Dầu nhờn thải được sử dụng để sản xuất dầu diesel trong quá trình nghiên cứu của đồ án được lấy từ hai nguồn chính là: Dầu nhờn thải của các loại động cơ diesel ở các mỏ than khu vực Quảng Ninh và dầu động cơ xăng tại các cửa hàng sửa chữa xe máy khu vực Hà Nội. Các loại dầu thải này thường nhiễm một lượng lớn các cặn bùn, nước, nhũ tương… do vậy cẩn phải xử lý sơ bộ trước khi đem đi tái chế.
Các chỉ tiêu hóa lý cơ bản của 2 mẫu dầu thải được sử dụng trong quá trình thí nghiệm được chỉ ra trong bảng 4.1.
Quy ước: Mẫu dầu thử nghiệm được thu gom tại vùng mỏ Quảng Ninh và Hà Nội được lần lượt ký hiệu là: MDT-01 và MDT-02.
Bảng 4.1: Chỉ tiêu hóa lý mẫu dầu thải sử dụng trong thí nghiệm
Chỉ tiêu hóa lý Phương pháp
thử nghiệm MDT-01 MDT-02 Tiêu chuẩn
Tỷ trọng 150C ASTM D1298 0,905 0,878 0,88 – 0,90 Độ nhớt ở 1000C ASTM D445 9,0 10,8 13 – 21,5 Hàm lượng tro (%) ASTM D847 2,25 1,8 - Chớp cháy cốc hở, 0C ASTM D92 155 147 200 – 220 Hàm lượng lưu huỳnh, % ASTM D129 1,67 1,63 0,25 – 0,5 Hàm lượng nước, % ASTM D95 2 0,8 0 – 0,05
Từ bảng phân tích chỉ tiêu hóa lý 4.1 ta dễ dàng nhận thấy: các chỉ tiêu hóa lý của mẫu MDT-01 đều cao hơn MDT-02. Điều này theo tác giả có một số nguyên nhân sau:
- Mẫu MDT-01 chủ yếu là dầu nhờn động cơ sử dụng cho các loại động cơ dầu có tải trọng nặng, tốc độ chậm (các loại xe vận tải sử dụng trên các mỏ than khu vực Quảng Ninh). MDT-02 chủ yếu là dầu nhờn thải từ các loại
động cơ xăng có tốc độ nhanh, tải trọng nhẹ. Điều này thể hiện rõ ở các chỉ tiêu như tỷ trọng, hàm lượng tro, hàm lượng lưu huỳnh, nhiệt đọ bắt cháy…
- Việc thu gom, tồn chứa, vận chuyển và bảo quản là không được tốt. Vì vậy các chỉ tiêu như: hàm lượng tro, hàm lượng nước MDT-01 cao hơn hẳn MDT-02.