Chuẩn bị mẫu thử của hai loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume được tiến hành theo mục 2.3.3.1.
Hình 3.5 Sơ đồ chiết xuất các phân đoạn từ dịch chiết toàn phần của hai loài
Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume Lớp n-hexan
Lớp CH2Cl2
Cắn CH2Cl2 Lớp nước
Cất thu hồi dung môi dưới áp lực giảm rồi cô đặc
Lớp nước
+ CH2Cl2
Cất thu hồi dung môi dưới áp lực giảm
Cắn n-hexan + thêm nước
+ n- hexan
Cất thu hồi dung môi dưới áp lực giảm
+ EtOAc
Lớp nước
Cắn
+ Cô đặc Cất thu hồi dung môi dưới áp
lực giảm Dịch chiết đậm đặc
+ EtOH 70% ( chiết hồi lưu 3 lần, 2 giờ). Dược liệu
Dịch chiết EtOH 70% toàn phần
Cắn ethyl acetat Lớp ethyl
Hàm lượng cắn các phân đoạn thu được được tính theo công thức:
F% = ×100
Trong đó:
F là hàm lượng cắn (%) a là khối lượng cắn ( gam) M là khối lượng dược liệu (gam) h là hàm ẩm của dược liệu Hàm ẩm dược liệu:
- Loài Ficus religiosa L. được xác định là 6,69% - Loài Ficus rumphii Blume được xác định là 8, 35%
Hàm lượng cắn các phân đoạn hai loài được trình bày trong bảng 3.3 và 3.4.
Bảng 3.3 Hàm lượng cắn các phân đoạn từ dịch chiết ethanol 70% loài Ficus religiosa L.
Cắn Khối lượng (g) Hàm lượng (%)
n- hexan 1,0030 2,15
CH2Cl2 0,2286 0,49
EtOAc 0,2379 0,51
Bảng 3.4 Hàm lượng cắn các phân đoạn từ dịch chiết ethanol 70% loài Ficus rumphii Blume
Cắn Khối lượng (g) Hàm lượng (%)
n- hexan 1,2510 2,73
CH2Cl2 0,0797 0,17
3.2.2 Ảnh hƣởng của dịch chiết nƣớc hai loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume trên sự hình thành tinh thể calci oxalat in vitro
Thí nghiệm được tiến hành như mô tả ở mục 2.3.3.3a
Kết quả được trình bày trong bảng 3.5, nồng độ trình bày trong bảng là nồng độ ban đầu trước khi cho vào giếng.
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của dịch chiết nước ở các độ pha loãng 1/16, 1/8, 1/4, 1/2 của hai loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume
lên sự hình thành tinh thể calci oxalat
Ficus religiosa L. Ficus rumphii Blume ODTB ± SD ∆OD hoặc % ức chế ODTB ± SD % ức chế Trắng sỏi 0,17±0,01 0,17±0,01 Natri citrate 150 mM 0,03±0,01 (*) 82,87% 0,03±0,01 (*) 82,87% 1/16 0,20±0,01 ∆OD=0,03 0,10±0,01 (*) (**) 42,28% 1/8 0,24±0,02 (*) ∆OD=0,07 0,10±0,01 (*) (**) 41,62% ¼ 0,31±0,02 (*) ∆OD=0,14 0,15±0,01 (*) (**) 14,11% ½ 0,41±0,05 (*) ∆OD=0,24 0,16±0,02 8,38%
(*), p < 0,05 khi so sánh với lô trắng sỏi; (**), p < 0,05 khi so sánh với chứng dương natri citrat
Trắng sỏi 1/2 1/4 1/8 1/16 Natri citrat Ficus religiosa L. Ficus rumphii Blume
Hình 3.6 Hình ảnh tinh thể calci oxalat tạo thành trong điều kiện không có chất thử (trắng sỏi), trong điều kiện có mặt dịch chiết nước Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume tại các độ pha loãng và chứng dương natri citrat (độ phóng đại 40x)
1/2 1/4
1/8 1/16
Nhận xét:
Trắng sỏi: giá trị ODTB của mẫu trắng sỏi là 0,17. Trên hình ảnh, kích thước tinh thể calci oxalat tạo thành nhỏ, sỏi chủ yếu tồn tại dưới dạng COM.
Chứng dương natri citrat: natri citrat thể hiện tác dụng ức chế hình thành tinh thể calci oxalat, làm giảm rõ rệt giá trị OD620nm so với mẫu trắng sỏi (p < 0,05) với tỷ lệ ức chế đạt 82,87%. Hình ảnh sỏi cho thấy kích thước tinh thể calci oxalat tạo thành nhỏ, số lượng ít hơn và tỷ lệ COD/COM cao hơn so với mẫu trắng sỏi.
Ảnh hưởng của dịch chiết nước loài Ficus religiosa L.
- Trên OD620nm: dịch chiết nước loài Ficus religiosa L. không thể hiện tác dụng ức chế tạo thành số lượng tinh thể calci oxalat ở tất cả các nồng độ thử. Ngược lại, ở các độ pha loãng 1/8, 1/4, 1/2 còn làm tăng số lượng các tinh thể calci oxalat tạo thành so với mẫu trắng sỏi (p < 0,05). Ảnh hưởng này tăng dần theo nồng độ, trong đó nồng độ tương ứng với độ pha loãng 1/2 thể hiện ảnh hưởng mạnh nhất.
- Trên hình ảnh sỏi: kích thước tinh thể calci oxalat giảm dần khi nồng độ dịch chiết nước Ficus religiosa L. tăng dần nhưng kèm theo số lượng tinh thể calci oxalat tạo thành tăng dần. Tỷ lệ dạng COD/COM tăng dần khi nồng độ dịch chiết tăng dần. Ở nồng độ tương ứng với độ pha loãng 1/2 hầu hết tinh thể tạo thành đều ở dạng COD.
Ảnh hưởng của dịch chiết nước loài Ficus rumphii Blume
- Trên OD620nm: dịch chiết nước Ficus rumphii Blume có tác dụng ức chế tạo thành tinh thể calci oxalat với xu hướng chung là tác dụng tăng dần khi nồng độ dịch chiết giảm dần. Tại nồng độ tương ứng với độ pha loãng 1/16 dịch chiết có tác dụng ức chế 42% sự tạo thành tinh thể calci oxalat .
- Trên hình ảnh sỏi, kích thước tinh thể calci oxalat tạo thành giảm dần khi nồng độ dịch chiết nước tăng dần. Tỷ lệ dạng COD/COM tạo thành tăng dần theo nồng độ dịch chiết. Tuy nhiên ở độ pha loãng 1/8 và 1/16 tinh thể COD tạo thành có kích thước lớn hơn so với các tinh thể COD tạo thành ở độ pha loãng tương ứng của loài
3.2.3 Ảnh hƣởng của dịch chiết ethanol hai loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume trên sự hình thành tinh thể calci oxalat in vitro
Thí nghiệm được tiến hành như mô tả ở mục 2.3.3.3a
Kết quả được trình bày trong bảng 3.6, nồng độ trình bày trong bảng là nồng độ ban đầu trước khi cho vào giếng.
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của dịch chiết ethanol ở các độ pha loãng 1/16, 1/8, 1/4, 1/2 của hai loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume
lên sự hình thành tinh thể calci oxalat
Ficus religiosa L. Ficus rumphii Blume ODTB ± SD % ức chế ODTB ± SD % ức chế Trắng sỏi 0,14± 0,02 0,14± 0,02 Natri citrat 0,02±0,01 (*) 85,71 0,02±0,01 (*) 85,71 1/16 0,12±0,02 9,02 0,06 ±0,01 (*) (**) 53,69 1/8 0,11±0,01 15,79 0,07±0,01 (*) (**) 49,00 1/4 0,10±0,01 (*) (**) 25,19 0,08± 0,01 (*) (**) 46,66 1/2 0,12±0,01 9,27 0,10± 0,01 (*) (**) 27,72
(*), p < 0,05 khi so sánh với lô trắng sỏi; (**), p < 0,05 khi so sánh với chứng dương natri citrat
1/2 1/4 1/8 1/16 Natri citrat Trắng sỏi 1/16 1/8 1/4 1/2 Ficus religiosa L. Ficus rumphii Blume
Hình 3.7 Hình ảnh tinh thể calci oxalat tạo thành trong điều kiện không có chất thử (trắng sỏi), trong điều kiện có mặt dịch chiết ethanol Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume tại các độ pha loãng và chứng dương natri citrat (độ phóng đại 40x)
Nhận xét:
Ảnh hưởng của dịch chiết ethanol loài Ficus religiosa L.
- Trên OD620nm: dịch chiết ethanol loài Ficus religiosa L. thể hiện tác dụng ức chế tạo thành tinh thể calci oxalat ở tất cả các nồng độ, trong đó tỷ lệ ức chế cao nhất ở nồng độ tương ứng với độ pha loãng 1/4 (25,19%) (p < 0,05 so với mẫu trắng sỏi).
- Trên hình ảnh sỏi, kích thước tinh thể calci oxalat tạo thành lớn hơn so với mẫu trắng sỏi, tuy nhiên số lượng tinh thể ít hơn. Tỷ lệ dạng COD/COM tăng dần khi nồng độ mẫu thử tăng dần. Ở nồng độ tương ứng với độ pha loãng 1/2, dạng COD chiếm ưu thế hơn rõ rệt so với dạng COM.
Ảnh hưởng của dịch chiết ethanol loài Ficus rumphii Blume:
- Trên OD620nm: dịch chiết ethanol loài Ficus rumphii Blume thể hiện tác dụng ức chế tạo thành tinh thể calci oxalat ở tất cả các nồng độ tương ứng với các độ pha loãng 1/16, 1/8, 1/4, 1/2 (p < 0,05 so với mẫu trắng sỏi). Tác dụng này có xu hướng tăng theo chiều nồng độ giảm dần., tỷ lệ ức chế đạt cao nhất ở nồng độ tương ứng với độ pha loãng 1/16 (53,69%).
- Trên hình ảnh sỏi, kích thước tinh thể calci oxalat tạo thành giảm dần
trong khi tỷ lệ dạng COD/COM tạo thành tăng dần theo chiều nồng độ mẫu thử tăng dần. Ở nồng độ tương ứng với độ pha loãng 1/2, hầu hết tinh thể calci oxalat tạo thành ở dạng COD.
3.2.4 Ảnh hƣởng của các phân đoạn dịch chiết hai loài Ficus religiosa L. và
Ficus rumphii Blume trên sự hình thành tinh thể calci oxalat in vitro
3.2.4.1 Khảo sát ảnh hƣởng của ethanol lên sự hình thành tinh thể calci oxalat
in vitro
Kết quả đo giá trị OD620nm và hình ảnh chụp tinh thể calci oxalat được trình bày trong bảng 3.7 và hình 3.8.
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của ethanol tới sự hình thành tinh thể calci oxalat in vitro Nồng độ ethanol (%) ODTB ± SD ΔOD 0 5 10 20 50 80 0,18 ± 0,02 0,17 ± 0,02 0,18 ± 0,01 0,21 ± 0,01 0,34 ± 0,01(*) 0,63 ± 0,02(*) - -0,01 0,00 0,03 0,16 0,45
*, p < 0,05 khi so sánh với lô trắng sỏi
0% 5% 10%
20% 50% 80%
Hình 3.8 Hình ảnh chụp tinh thể calci oxalat tạo thành trong dung môi ethanol ở các nồng độ khác nhau (độ phóng đại 40x)
Nhận xét:
Kết quả cho thấy sự có mặt của ethanol có ảnh hưởng rõ rệt đến số lượng tinh thể tạo thành. Tác dụng này phụ thuộc vào nồng độ của ethanol, thể hiện rõ rệt ở nồng độ 50% và 80% (p < 0,05 so với mẫu trắng sỏi trong môi trường nước). Ở nồng độ thấp hơn 5%, 10% và 20%, sự có mặt của ethanol hầu như không ảnh hưởng đến số lượng, kích thước tinh thể calci oxalat cũng như tỷ lệ COD/COM.
Vì vậy, chúng tôi lựa chọn ethanol 20% làm dung môi để hòa tan cắn các phân đoạn dịch chiết của 2 loài Ficus religiosa L. và Ficus rumphii Blume trong các thí nghiệm tiếp theo.
3.2.4.2 Ảnh hƣởng các phân đoạn từ dịch chiết hai loài Ficus religiosa L. và
Ficus rumphii Blume trên sự hình thành tinh thể calci oxalat in vitro
Kết quả được trình bày trong bảng 3.8, hình 3.9 và hình 3.10. Nồng độ cuối cùng trong giếng tương ứng với các mẫu thử là 1 µg/ml, 10 µg/ml, 100 µg/ml; của natri citrat là 15 mM.
Bảng 3.8 Ảnh hưởng các phân đoạn dịch chiết hai loài Ficus religiosa L. và
Ficus rumphii Blume trên sự hình thành tinh thể calci oxalat in vitro
Ficus religiosa L. Ficus rumphii Blume
ODTB ± SD ∆OD hoặc % ức chế ODTB ± SD ∆OD hoặc % ức chế Trắng sỏi 0,10±0,02 0,16±0,01 Natri citrat 15 mM 0,01±0,01(*) 87,88% 0,01±0,01(*) 89,19% n-hexan Trắng sỏi 0,10±0,01 0,16±0,02 1 µg/ml 0,13±0,02 (*) ∆OD =0,02 0,15±0,01 11,18% 10 µg/ml 0,14±0,01 (*) ∆OD =0,03 0,12±0,01 (*) (**) 24,79% 100 µg/ml 0,26±0,01(*) ∆OD =0,16 0,15±0,01 7,10% CH2Cl2 Trắng sỏi 0,13±0,02 0,14±0,01 1 µg/ml 0,10±0,01 14,34% 0,12±0,01 10,62% 10 µg/ml 0,10±0,01 (*) (**) 17,99% 0,12±0,01 (*) (**) 10,89% 100 µg/ml 0,16±0,01(*) ∆OD =0,03 0,12±0,01 11,16% EtOAc Trắng sỏi 0,11±0,02 0,14±0,02 1 µg/ml 0,09±0,01 (*) (**) 20,66% 0,14±0,01 6,09% 10 µg/ml 0,11±0,02 2,04% 0,15±0,01 ∆OD =0,008 100 µg/ml 0,11±0,01 ∆OD =0,001 0,13±0,01 (*) (**) 11,17% Phân đoạn nước còn lại Trắng sỏi 0,10±0,02 0,16±0,01 1 µg/ml 0,12±0,01 ∆OD =0,016 0,14±0,01 (*) (**) 9,70% 10 µg/ml 0,10±0,02 (*) (**) 1,89% 0,12±0,01 (*) (**) 20,35% 100 µg/ml 0,11±0,01 ∆OD =0,006 0,11±0,01 (*) (**) 27,32%
(*), p < 0,05 khi so sánh với lô trắng sỏi; (**), p < 0,05 khi so sánh với chứng dương natri citrat
Hình 3.9 Hình ảnh tinh thể calci oxalat tạo thành trong điều kiện không có chất thử (trắng sỏi), trong điều kiện có mặt cắn các phân đoạn từ dịch chiết ethanol Ficus
religiosa L. tại các nồng độ và chứng dương natri citrat (độ phóng đại 40x)
Trắng sỏi Natri citrat
10 µg/ml 100 µg/ml
CH2Cl2: 1 µg/ml 10 µg/ml 100 µg/ml
EtOAc: 1 µg/ml 10 µg/ml 100 µg/ml
Phần nước còn lại: 1 µg/ml 10 µg/ml 100 µg/ml n- hexan: 1 µg/ml
Hình 3.10 Hình ảnh tinh thể calci oxalat tạo thành trong điều kiện không có chất thử (trắng sỏi), trong điều kiện có mặt cắn các phân đoạn từ dịch chiết ethanol Ficus
rumphii Blume tại các nồng độ và chứng dương natri citrat (độ phóng đại 40x) Trắng sỏi Natri citrat
10 µg/ml 100 µg/ml
CH2Cl2: 1 µg/ml 10 µg/ml 100 µg/ml
EtOAc: 1 µg/ml 10 µg/ml 100 µg/ml
Phần nước còn lại: 1 µg/ml 10 µg/ml 100 µg/ml n- hexan: 1 µg/ml
Nhận xét:
Trắng sỏi: Giá trị ODTB là 0,16. Tinh thể có kích thước nhỏ với dạng COM chiếm ưu thế rõ rệt hơn so với dạng COD.
Chứng dương natri citrat: So với natri citrat pha trong nước, natri citrat pha trong ethanol 20% thể hiện tác dụng tương tự ức chế mạnh sự tạo thành tinh thể calci oxalat (88%). Tinh thể calci oxalat tồn tại chủ yếu dưới dạng COD.
Ảnh hưởng của các phân đoạn từ Ficusreligiosa L.
- Trên OD620nm: Trong số các phân đoạn dịch chiết chỉ có phân đoạn dicloromethan (ở nồng độ 10 µg/ml) và phân đoạn ethyl acetat (nồng độ 1 µg/ml) thể hiện tác dụng ức chế tạo thành tinh thể calci oxalat với tỷ lệ ức chế tương ứng là 17,99% và 20,66% (p < 0,05 so với mẫu trắng sỏi).
- Trên hình ảnh sỏi: Mật độ sỏi ở các phân đoạn dicloromethan (nồng độ 10 µg/ml) và phân đoạn ethyl acetat (nồng độ 1 µg/ml) đều ít hơn so với mẫu trắng sỏi. Tuy nhiên dưới tác dụng của phân đoạn ethyl acetat (nồng độ 1 µg/ml) đa số các tinh thể tồn tại dưới dạng COM, một số tinh thể tồn tại ở dạng COD thì dưới tác dụng của phân đoạn dicloromethan nhiều tinh thể tồn tại dưới dạng COD. Đặc biệt trong phân đoạn dicloromethan này tỷ lệ COD/COM tăng theo nồng độ. Các phân đoạn còn lại không làm thay đổi số lượng, kích thước cũng như tỷ lệ COD/COM so với mẫu trắng sỏi.
Ảnh hưởng của các phân đoạn từ Ficus rumphii Blume
- Trên OD620nm: Các phân đoạn đều thể hiện tác dụng ức chế tạo thành tinh thể calci oxalat, rõ nhất ở hai phân đoạn n- hexan và phần nước còn lại sau khi lắc với dung môi hữu cơ. Tỷ lệ ức chế đạt 24,79% với phân đoạn n- hexan ở nồng độ 10 µg/ml (p < 0,05 so với lô trắng sỏi và chứng dương natri citrat). Tác dụng này tương ứng của bã nước (nồng độ 100 µg/ml) là 27,32% (p < 0,05 so với lô trắng sỏi và chứng dương natri citrat).
- Trên hình ảnh sỏi: Mật độ sỏi ở các mẫu thử đều ít hơn so với mẫu trắng sỏi. Hầu hết các tinh thể đều tồn tại ở dạng COM.
Bảng 3.9 Tổng kết kết quả đánh giá ảnh hưởng của hai loài Ficus religiosa L. và
Ficus rumphii Blume trên sự hình thành tinh thể calci oxalat in vitro
Ficus religiosa L. Ficus rumphii Blume
Dịch chiết nước:
- Không thể hiện tác dụng ức chế tạo thành tinh thể calci oxalat ở tất cả các nồng độ dịch chiết.
- Kích thước tinh thể calci oxalat tạo thành giảm dần khi nồng độ dịch chiết tăng dần.Tỷ lệ COD/COM tăng dần theo chiều tăng của nồng độ. Ở nồng độ tương ứng với độ pha loãng 1/2 hầu hết các tinh thể tồn tại ở dạng COD.
Dịch chiết nước:
- Có thể hiện tác dụng ức chế tạo thành tinh thể calci oxalat, đạt tỷ lệ ức chế tạo thành tinh thể calci oxalat cao nhất ở độ pha loãng 1/16 (42%). Tác dụng phụ thuộc nồng độ dịch chiết.
- Kích thước tinh thể calci oxalat tạo thành giảm dần khi nồng độ dịch chiết tăng dần. Tỷ lệ COD/COM cũng tăng dần theo chiều tăng của nồng độ. Ở nồng độ tương ứng với độ pha loãng 1/2 hầu hết các tinh thể tồn tại ở dạng COD. Dịch chiết ethanol:
- Có thể hiện tác dụng ức chế tạo thành tinh thể calci oxalat ở tất cả nồng độ mẫu thử, đạt tỷ lệ ức chế cao nhất ở độ pha loãng 1/4 (25,19%).
- Tỷ lệ COD/COM của tinh thể calci oxalat tạo thành tương tự dịch chiết nước. Tuy nhiên kích thước tinh thể dạng COD lớn hơn. Ở nồng độ tương ứng với độ pha loãng 1/2, tinh thể calci oxalat dạng COD chiếm ưu thế hơn rõ rệt dạng COM.
Dịch chiết ethanol:
- Có thể hiện tác dụng ức chế tạo thành tinh thể calci oxalat, đạt tỷ lệ ức chế tạo thành tinh thể calci oxalat cao nhất ở độ pha loãng 1/16 (53,69%). Tác dụng phụ thuộc nồng độ dịch chiết.
- Tỷ lệ COD/COM của tinh thể calci oxalat tạo thành tương tự dịch chiết nước. Tuy nhiên kích thước tinh thể dạng COD lớn hơn. Ở nồng độ tương ứng với độ pha loãng 1/2 tinh thể calci oxalat dạng COD chiếm ưu thế hơn rõ rệt dạng COM.
Các phân đoạn dịch chiết từ Ficus religiosa L.:
- Thể hiện tác dụng ức chế tạo thành tinh thể calci oxalat ở 2 phân đoạn dicloromethan và ethyl acetat. Tỷ lệ ức chế đạt cao nhất ở phân đoạn ethyl acetat với phần trăm ức chế là 20,66%.
- Tỷ lệ COD/COM cao nhất quan sát được