Sự kết tập tinh thể trong thận khi sử dụng hóa chất gây sỏi ở các nồng độ khác

Một phần của tài liệu Triển khai mô hình gây sỏi tiết niệu trên động vật thí nghiệm (Trang 37)

khác nhau.

Thận của tất cả chuột ở các nhóm được thu vào ngày kết thúc thí nghiệm để làm tiêu bản mô bệnh học. Riêng nhóm sử dụng EG 1% kết hợp với AC 1% và 2%, do nhiều chuột bị chết trước ngày kết thúc thí nghiệm nên thận được thu rải rác trong khoảng thời gian từ 1 tuần đến 2 tuần. Mức độ kết tập sỏi trong thận (được đánh giá theo thang điểm từ 0 đến 3), tỉ lệ chuột chuột bị sỏi thận của các nhóm được thể hiện ở bảng 3.3, hình 3.3 và hình 3.4.

Bảng 3.3. Mức độ và tỉ lệ kết tập sỏi trong thận của các nhóm

Thông số Nhóm n Điểm Tỉ lệ chuột bị sỏi thận (%) Chứng 5 0 0 EG 1% 5 1,2 ± 0,6a 60 EG 1% + AC 0,5% 5 1,80 ± 0,4a 100 EG 1% + AC 1% 3 1,7 ± 0,9a 67 EG 1% + AC 2% 5 1,4 ± 0,4a 80 (a)p < 0,05 so với nhóm chứng

A

B C

D E

Hình 3.3. Hình ảnh tiêu bản mô bệnh học thận dưới kính hiển vi phân cực (x 100 )

A. Nhóm chứng, B. Nhóm EG 1%, C. Nhóm EG 1% + AC 0,5%, D. Nhóm EG 1% + AC 1%,

A

B C

D E

Hình 3.4. Hình ảnh tiêu bản mô bệnh học thận dưới kính hiển vi phân cực (x 400)

A. Nhóm chứng, B. Nhóm EG 1%, C. Nhóm EG 1% + AC 0,5%, D. Nhóm EG 1% + AC 1%,

Nhận xét:

Về mức độ kết tập sỏi: tất cả chuột thuộc các nhóm sử dụng hóa chất gây sỏi đều thể hiện mức độ kết tập sỏi cao hơn so với nhóm chứng. Không có sự khác biệt về mức độ kết tập sỏi giữa các nhóm sử dụng hóa chất gây sỏi, mặc dù nhóm sử dụng EG đơn độc có xu hướng kết tập sỏi thận ít hơn so với các nhóm sử dụng kết hợp cả EG và AC.

Về tỉ lệ kết tập sỏi: tất cả các cá thể ở nhóm EG 1% + AC 0,5% đều hình thành sỏi trong thận, trong khi tỉ lệ kết tập sỏi trong thận ở nhóm EG đơn độc là 60% . Nhóm sử dụng EG 1% kết hợp với AC 1% và 2% có tỉ lệ chuột bị sỏi lần lượt là 67% và 80%, tuy nhiên hai nhóm này không thu được thận của tất cả các cá thể (do bị chết trong quá trình thí nghệm) và không sử dụng hóa chất gây sỏi đủ thời gian dự kiến (4 tuần).

Về hình ảnh kết tập sỏi: nhóm chứng hoàn toàn không có sỏi trong thận. Nhóm EG 1% có một số đám tinh thể nhỏ nằm rải rác. Các nhóm sử dụng EG 1 % kết hợp với AC 0,5%, 1% hoặc 2% đều hình thành nhiều đám tinh thể lớn trong thận, đặc biệt là nhóm EG 1% + AC 2%. Sỏi có thể kết tập ở vùng nhú thận ( hình 3.4 C, E) hoặc vùng nhu mô thận (bao gồm vùng vỏ thận và vùng tủy thận) (hình 3.4 B, D).

Một phần của tài liệu Triển khai mô hình gây sỏi tiết niệu trên động vật thí nghiệm (Trang 37)