vùng III) là giới hạn công suất phát ra ở dưới công suất danh định để tránh hiện tượng quá tải cơ. Trong vùng này, công suất vượt quá công suất định mức, do đó turbine gió phải làm việc với hiệu suất thấp hơn CPmax. Cuối cùng vùng II là vùng chuyển tiếp giữa đường cong công suất tối ưu của vùng I và đường công suất không đổi của vùng III. Trong vùng này tốc độ turbine gió được giới hạn để duy trì mức độ tiếng ồn dưới mức cho phép và giữ cho lực li tâm ở dưới giá trị chịu đựng của rotor. Trong trường hợp một tốc độ giới hạn như vậy chưa đạt đến thì vùng II có thể không tồn tại và đường cong công suất tối ưu (vùng I) vẫn có thể tiếp tục cho đến khi đạt được đến công suất danh định.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chế độ làm việc và ảnh hưởng của nhà máy phát điện chạy bằng sức gió kết nối với lưới điện (Trang 64)