độ khác nhau
Mẫu nước tiểu hàng tuần được đem li tâm, lấy phần cặn để xác định số lượng tinh thể trong nước tiểu. Tất cả chuột ở nhóm EG 1% + AC 2% đều gần như vô niệu sau 1 tuần thí nghiệm nên không thu được mẫu để xác định tinh thể niệu. Nhóm EG 1% + AC 1% chỉ thu được mẫu nước tiểu tại thời điểm 1 tuần. Kết quả xác định tinh thể niệu được thể hiện ở bảng 3.2 và hình 3.2.
Bảng 3.2. Số lượng tinh thể calci oxalat niệu của các nhóm trong 4 tuần thí nghiệm
Thời gian
Nhóm n Tuần 1 Tuần 2 Tuần 3 Tuần 4
Chứng 5 0 0 0 0
EG 1% 4 1,5 ± 0,5a 1,1 ± 0,1a 1,0 ± 0,4a
0,8 ± 0,3a
EG 1% + AC 0,5 % 4 5,3 ± 0,5a,b 3,0 ± 0,6a,b 2,8 ± 0,5a,b
1,3 ± 0,6a
EG 1% + AC 1% 3 6,0 ± 0,0a,b - - -
A B
C D
Hình 3.2. Hình ảnh tinh thể calci oxalat niệu dưới kính hiển vi quang học(X 400)
A. Nhóm chứng; B. Nhóm EG; C. Nhóm EG + AC 0,5%; D. Nhóm EG + AC 1%
Ghi chú: COM , COD , Struvit Nhận xét:
Về số lượng tinh thể, tất cả các nhóm sử dụng hóa chất gây sỏi đều có số lượng tinh thể calci oxalat niệu lớn hơn so với nhóm chứng trong cả 4 tuần của thí nghiệm. Ở tuần thứ nhất, số lượng tinh thể calci oxalat niệu ở nhóm sử dụng amoni clorid 0,5% hoặc 1% kết hợp với ethylen glycol cao hơn nhóm chỉ uống ehylen glycol đơn độc. Nhóm EG 1% + AC 0,5% cũng bài tiết tinh thể calci oxalat niệu nhiều hơn so với
nhóm EG 1% ở tuần thứ hai và tuần thứ ba. Tuy nhiên, sự khác biệt này ở tuần thứ tư không có ý nghĩa thống kê.
Về hình ảnh tinh thể: Tinh thể calci oxalat được quan sát thấy ở hầu hết các cá thể sử dụng hóa chất gây sỏi, chỉ trừ một cá thể ở nhóm EG 1%. Nhóm chứng chỉ có vài tinh thể struvit nhỏ. Nhóm EG 1% có một số tinh thể nằm rải rác, chủ yểu là COD. Nhóm EG + AC 0,5% có rất nhiều tinh thể calci oxalat bao gồm cả COD và COM. Nhóm EG + AC 1% có các tinh thể calci oxalat lớn xen lẫn với các tinh thể struvit .