Dự báo về sự biến động của tỷ giá hối đoái trong thời gian tớ

Một phần của tài liệu 016 một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng biến động tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu thiết bị đóng tàu tại tổng công ty công nghiệp tàu thủy bạch đằng (Trang 39 - 41)

- Sau khi thu thập, tổng hợp thì kết quả điều tra thu được đó là:

3.2.3. Dự báo về sự biến động của tỷ giá hối đoái trong thời gian tớ

Tỷ giá hối đoái là một hiện tượng kinh tế khá nhạy cảm và phức tạp, hơn nữa sự vận động của tỷ giá hối đoái rất khó lường và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như: cung – cầu ngoại tệ cho hoạt động thương mại và đầu tư, chính sách tỷ giá và lãi suất của từng nước trong từng thời kỳ, chế độ tỷ giá hoặc năng suất lao động trong lĩnh vực sản xuất hàng hóa thương mại và phi thương mại, … Bên cạnh đó, tác động và vai trò của tỷ giá hối đoái đối với nền kinh tế quốc dân, đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nước là khá lớn. Do đó, việc dự đoán sự biến động của tỷ giá hối đoái cực kỳ là quan trọng mặc dù việc dự báo tỷ giá là một vấn đề hết sức khó khăn cho các nhà quản lý vĩ mô.

Với thực tế những gì đã và đang diễn ra trên thị trường ngoại hối quốc tế, cùng với các phương pháp phân tích phức tạp và khó khăn, các nhà kinh tế học, các chuyên gia phân tích thị trường đã đưa ra những dự báo về tỷ giá danh nghĩa một số đồng tiền chủ chốt.

Bảng 3.1:

Dự báo tỷ giá danh nghĩa một số ngoại tệ chủ chốt

Năm GBP JPY EUR Chỉ số USD

2012 0.498 108.123 0.731 94.6

2013 0.496 107.261 0.729 94.1

2014 0.496 106.645 0.729 93.7

2015 0.494 106.153 0.726 93.3

(Nguồn: Global Insight, World Economic Outlook)

Qua bảng số liệu ta có thể thấy xu hướng chung của thời kỳ này là đồng USD vẫn tiếp tục bị mất giá so với đồng GBP, JPY, và đồng EUR. Cũng trong giai đoạn này, đồng JPY là lên giá mạnh nhất so với đồng USD. Bởi GBP, JPY, EUR là đồng tiền của các nước mà có quan hệ thương mại và đầu tư quan trọng đối với Việt Nam trong thời gian đã qua và trong tương lai. Mà trên thị trường ngoại hối quốc tế, chúng ta thực hiện cơ chế áp dụng tỷ giá chéo, cho nên sự biến động của đồng USD so với các đồng ngoại tệ khác đã ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ giá của đồng Việt Nam so với các ngoại tệ đó. Vì vậy, việc nghiên cứu biến động của các tỷ giá này so với đồng Việt Nam có vai trò hết sức quan trọng trong việc dự báo cán cân thương mại.

3.2.2. Phương hướng phát triển của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng

Định hướng phát triển chung của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng

Trong giai đoạn sản xuất hiện nay, Tổng công ty tiếp tục duy trì và hình thành các sản phẩm chiến lược, coi trọng thị trường trong nước, lấy thị trường thế giới làm trọng tâm để xuất khẩu tàu có giá trị cao. Tổng Công ty đang đẩy nhanh tiến độ thi công các tàu 22.500T số 7 & số 8 cho Công ty CP vận tải biển Việt Nam, tàu 1.700 TEU số 1, tàu 6.500T, tàu Etyelen số 1&2 xuất khẩu sang Ý và tàu 17.500T số 1&2 xuất khẩu sang Hàn Quốc...và đang đầu tư xây dựng triền ngang để đóng tàu 6.500 DWT, tiến hành làm thủ tục đề nghị thành phố Hải Phòng cấp từ 200 - 250 ha tại Lạch Huyện thuộc quy hoạch cảng nước sâu Lạch Huyện thành phố Hải Phòng để xây dựng cơ sở II đóng tàu đến 150.000 DWT.

Ngoài việc đóng mới và sửa chữa tàu thủy, Tổng công ty còn sản xuất máy tàu thủy, kinh doanh tàu biển, lập đội tàu, kinh doanh bất động sản, sản xuất van tàu thủy… Tổng công ty phấn đấu đạt tỷ suất lợi nhuận hàng năm từ 15 - 20%, mở chi nhánh tại nước ngoài để tạo dựng thị trường, mở rộng giao dịch đóng tàu, mua bán tàu biển, vận chuyển hàng hóa, cụ thể:

- Tổng công ty đang xúc tiến đóng tàu hàng 30.000DWT, tàu dầu 49.000DWT cho chủ tàu Balan, Hylạp, Đan Mạch....nhằm đưa Tổng công ty trở thành đa sở hữu hoá và đa ngành nghề.

- Tổng thầu đóng mới và sửa chữa các loại tàu hàng có trọng tải tới 150.000 DWT, tàu dầu 50.500 DWT, tàu container có sức trở 3.000 TEU, các loại tàu khách, tàu du lịch, tàu LASH, du thuyền…

- Đầu tư các ngành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ cho công nghiệp đóng tàu như: Lắp ráp, chế tạo động cơ diesel có công suất đến 32.000 HP, máy phát điện đồng bộ, thiết bị nâng, sản xuất van tàu thủy…

- Hoạt động trong lĩnh vực mua, bán, cho thuê tàu biển phục vụ nhu cầu thị trường.

- Đầu tư xây dựng đội tàu để hoạt động trong các lĩnh vực: lai dắt, nạo vét luồng lạch và vận tải biển.

- Đầu tư xây dựng: tư vấn thiết kế, thi công các công trình xây dựng lớn như: cảng biển, nhà máy đóng tàu… theo tiêu chuẩn hiện đại và các công trình dân dụng khác;

- Mở rộng quy mô các ngành kinh doanh dịch vụ như: dịch vụ du lịch, dịch vụ hàng hải, dịch vụ đời sống, vui chơi giải trí, thể dục thể thao…

Định hướng phát triển đối với hoạt động nhập khẩu vật tư thiết bị đóng tàu của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng

Một phần của tài liệu 016 một số giải pháp hạn chế ảnh hưởng biến động tỷ giá tới hoạt động nhập khẩu thiết bị đóng tàu tại tổng công ty công nghiệp tàu thủy bạch đằng (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(47 trang)
w