Giai đoạn từ gieo đến mọc mầm.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số tổ hợp ngô lai mới vụ đông xuaan 2012 tại xã nam anh, nam đàn, nghệ an (Trang 35 - 39)

Giai đoạn này được tính từ khi gieo hạt đến khi có 50% số cây đâm mũi chông. Giai đoạn này cây ngô sống chủ yếu bằng chất dự trữ trong hạt. Sau khi hạt hút đủ nước, trong hạt diễn ra hàng loạt các biến đổi sinh lí, sinh hoá phức tạp và bắt đầu mọc mầm. Đây là giai đoạn mà cây chịu ảnh hưởng của các yếu tố nội tại như trọng lượng hạt, tính nguyên vẹn, độ chín, yếu tố di truyền và các yếu tố ngoại cảnh. Giai đoạn mọc mầm quyết định chủ yếu đến sự sinh trưởng, phát triển chủ yếu của cây sau này, đảm bảo số cây trên đơn vị diện tích và quyết định đến năng suất quần thể ruộng ngô.

Quá trình mọc mầm diễn ra nhanh hay chậm không chỉ phụ thuộc vào yếu tố nội tại mà còn chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện ngoại cảnh như nhiệt độ, độ ẩm đất, độ sâu gieo hạt...Nếu khi gieo hạt gặp thời kì ngô có nhiệt độ thấp thì ngô nảy mầm kém đồng thời kéo dài thời gian nảy mầm. Nhiệt độ thích hợp cho hạt nảy mầm từ 25-30oc, độ ẩm từ 60-70% độ ẩm tối đa đồng ruộng.

Trong vụ Đông Xuân 2011-2012 ở Nam Anh, Nam Đàn, Nghệ An thí nghiệm được gieo từ ngày 30/10/2011, vào đầu vụ điều kiện thời tiết thuận lợi quá trình nảy mầm. Khí hậu ấm, nhiệt độ trung bình thúc đẩy khả năng mọc mầm của các tổ hợp lai nên thời gian mọc mầm của các tổ hợp giao động 7-9 ngày.

Tổ hợp lai P4094, 30Y87 có thời gian mọc mầm là 7 ngày sớm hơn tổ hợp 30N34 ngày. Hai tổ hợp lai P4097 và P3645 có thời gian mọc mầm là 8 sớm hơn tổ hợp lai 30N34 là 1 ngày, các tổ hợp còn lại có thời gian nảy mầm cùng tổ hợp 30N34 là 9 ngày.

Tỉ lệ mọc mầm của các tổ hợp biến động từ 79% - 94%.

Tổ hợp P3929, 30T60, P3645 và P4296 có tỉ lệ mọc mầm cao 93% - 94%, các tổ hợp còn lại P4094 đạt 90%,30Y87, P4097,P3482 đạt 87%-89% cao hơn tổ hợp đối chứng 30N34 ( 86%). Tổ hợp lai P4199 có tỉ lệ mọc mầm thấp nhất chỉ đạt 78% .

- Giai đoạn 3-4 lá

Giai đoạn này chất dinh dưỡng dự trữ trong hạt đã hết nên cây phải hút chất dinh dưỡng từ đất để nuôi thân lá. Vì thế, cần phải bón lót đầy đủ và xới xáo kịp thời. Thời gian hoàn thành giai đoạn 3- 4 lá của các tổ hợp lai từ 13-15 ngày. Các tổ hợp P3645, P4097, P4094,30Y87 hoàn thành giai đoạn này là 13 ngày sớm hơn tổ hợp 30N34 là 2 ngày. Hai tổ hợp lai còn P4199 và P3482 hoàn thành giai đoạn 3-4 lá là 14 ngày sớm hơn tổ hợp lai 30N34 là 1 ngày. Các tổ hợp lai còn lại hoàn thành cùng ngày với tổ hợp lai 30N34là 15 ngày.

- Giai đoạn 7-9 lá

Giai đoạn này cây ngô bắt đầu phân hoá bước 2-4 của bông cờ, hoa cái bắt đầu hình thành bước 1. Đây là giai đoạn quyết định năng suất ngô (số bắp trên cây, số hàng hạt trên bắp ngô và kích thước bắp ngô). Vì vậy cây yêu cầu nhiều dinh dưỡng và chăm sóc đầy đủ. Trong quá trình thí nghiệm đã tiến hành bón thúc đợt 2 khi ngô 7-9 lá.

Qua theo dõi, điều kiện thời tiết trong giai đoạn này tương đối thuận lợi cho cây ngô phát triển, nên thời gian hoàn thành giai đoạn 7-9 lá chỉ giao động từ 36- 38 ngày. Khoảng cách hoàn thành giai đoạn này của các tổ hợp lai tương đối ngắn(2 ngày). Sớm nhất là các tổ hợp lai P4094,P3645,30Y87 (36 ngày). Muộn nhất là các tổ hợp laiP4296, 30T60 và 30N34 (38 ngày). Các tổ hợp laicòn lại là 37 ngày.

- Giai đoạn xoắn ngọn

Đây là giai đoạn cây phát triển mạnh nhất, cây không ngừng tăng trưởng về chiều cao và số lá. Cơ quan sinh sản phân hoá mạnh, bông cờ tiếp tục bước 5-7, bắp bước 4 - 6. Đây là giai đoạn quyết định số hoa đực và hoa cái. Thời kỳ này cũng quyết định việc tích lũy chất dinh dưỡng trên thân lá nên cây ngô cần nước, dinh dưỡng tối đa. Sự thiếu hụt về dinh dưỡng và độ ẩm có thể làm giảm nghiêm trọng số hạt tiềm năng và độ lớn của bắp thu hoạch. Thời kì này độ ẩm đất thích hợp là 70-75% độ ẩm tối đa đồng ruộng, nhiệt độ thích hợp 24-25oc. Ở giai đoạn này các tổ hợp lai phát triển khá đồng đều, chỉ dao động từ 1-3 ngày (52-55 ngày). Sớm nhất là tổ hợp lai 30Y87 (52 ngày), các tổ hợp lai có thời gian xoắn ngọn lớn P4296, P4097, 30T60, P3482 và tổ hợp lai 30N34 là 55 ngày, các tổ hợp lai còn lại dao động từ 53 - 54 ngày.

- Giai đoạn trổ cờ

Giai đoạn này được tính từ khi bông cờ nhú ra khỏi lá cuối cùng và kết thúc khi nhánh cuối cùng của bông cờ đã thấy rõ hoàn toàn. Giai đoạn này cây ngô đạt chiều cao cây cuối cùng. Cây ngô chuyển từ giai đoạn sinh trưởng sinh sinh dưỡng sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực, các tế bào sinh dục là bông cờ và bắp đã phát triển hoàn chỉnh, bộ phận dưới mặt đất đã đi vào ổn định, rễ chân kiềng hình thành và phát triển mạnh giúp cho cây chống đổ và hút nước.

Qua theo dõi thí nghiệm cho thấy do các tổ hợp lai phát triển khá đồng đều, nên thời gian từ gieo đến trổ cờ các gống không có sự chênh lệch nhiều, giao động từ 72 -74 ngày, các tổ hợp lai P3645, 30Y87, P4094 trổ cờ sớm hơn tổ hợp lai 30N34 là 1 ngày (72 ngày), các tổ hợp laiP4097, P4199 và tổ hợp lai 30N34 hoàn thành giai đoạn trổ cờ là 73 ngày sớm hơn các tổ hợp lai còn lại 1 ngày.

- Giai đoạn tung phấn- phun râu

Giai đoạn từ tung phấn đến phun râu diễn ra trong khoảng thời gian ngắn nhưng lại tác động lớn đến năng suất cây ngô. Vào giai đoạn này cây ngô rất mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh, đặc biệt là nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng và lượng mưa.

Nếu nhiệt độ nhỏ hơn 20oc hay lớn hơn 35oc đều ảnh hưởng đến quá trình tung phấn, phun râu và thụ tinh. Điều kiện thích hợp nhất cho thời kì này là nhiệt độ 22- 25oc, ẩm độ 75-80% độ ẩm tối đa dồng ruộng, độ ẩm không khí khoảng 80%, trời lặng hoặc gió nhẹ, nắng nhẹ. Vì vậy trong giai đoạn này phải đảm bảo đủ nước, dinh dưỡng, ánh sáng. Vào giai đoạn tung phấn - phun râu tổ hợp lainào có thời gian chênh lệch càng ngắn thì quá trình thụ phấn, thụ tinh càng diễn ra nhanh và tập trung điều đó có ý nghĩa lớn tới các yếu tố cấu thành năng suất.

Trong quá trình tiến hành thí nghiệm giai đoạn tung phấn- phun râu gặp điều kiện thời tiết không lợi, trời rét, không có nắng, độ ẩm không khí cao làm cho việc tung phấn- phun râu kéo dài. Độ ẩm không khí cao còn làm cho các loại sâu bệnh hại phát triễn. Qua theo dõi ở thời điểm này trên ngô xuất hiện nhiều loại sâu như sâu đục than, đục bắp và đặc biệt là bệnh rầy nâu phát triễn mạnh xuất hiện hầu hết ở các tổ hợp.

- Giai đoạn chín

Giai đoạn này hạt đã đạt trọng lượng tối đa, râu thâm đen, lá bi đã chuyển sang màu vàng, cây khô từ gốc đến ngọn (70%). Ở giai đoạn này điều kiện ngoại cảnh bất lợi trời rét và mưa nhiều đã kéo dài thời gian chín cây đồng thời việc thu hoạch gặp nhiều khó khăn. Thời gian từ lúc gieo đến lúc ngô chín cho thu hoạch được bắp khô chính là tổng thời gian sinh trưởng của cây.Thời gian sinh trưởng của các tổ hợp laibiến động từ 114- 118 ngày. Trong đó các tổ hợp lai 30Y87,P3645, P4094 có thời gian sinh trưởng từ 114-115 ngày, chín hơn so với tổ hợp lai 30N34. Tổ hợp laiP4199 và 30N34 hoàn thành giai đoạn này muộn hơn so với các tổ hợp khác, với 118 ngày. Các tổ hợp còn lại trung bình từ 116-117 ngày.

3.1.2 Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp lai

Chiều cao cây là chỉ tiêu đánh giá sự sinh trưởng phát triển của cây ngô qua từng thời kì khác nhau. Sự tăng trưởng chiều cao cây phụ thuộc vào tổ hợp, điều kiện ngoại cảnh và kĩ thuật chăm sóc. Các tổ hợp khác nhau hay trong cùng một tổ hợp ở các giai đoạn khác nhau thì tốc độ tăng trưởng chiều cao cây cũng khác nhau. Nghiên cứu tốc độ tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp giúp ta đánh giá

được các đặc trưng, đặc tính của các tổ hợp, đồng thời là cơ sở cho việc tác động các biện pháp kĩ thuật thích hợp vào các giai đoạn khác nhau trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây ngô. Chiều cao cây cao thì có tiềm năng suất cao hơn, tuy nhiên nếu cây quá cao thì dễ gãy đổ.

Qua việc theo dõi động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp thu được kết quả ở bảng 3.2 và được biểu diễn ở hình 3.1

Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây của các tổ hợp

(Đơn vị: cm/cây)

Tổ hợp

Sau khi gieo đến………ngày

20 30 40 50 60 70

Cao Cao Tăng Cao Tăng Cao Tăng Cao Tăng Cao Tăng P4296 23,6 34,3 10,7 53,9 19,6 95,2 41,3 150,7 55,5 183,8 33,0 P4097 20,9 33,2 12,3 51,0 17,8 90,6 39,6 140,3 49,7 179,0 38,7 P4094 22,1 34,4 12,3 53,8 19,4 86,1 32,3 14,4 58,2 195,8 51,3 30T60 20,1 32,0 11,9 48,7 16,7 89,0 40,4 138,4 49,3 166,3 28,0 P4199 21,4 34,3 12,9 52,3 18,0 91,1 38,8 139,5 48,5 185,3 45,8 P3482 19.3 32,0 12,7 50,4 18,4 91,8 41,4 143,3 51,6 162,3 19,0 P3645 20,4 32,2 11,9 49,8 17,5 93,1 434 141,1 48,0 168,0 26,9 P3929 19,0 31,3 12,3 51,7 20,4 93,4 41,8 142,7 49,3 168,3 25,6 30Y87 20,8 33,5 12,7 54,0 20,5 95,7 41,8 144,3 48,5 165,7 21,4 30N34 21,2 30,5 93 48,7 18,2 91,2 42,4 142,0 50,8 158,3 16,3

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số tổ hợp ngô lai mới vụ đông xuaan 2012 tại xã nam anh, nam đàn, nghệ an (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w