Đối thoại về tác giả

Một phần của tài liệu Đọc hiểu văn bản hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ vũ trọng phụng) theo hướng đối thoại (Trang 25)

Tìm hiểu về tác giả là một nội dung lớn của việc dạy học tác phẩm văn chương. Theo phương pháp giảng dạy văn học, tiểu sử và quá trình sáng tác của nhà văn chính là chìa khóa để giải quyết những vấn đề phức tạp của việc phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường. Hiểu được quá trình hình thành và phát triển thế giới khách quan của nhà văn có nghĩa là xác định được những đặc điểm tư tưởng, chính trị, xã hội, kinh tế của thời kì lịch sử mà nhà văn đó sống và sáng tác, từ đó góp phần giải đáp cho câu hỏi: Nhà văn đã phản ánh các vấn đề hiện thực lịch sử vào tác phẩm của mình như thế nào?

Để giúp học sinh có những thông tin cần thiết về tác giả Vũ Trọng Phụng, giáo viên có thể tổ chức dạy học theo hướng đối thoại thông qua hệ thống câu hỏi sau:

Câu hỏi 1: Tiểu sử, cuộc đời nhà văn Vũ Trọng Phụng có những điểm gì đáng lưu ý?

Đối với nhà văn Vũ Trọng Phụng, một tác giả văn học có tiểu sử và cuộc đời vô cùng đặc biệt thì những biến chuyển trong cuộc đời của ông có ảnh hưởng nhất định đến các sáng tác của nhà văn.

Vũ Trọng Phụng sinh ngày 20 tháng 10 năm 1912 trong một gia đình nghèo ở Hà Nội. Cha của Vũ Trọng Phụng là ông Vũ Văn Lân, nguyên sống ở làng Hảo (tức Bình Yên Nhân, huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên), làm nghề

thợ điện ở một xưởng ô tô, Hà Nội. Mẹ là bà Phạm Thị Khách, người làng Vẽ, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông, nay thuộc thành phố Hà Nội, sống bằng nghề khâu vá thuê.

Người cha của Vũ Trọng Phụng đã sớm từ giã cõi đời, để lại người mẹ già, người vợ trẻ và đứa con đầu lòng non nớt mới trào đời. Vũ Trọng Phụng mồ côi cha khi mới được bảy tháng tuổi. Người cha mất sớm để lại một gia cảnh rất đơn côi, tài sản gia đình không có gì đáng giá ngoài đôi bàn tay tần tảo sớm hôm nuôi mẹ nuôi con của người vợ góa. Mẹ của Vũ Trọng Phụng ở vậy nuôi con khi tuổi đời mới chỉ hai mươi tư.

Tuy sống trong hoàn cảnh khó khăn nhưng ông vẫn được tới trường như bao đứa trẻ cùng trang lứa. Năm 1921, khi lên chín tuổi, ông bắt đầu được học Pháp văn ở trường Hàng Vôi (nay là trường Nguyễn Du), sau đó được học ở trường Hàng Kèn (nay là trường Quang Trung) và sau đó là trường Sinh Từ. Ngay từ nhỏ, Vũ Trọng Phụng cũng đã tỏ ra là người có năng khiếu nghệ thuật, đánh đàn nguyệt hay, vẽ giỏi, thích làm thơ, ham tìm hiểu.

Năm 1926, Vũ Trọng Phụng đỗ bằng tiểu học lúc mười lăm tuổi. Trong hoàn cảnh gia đình rất bần cùng, Vũ Trọng Phụng chọn thi trường Sư phạm sơ cấp với hi vọng có học bổng để đỡ đần mẹ. Nhưng kì thi không có kết quả. Vậy là mới học xong tiểu học, ông đã phải đi làm kiếm sống để san sẻ gánh nặng với mẹ. Khoảng tháng 10 năm 1926, Vũ Trọng Phụng xin vào làm thư ký ở nhà hàng Godard, sau một thời gian thì mất việc, ông chuyển qua làm đánh máy chữ ở nhà in Viễn Đông nhưng cũng chỉ được hai năm, ông lại bị mất việc. Tuy nhiên, trong thời gian làm ở nhà in Viễn Đông, Vũ Trọng Phụng đã có những bài viết đầu tay in trên tờ Ngọ Báo. Lúc này, mặc dù chưa có nhuận bút nhưng với lòng say mê văn chương, Vũ Trọng Phụng vẫn tiếp tục sáng tác.

căn nhà nhỏ của ông, ngụ tại phố Hàng Bạc, Hà Nội - một trong những địa điểm ăn chơi khét tiếng của Hà thành. Chính trong khoảng thời gian sống và làm việc ở đây, Vũ Trọng Phụng đã có cơ hội tiếp xúc với nhiều hạng người, nhiều cạm bẫy đê tiện, xấu xa, trụy lạc nên ông đã thu thập được những tư liệu quý giá cho những sáng tác của mình và có cái nhìn thấu đáo về xã hội đương thời.

Vũ Trọng Phụng là một con người bình dị và giàu lòng tự trọng. Trong cuộc sống riêng, ông chỉ mong kiếm tiền giúp mẹ và dành dụm tiền cưới vợ, sinh con. Dù ông viết rất nhiều trong khoảng thời gian chưa đầy mười năm, gần hai mươi tác phẩm và nhiều bài báo nhưng cái nghèo vẫn cứ đeo đuổi gia đình ông. Do phải làm việc quá sức lại trong hoàn cảnh thiếu thốn, căn bệnh lao phổi ngày một thêm trầm trọng đã làm ông kiệt sức. Ông mất ngày 13 tháng 10 năm 1939 tại căn nhà số 73 Cầu Mới, Ngã Tư Sở (nay thuộc Thanh Xuân, Hà Nội). Năm ấy, Vũ Trọng Phụng mới chỉ 27 tuổi. Ông ra đi để lại mẹ, bà nội, vợ - ba người đàn bà góa và cô con gái chưa đầy năm.

Câu hỏi 2: Những đặc điểm về cuộc đời nhà văn gợi cho em những suy nghĩ và thái độ gì?

Qua những hiểu biết về cuộc đời của tác giả, có thể thấy nhà văn Vũ Trọng Phụng là một con người có nghị lực phi thường, đã vượt lên trên những khó khăn của hoàn cảnh để sáng tạo nên những tác phẩm văn chương mang giá trị cao cả về nội dung và nghệ thuật. Ông là một tấm gương tiêu biểu cho lớp thế hệ nhà văn trưởng thành trong giai đoạn khó khăn của đất nước, khi nhân dân còn chịu cảnh áp bức bóc lột của thực dân và phong kiến. Với các tác phẩm của mình, nhà văn đã nói lên tiếng nói của nhân dân, đứng về phía nhân dân, bảo vệ quyền lợi của giai cấp bóc lột và tố cáo xã hội đương thời thối nát và vô lương, qua đó, hình thành thái độ trân trọng, yêu mến đối với nhà văn tài hoa nhưng bạc mệnh này.

Một phần của tài liệu Đọc hiểu văn bản hạnh phúc của một tang gia (trích số đỏ vũ trọng phụng) theo hướng đối thoại (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)