Dầu nhờn được sử dụng trong hầu hết tất cả các loại máy móc phục vụ cho các ngành và trong các hoạt động phục vụ đời sống của con người. Tuy nhiên, theo cách phân loại chung thì dầu nhờn được phân làm 2 loại chính là dầu động cơ và dầu công nghiệp.
Trên thế giới, nhu cầu sử dụng cũng như sản xuất khoảng 50 triệu tấn dầu bôi trơn, còn ở Việt Nam con số này là khoảng 270.000 tấn. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế và các ngành công nghiệp, nhu cầu sử dụng hàng năm tăng thêm khoảng 10 - 15%. Nhu cầu sử dụng các loại chất bôi trơn ở Việt Nam được đánh giá cơ bản qua biểu đồ hình 4.1:
Hình 4.1: Biểu đồ phân bố nhu cầu sử dụng các chất bôi trơn ở Việt Nam
Vì vậy, cùng với nhu cầu sử dụng các loại chất bôi trơn, hàng năm lượng dầu bôi trơn thải ra sau một thời gian sử dụng là tương tự như trên.
Do những năm trước đây, luật bảo vệ môi trường ở Việt Nam chưa được xiết chặt, do vậy các chất bôi trơn sau thời gian sử dụng, thải ra được sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Chúng được sử dụng chủ yếu vào các mục đích như đốt lò, tráng khuôn vật liệu... Một số hộ kinh doanh tư nhân đã tiến hành thu gom và tái chế lại nhằm loại bỏ các cặn bùn, tạp chất, màu, mùi và bổ sung thêm dầu gốc, phụ gia nhằm sản xuất lại dầu động cơ và thu hồi một số sản phẩm nặng hơn. Tuy nhiên, chất lượng dầu bôi trơn tái chế rất nhanh giảm phẩm cấp chất lượng, không đáp ứng được yêu cầu càng ngày càng khắt khe của các loại động cơ.
Thị trường tiêu thụ các loại dầu bôi trơn trải rộng khắp cả nước và tập trung chủ yếu ở các thành phố, các khu công nghiệp, các khu khai thác khoảng sản như khai thác than, đá, quặng và khu tập trung nhiều mạng lưới giao thông đường thủy… Trước đó, ở các khu tiêu thụ chỉ được gom lại nếu lượng sử dụng nhiều và được bán ra thị trường cho các hộ thu gom hoặc sử
cũng như không có các biện pháp an toàn và hữu hiệu. Chính vì vậy mà việc để vương vãi ra môi trường là rất lớn. Mặt khác, ý thức của người sử dụng còn thấp, sự hiểu biết về tác hại của việc để dầu thải ra môi trường nên việc ô nhiễm dầu với môi trường càng trầm trọng hơn.
Với những ảnh hưởng và tác hại to lớn của dầu thải, năm 2007 Chính phủ, Bộ khoa học môi trường, Bộ công an đã quy dầu nhờn thải vào một trong những chất thải nguy hại hàng đầu đối với môi trường. Chính phủ và các bộ đã thành lập các ban, bộ phận chuyên giám sát và quản lý các loại chất thải nguy hại này. Chính vì vậy, lượng dầu thải tồn chứa ứ đọng và chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu rất lớn.
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, từ những thế kỷ 19 người ta đã quan tâm rất nhiều đến các loại dầu thải này. Đã có rất nhiều nghiên cứu nhằm tái sử dụng nguồn chất thải này. Tuy nhiên, chất lượng tái sinh thường không đáp ứng được yêu cầu hoặc giá thành tái sinh quá cao, đòi hỏi công nghệ phức tạp là những cản trở để áp dụng các nghiên cứu trên vào thực tiễn. Các phương pháp nghiên cứu chính chủ yếu tập trung vào việc tái sinh để sản xuất lại dầu bôi trơn. Song do bản chất hóa học trong thành phần của dầu đã bị oxi hóa nên, bị bẻ mạch nên chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng, chất lượng sản phẩm giảm rất nhanh.
Trong thời gian gần đây, giá dầu mỏ liên tục tăng nhanh và từ thực tiễn là dầu mỏ không phải vô hạn và không tái sinh được. Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng các loại nhiên liệu tăng cao. Các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung vào nghiên cứu các phương pháp tái sinh dầu nhờn thải để sản xuất các loại nhiên liệu, trong đó hướng nghiên cứu sản xuất nhiên liệu diesel đặc biệt được chú trọng.
Tại Việt Nam, khoảng 10 năm trở lại đây, đã có rất nhiều cơ sở sản xuất trong nước đã áp dụng thành công mô hình tái chế dầu nhờn thải thành nhiên liệu diesel, song chất lượng tái chế nhìn chung chưa đạt được các phẩm chất, chất lượng cần thiết vì các cơ sở này chủ yếu tái chế theo phương pháp kinh nghiệm hoặc công nghệ đơn giản. Bản chất của các phương pháp này là crăcking bẻ mạch cacbon mà chưa có các phương pháp xử lý màu và mùi sản phẩm. Công nghệ này chủ yếu gồm một số thiết bị chính sau:
- Hệ thống xử lý tách nước.
- Hệ thống sinh hàn ngưng làm lạnh, ngưng tụ. - Hệ thống tách cặn, tạp chất.
- Hệ thống tinh chế dầu.
- Hệ thống xử lý khí và thu hồi khí.