Ngôn ngữ, lời kể

Một phần của tài liệu Đọc hiểu văn bản hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ vũ trọng phụng) theo hướng đối thoại (Trang 40)

Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng, đắc lực và đạt được hiệu quả cao nhất khi con người sử dụng nó để giao tiếp. Điều này không chỉ được khẳng định trong cuộc sống thường ngày mà trong văn chương cũng vậy.

Hầu hết các yếu tố để tạo nên một tác phẩm văn chương đều lấy công cụ là ngôn ngữ để thể hiện. Bút pháp trào phúng của Vũ Trọng Phụng thành công rực rỡ phần nhiều được thể hiện qua ngôn ngữ.

Câu hỏi đối thoại:

Câu hỏi 1: Phân tích ngôn từ mà tác giả sử dụng để đặt tên cho các nhân vật trong văn bản?

“Số đỏ” là tiểu thuyết đô thị, cái thành công của tác phẩm này chính là sự cười nhại tầm cỡ lớn. “Số đỏ” nhại một xã hội, một phong trào chính trị, một thời đô thị hóa…Đó là nhại nội dung thuộc bề trong, còn cái nhại bề ngoài là nhại một ngôn ngữ hổ lốn, tạp nham, lổn nhổn. “Hạnh phúc của một tang gia” là một chương tiêu biểu trong toàn bộ tác phẩm “Số đỏ”. Có thể nói văn bản đã hội tụ được đầy đủ những đặc sắc về nghệ thuật, ngôn ngữ. Trong văn bản, cái “ối a, la phèng” của xã hội, cái cặn bã của nền văn minh đô thị cũng được phản ánh qua lớp ngôn từ khấp khểnh. Từ ngôn ngữ vỉa hè, ngôn ngữ thành thị, ngôn ngữ lãng mạn đến ngôn ngữ ngoại lai, cả những tiếng Việt lơ lớ… đều đủ cả, nó đã biểu đạt cho cái xã hội mà mọi thứ đều ở dạng tạp nham, xiêu vẹo.

Trước hết, có thể nhận thấy, những nhân vật trong gia đình cụ cố Hồng là những con người thuộc tầng lớp thượng lưu trong một xã hội đang bị Âu hóa từ mọi mặt. Bởi vậy, ngôn ngữ của tác giả sử dụng khi miêu tả các nhân vật cũng là thứ ngôn ngữ tân thời, Tây hóa hoặc nửa Tây, nửa Ta.

điều này. Văn Minh là tên của vợ chồng Văn và Minh- con trai và con dâu cụ cố Hồng. Cái tên của hai vợ chồng này đã gợi lên rất nhiều điều về cải cách, về Âu hóa. Tuy nhiên, trong toàn bộ văn bản, người đọc chưa thấy họ văn minh ở chỗ nào mà ngược lại trong cả suy nghĩ và hành động đều toát lên sự vô văn hóa, lố lăng, đồi bại. Rồi TYPN là viết tắt của câu “Tôi yêu phụ nữ”. TYPN rất thích cái tên này vì nó phản ánh đúng tâm hồn nghệ sĩ, chứng tỏ được rằng ông là một người rất yêu phụ nữ và phù hợp với tư cách của một nhà “cải cách xã hội”. Tuy nhiên, bên ngoài, ông khuyến khích chị em mặc đồ tân thời thì đối với vợ ông, đó là việc cấm kị, không chấp nhận được. Đây thực là một sự trớ trêu cho nhà cải cách. Hay như cô Tuyết là con gái út cụ cố Hồng. Cái tên của cô gợi lên sự lãng mạn, trong sáng như tuyết. Tuy nhiên, trong văn bản, phẩm chất và tính cách của cô lại trái hẳn với ý nghĩa cái tên đem lại. Điều đó được thể hiện rõ ràng trong đám ma, khi cô đã phô bày sự trinh trắng của mình sau lớp áo voan mỏng, khiến cho “ai nấy đều phải cảm động”, đặc biệt là đám bạn của cụ cố Hồng. Và không thể không nhắc đến một loạt những cái tên Ta, Tây đủ cả như: Joseph (Giô-dép) Thiết, Min Đơ, Min Toa, Đốc tờ Xuân, Đốc tờ Trực Ngôn… tất cả những cái tên đó đều trộn lẫn, hòa quyện trong một bầu không khí của sự Á Âu lẫn lộn, hổ lốn, nửa vời.

Câu hỏi 2: Ngôn ngữ, lời kể được tác giả sử dụng như thế nào trong toàn bộ văn bản? Phân tích, làm rõ những yếu tố đó để thấy được ngòi bút trào phúng sắc sảo của nhà văn?

Trong toàn bộ văn bản, ngôn ngữ của mỗi nhân vật đều có sự đặc sắc riêng biệt. Ngay từ những dòng đầu tiên, khi cả gia đình đang nhốn nháo lên vì sự kiện cụ cố tổ chết thì cụ cố Hồng chỉ điềm nhiên hút thuốc phiện và gắt “Biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Cụ gắt như vậy, nhưng sự thật thì cụ không biết điều gì cả, cụ chỉ để mặc cho con cháu lo liệu còn mình thì mơ màng nghĩ đến lúc được người khác khen ngợi. Rồi tới cuối tác phẩm là một loạt những câu

văn tường thuật laị những cuộc nói chuyện của người đi đưa đám: “Con bé nhà ai mà kháu thế! - Con bé bên cạnh đẹp hơn nữa! - Ừ, ừ, cái thằng ấy bạc tình bỏ mẹ! - Xưa vợ nó bỏ nó chớ…” đều là những câu nói thể hiện sự thô tục, chim chuột, vui vẻ trong đám tang.

Một điểm khác nữa trên bình diện ngôn ngữ trong văn bản đó là ghép các tổ hợp từ có ý nghĩa tương phản trái ngược nhau như một sự “cưỡng hôn ngôn ngữ” [9;224] để tạo ra mâu thuẫn làm lệch chuẩn, gây cười. Bên cạnh đó, còn sử dụng cách so sánh tổng hợp phối nghĩa giữa các ngôn ngữ.

Ngôn ngữ trào phúng được ông vua phóng sự thể hiện một cách sắc sảo, tinh tế ngay ở nhan đề. “Hạnh phúc của một tang gia” thực sự đã cho ta thấy một nghịch lý khác đời, khác người: tang gia lại được miêu tả là hạnh phúc, hạnh phúc đến với cả đại gia đình, với từng người thân trong gia đình đó.

Dọc theo chiều dài văn bản, người đọc còn bắt gặp hàng loạt từ, cụm từ gây cười, làm nổi lên cái kệch cỡm, lố bịch của thói đời. Việc tang gia là nghi lễ thiêng liêng, là việc hiếu cần coi trọng, vậy mà ngôn từ dành cho đám tang lại hết sức hỗn độn tùy tiện và trái khoáy. Trong đám tang ấy, tuyệt nhiên không thấy một câu văn nào miêu tả cảnh đau buồn thật sự theo đúng nghĩa của nó, mà ngược lại, những ngôn từ sử dụng trong đám tang luôn đi kèm theo các tính từ chỉ sự vui vẻ hoặc có thái độ vui vẻ. “Cái chết kia đã làm cho nhiều người sung sướng lắm”. Thực vậy, ngay khi ông cụ chết, lũ con cháu đã tưng bừng đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma. Hay một câu miêu tả: “Thật là một đám ma to tát có thể làm cho người chết nằm trong quan tài cũng phải mỉm cười sung sướng nếu không gật gù cái đầu” khiến người đọc không khỏi thán phục tài sử dụng ngôn từ trào phúng của nhà văn. Ngôn ngữ của ông trong văn bản lúc nào cũng sinh động, miêu tả cảnh chuẩn bị đám ma mà nhộn nhịp như đám cưới với hàng loạt từ: “huyên náo”, “nhộn nhịp”, “rộn lên”… Cảnh đưa đám cũng không kém phần lôi cuốn với các từ:

“Đám cứ đi…” Qua miêu tả tang gia, tác giả gọi cả đám là “bầy con cháu chí hiếu”, chỉ nóng ruột đem chôn cho chóng cái xác chết của cụ cố tổ để được chia tiền, chia tài sản.

Có thể nói, ngôn từ mà Vũ Trọng Phụng sử dụng vô cùng phong phú, câu nào cũng như là của nhân vật tự mình nói ra, tác giả không hề gọt dũa. Nhân vật của ông vì vậy mà trở nên sống động, có màu sắc. Từng câu, từng chữ trong các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng đều trào phúng và cất lên như những tiếng nói đanh thép. Nó vừa toát ra ý nghĩa phê phán, phủ nhận, vừa có tác dụng cảnh tỉnh lâu dài.

Chương 3. GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Tiết 45, 46: Hạnh phúc của một tang gia

(Trích: “Số đỏ”) - Vũ Trọng Phụng A. Mục tiêu cần đạt

1. Về kiến thức Giúp học sinh:

- Nắm được các nét chính về con người, quan điểm nghệ thuật, các đề tài chính và phong cách nghệ thuật của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

- Hiểu được bản chất giả dối, lố lăng, đồi bại của xã hội thượng lưu thành thị những năm trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- Thấy được bút pháp châm biếm mãnh liệt, đầy tài năng của Vũ Trọng Phụng: vừa xoay quanh mâu thuẫn trào phúng cơ bản, vừa sáng tạo ra những tình huống khác nhau tạo nên một màn hài kịch phong phú, biến hóa.

2. Về kĩ năng

Đọc hiểu được văn bản theo bút pháp trào phúng. B. Chuẩn bị bài học

1. Giáo viên:

- Sách giáo khoa, sách giáo viên - Giáo án, thiết kế bài giảng - Phương pháp dạy học

2. Học sinh: Sách giáo khoa, vở soạn; tâm thế học tập.

C. Tiến trình tiết dạy

1. Kiểm tra bài cũ 2. Giới thiệu bài mới:

Trong nền văn học hiện đại có một cây bút được mệnh danh là “nhà tiểu thuyết lừng lẫy”, “ông vua phóng sự đất Bắc”. Nhắc tới ông, người yêu văn học không thể quên tiểu thuyết “Số đỏ”, một tác phẩm mang trong mình sự lôi

cuốn, hấp dẫn người đọc ở cả hai mặt nội dung và hình thức nghệ thuật. Ngày hôm nay, cô và các em sẽ cùng nhau đi tìm hiểu một đoạn trích nằm trong tiểu thuyết “Số đỏ” mang tên: “Hạnh phúc của một tang gia”- đây là một chương truyện thể hiện rõ nghệ thuật trào phúng đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của tác giả.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung cần đạt

Hoạt động 1: Giáo viên hướng dẫn

học sinh tìm hiểu phần Tiểu dẫn (sgk).

Gọi học sinh đọc phần tiểu dẫn (sgk)

- Nêu những nét chính về cuộc đời của nhà văn Vũ Trọng Phụng?

Học sinh trả lời

- Giáo viên bổ sung, mở rộng:

 Vũ Trọng Phụng sinh ra trong một gia đình nghèo: cha làm thợ điện, mẹ khâu vá thuê. Khi ông mới chỉ được bảy tháng tuổi thì cha mất, Vũ Trọng Phụng sống với mẹ và bà nội, hoàn cảnh tuy có khó khăn nhưng ông vẫn được đến trường.

 Ông sống ở phố Hàng Bạc - nơi đây tạo điều kiện cho nhà văn tiếp xúc với nhiều hạng người, với nhiều cạm bẫy, nhiều sự đê tiện, trụy lạc.

I. Tìm hiểu chung

1.Tác giả

- Vũ Trọng Phụng (1912-1939) xuất thân trong một gia đình nghèo, quê ông ở làng Hảo (Bần Yên Nhân), huyện Mỹ Hào, Hưng Yên nhưng ông lại sinh sống ở Hà Nội.

- Sinh thời, nhà văn mưu sinh bằng nghề làm báo, viết văn nhưng cuộc sống của ông vô cùng bấp bênh, nghèo đói, chật vật và chết trong bệnh tật.

Điều này khiến cho ông có cái nhìn thấu suốt về xã hội đương thời và hình thành thái độ căm ghét xã hội tư bản thực dân nửa phong kiến thối nát, xấu xa.

 Nhà văn mắc bệnh lao phổi, do không có tiền chạy chữa nên năm 1939 ông qua đời khi mới 27 tuổi.

- Sự nghiệp sáng tác của Vũ Trọng Phụng có điểm gì đáng lưu ý? Học sinh trả lời: - Nêu xuất xứ tác phẩm “Số đỏ”? Học sinh trả lời: - Sự nghiệp sáng tác: Vũ Trọng Phụng là một nhà văn hiện thực xuất sắc trước Cách mạng tháng Tám với ngòi bút trào phúng sắc sảo. Ông được mệnh danh là “Ông vua phóng sự đất Bắc”.

Nội dung chính: các sáng tác của ông toát lên niềm căm phẫn mãnh liệt cái xã hội đen tối, thối nát đương thời.

Các tác phẩm tiêu biểu: Cạm bẫy người, Kỹ nghệ lấy Tây, Giông tố, Số đỏ, Vỡ đê…

2. Tác phẩm Số đỏ

- Xuất xứ: Tác phẩm được sáng tác năm 1936, đăng ở Hà Nội báo số 40 ngày 7-10-1936 và in thành sách lần đầu năm 1938.

Xác định thể loại tác phẩm? Giáo viên bổ sung cho học kiến thức về trào phúng: trào phúng hay trào lộng, châm biếm…nói chung đều là việc sử dụng những cử chỉ hay lời nói trước tiên là để tạo ra tiếng cười nhưng tiếng cười ở đây là mỉa mai, đả kích, phê phán cái sai. Trong văn chương, những cái sai này không bị phê phán một cách trực tiếp mà thông qua tiếng cười, những cái sai trái sẽ bị lên án. Để gây được tiếng cười trào phúng, điều quan trọng là tạo được tình huống mâu thuẫn thông qua việc xây dựng nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu và tình huống mang tính bất ngờ.

- Tóm tắt tác phẩm Số đỏ

Giáo viên cho học sinh đọc phần tóm tắt trong sách giáo khoa.

- Tác phẩm Số đỏ mang lại những giá trị gì?(về mặt nội dung và nghệ thuật)

Học sinh trả lời.

- Thể loại: Tiểu thuyết trào

phúng hiện đại.

- Tóm tắt: Sgk

- Giá trị tác phẩm:

+ Về nội dung: Tác phẩm là một bức tranh hiện thực xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến đang chạy theo lối sống Âu hóa, từ đó đả kích sâu cay cái xã hội tư bản thành thị đang chạy theo lối sống nhố nhăng, đồi bại đương thời.

- Học sinh đọc đoạn trích, nêu vị trí của văn bản trong toàn bộ tác phẩm?

- Tóm tắt văn bản? Học sinh trả lời.

+ Về nghệ thuật: Nghệ thuật trào phúng đặc sắc, mỗi chương là một màn hài kịch, mỗi nhân vật là một chân dung biếm họa xuất sắc.

3. Đoạn trích

- Vị trí: Văn bản thuộc chương thứ

XV trên tổng số hai mươi chương của tác phẩm Số đỏ.

- Tóm tắt:

Sau ba ngày ngắc ngoải, cụ cố tổ hơn tám mươi tuổi cũng qua đời. Cụ cố Hồng, vợ chồng ông Văn Minh, cậu Tú Tân, cô Tuyết…tất cả các con cháu đều vô cùng sung sướng. chúng vui vẻ, tưng bừng đi đưa giấy cáo phó, gọi phường kèn, thuê xe đám ma. Bảy giờ hôm sau thì cất đám, Min đơ, Min toa là hai tên cảnh sát được thuê để giữ trật tự. Tuyết mặc bộ ngây thơ đi mời trầu. Đám ma theo cả lối Ta, Tàu, Tây. Mọi người đưa đám với vẻ ngoài buồn rầu song bên trong thì họ hỏi han, tán tỉnh, chim chuột nhau. Khi đám đi được bốn dãy phố thì Xuân xuất hiện và len lên hàng đầu.

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu văn bản.

- Nêu và giải thích ý nghĩa nhan đề văn bản?

Học sinh trả lời.

Câu hỏi đối thoại:

- Trong tác phẩm “Số đỏ”, nhan đề đầy đủ của chương truyện là

Cậu tú Tân nhanh nhẹn chụp ảnh, bà cụ sung sướng chạy lên vì Xuân tới. Khi hạ huyệt, tú Tân bắt bẻ từng người để chụp ảnh. Ông Phán mọc sừng thì khóc to nhưng lại bí mật dúi vào tay Xuân tờ giấy bạc năm đồng. Xuân nắm tay lại cho khỏi ai nhìn thấy.

II. Đọc hiểu văn bản

1. Giải thích ý nghĩa nhan đề

- Hạnh phúc là niềm sung sướng của con người khi đạt được những ước nguyện trong cuộc sống.

- Tang gia là gia đình có người thân qua đời, là lúc mọi người đau buồn trước sự mất mát, chia ly.

 Hai từ Hán Việt đặt cạnh nhau, tạo nên mâu thuẫn trào phúng, hàm chứa tiếng cười chua chát, phản ánh sự thật mỉa mai, tàn nhẫn. Con cháu hạnh phúc trước cái chết của ông cụ, niềm hạnh phúc của một gia đình vô phúc, của lũ con cháu bất hiếu.

“Hạnh phúc của một tang gia- Văn Minh nữa cũng nói vào-Một đám ma gương mẫu”. Em có cảm nhận gì về nhan đề đầy đủ này và cho biết nhận xét của em về việc chỉnh sửa nhan đề văn bản của người biên soạn?

Giáo viên hướng dẫn trả lời.

Giáo viên gợi mở:

Trong nghệ thuật xây dựng bút pháp trào phúng, chúng ta cần đi tìm

Tên đầy đủ của chương truyện là: “Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu”. Đây là một nhan đề mang đầy đủ nội dung của chương truyện, chứa đựng những cái bất thường, mâu thuẫn trào phúng: “Hạnh phúc của một tang gia”, nó dự báo những bất đồng giữa phái già và phái trẻ “Văn Minh nữa cũng nói vào”, và nó cũng bao hàm cả sự hãnh diện về “Một đám ma gương mẫu”

Tuy nhiên, chỉ với sáu chữ “Hạnh phúc của một tang gia” cũng có thể cô đọng lại tất cả những cái bất thường, những mâu thuẫn trào phúng của toàn bộ văn bản.

hiểu nghệ thuật xây dựng tình huống truyện, xây dựng nhân vật, xây dựng

Một phần của tài liệu Đọc hiểu văn bản hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ vũ trọng phụng) theo hướng đối thoại (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)