- Sau khi thu thập, tổng hợp thì kết quả điều tra thu được đó là:
3.1.4. Phát hiện nghiên cứu thứ tư, Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả chưa cao
(Dựa trên cơ sở phân tích dữ liệu từ Khả năng tài chính của công ty thông qua: Bảng 2.2:Chỉ tiêu lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Bảng 2.3: Chỉ tiêu hiệu quả sự dụng vốn lưu động – trang của chuyên đề
Và kết hợp với phân tích từ dữ liệu thứ cấp qua kết quả kinh doanh nhập khẩu của Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng – Trang của chuyên đề).
Đối với hợp đồng nhập khẩu vật tư thiết bị, vấn đề khó khăn nhất là vốn. Để có nguồn vốn nhập khẩu vật tư Tổng công ty phải huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau: vốn
vay trong nước, vốn vay ngân hàng, vốn của Tổng công ty, vốn vay nước ngoài. Tuy nhiên, với vốn vay ngân hàng thì lãi suất lại quá cao mà thời hạn cho vay lại ngắn, trong khi đó có những thiết bị phải đặt hàng ở nhà cung cấp và phải chờ thời gian khá dài mới có thể thực hiện hợp đồng. Mà đối với sự biến động tỷ giá thì Tổng công ty cần có một nguồn tài chính tốt để có thể có những phương pháp hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá. Do vậy đây cũng là một vấn đề còn tồn tại của Tổng công ty.
Nguyên nhân khách quan dẫn tới hạn chế về tình trạng thiếu vốn, huy động và sử
dụng vốn không hiệu quả
Do hạn chế về nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước. Là một doanh nghiệp Nhà nước, hàng năm, Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Bạch Đằng vẫn nhận được các khoản vốn “rót xuống” từ ngân sách Nhà nước cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. Tuy nhiên, nguồn vốn này sẽ không trực tiếp đưa xuống Tổng công ty mà sẽ đưa qua Tập đoàn VINASHIN và tập đoàn VINASHIN sẽ phân bổ. Chính do việc nhận vốn theo “đường vòng” như vậy nên để nhận được vốn từ ngân sách Nhà nước, Tổng công ty sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào tập đoàn VINASHIN. Do đó, nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước dành cho Tổng công ty sẽ không thể sử dụng ngay được. Hơn nữa, lượng vốn từ ngân sách Nhà nước cũng không thể sử dụng tùy ý mà cần có các kế hoạch giải trình việc sử dụng vốn. Nói chung, sẽ có độ trễ trong việc nhận và sử dụng nguồn vốn từ ngân sách Nhà nước.
Việc huy động vốn của Tổng công ty gặp rất nhiều khó khăn vay một lượng lớn vốn từ ngân hàng lại không phải là điều dễ dàng vì thủ tục vay vốn thường rườm rà, phức tạp, đòi hỏi nhiều các điều kiện đi kèm như: kế hoạch giải trình việc sử dụng vốn, tài sản thế chấp, thời gian hoàn vốn, lãi suất… Hơn thế nữa, lượng vốn được vay cũng bị giới hạn ở mức nhất định. Việc vay vốn như vậy sẽ làm phát sinh thêm chi phí lãi vay, do đó có khả năng làm tăng gánh nặng chi phí và làm giảm lợi nhuận hơn nữa. Lạm phát trong nửa đầu năm 2008 đã khiến các ngân hàng siết chặt cho vay. Lãi suất cho vay có lúc bị đẩy lên đến 25% một năm khiến cho Tổng công ty không thể tiếp cận với nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại.
Ngoài ra, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu và suy giảm kinh tế trong nước đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới nhu cầu đóng mới và sửa chữa tàu, nhiều hợp đồng đã đặt sẽ bị hủy bỏ vì khách hàng không thể huy động được tài chính như đã tính toán từ trước. Tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu khiến các kỳ vọng về nhu cầu vận tải trong tương lai thay đổi. Với nhu cầu vận tải giảm sút, người ta không cần đến nhiều tàu biển như đã dự tính. Giá cước vận tải biển giảm rất mạnh, có nơi giảm đến 80%. Các chủ tàu phải tính toán, xem xét lại kế hoạch phát triển đội tàu của mình. Những dự án đóng tàu quá tốn kém và không hiệu quả sẽ phải ngừng lại. Tập đoàn Vinashin nói chung và Tổng công ty CNTT Bạch Đằng nói riêng đã và đang hứng chịu tác động nặng nề của một trong những cuộc khủng hoảng nặng nề nhất trong lịch sử. Trong năm 2009-2010, do không thể huy động đủ vốn nên Tổng công ty đã phải dừng và hoãn một số dự án. Số hợp đồng bị hủy trong cùng năm lên đến 10% và 40% hợp đồng phải kéo dài thời hạn. Điều này càng làm cho tình hình tài chính của Tổng công ty gặp khó khăn.