CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số tổ hợp ngô lai mới vụ đông xuaan 2012 tại xã nam anh, nam đàn, nghệ an (Trang 33 - 35)

- Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Nam Anh, Nam Đàn, Nghệ An Thời gian nghiên cứu: vụ Đông Xuân 2011

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp ngô lai3.1.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển 3.1.1. Thời gian sinh trưởng và phát triển

Từ khi gieo đến khi thu hoạch cây ngô phải trải qua các giai đoạn sinh trưởng khác nhau và chia thành 2 giai đoạn chính: Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng và thời kỳ sinh trưởng sinh thực.

- Thời kỳ sinh trưởng sinh dưỡng: Tính từ khi hạt nảy mầm bao gồm việc hình thành các cơ quan dinh dưỡng và phân hóa cấu trúc hoa. Thời kỳ này kết thúc khi ngô trổ cờ, bắp ngô phun râu.

- Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Bắt đầu với việc thụ tinh của hoa cái đến lúc thu hoạch ngô. Pha đầu của giai đoạn này có đặc điểm là tăng trọng lượng lá và những phần hoa khác. Suốt pha thứ hai trọng lượng của hạt tăng nhanh (Tanaca và Tamaguchi,1972).

Thời gian sinh trưởng của cây được tính từ khi cây bắt đầu mọc cho đến khi chín sinh lý (thu hoạch bắp khô). Thời gian sinh trưởng ngắn hay dài phụ thuộc vào tổ hợp, mùa vụ, kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc và điều kiện sinh thái của từng vùng. Việc theo dõi sự chênh lệch về thời gian giữa các giai đoạn của các tổ hợp lai thí nghiệm có ý nghĩa rất lớn trong nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất.

Quá trình theo dõi sẽ đánh giá được thời gian trỗ cờ, tung phấn, phun râu và thời gian chín của các tổ hợp ngô trên cơ sở đó ta biết được nhóm cây ngắn ngày, trung ngày hay dài ngày. Từ đó định ra kế hoạch sử dụng các tổ hợp vào từng thời vụ, vùng sinh thái cho phù hợp với cơ cấu cây trồng nhằm thu được hiệu quả cao nhất trong sản xuất.

Trong quá trình tiến hành khảo nghiệm vụ Đông Xuân năm 2011-2012, thời tiết tương đối thuận lợi cho ngô vụ đông mọc và phát triễn có tổ hợp sau 7 ngày đã mọc với tỉ lệ tương đối cao. Ở giai đoạn ngô 3-4 lá tương đối thích hợp giao động từ 25- 330c đến giai đoạn 7 - 9 chỉ kéo dài từ 36 -38 ngày. Tuy nhiên, từ tháng 12 đến cuối vụ, thời tiết không thuận lợi cho ngô phát triễn: rét kéo dài, mưa liên tục trong

nhiều ngày làm cho cây sinh trưởng chậm. Ở thời điểm này cây đến giai đoạn xoắn ngọn cần 52-55 ngày, đặc biệt đến giai đoạn trổ cờ là 76-78 ngày. Rét kéo dài kết hợp với mưa trong nhiều ngày liên tiếp làm cho thời gian sinh trưởng các giai đoạn của ngô kéo dài đáng kể nó thể hiện rõ ở bảng 3.1.

Qua theo dõi chỉ tiêu này thu được kết quả ở bảng sau:

Bảng 3.1. Thời gian hoàn thành các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của các tổ hợp

(Đơn vị: ngày)

Tổ hợp

Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển

(Tính từ khi gieo đến ……….…... ngày) Mọc 3 lá 7 lá Xoắnngọn Trổ cờ Tungphấn Phunrâu Chínhoàn

toàn P4296 9 15 38 55 74 78 81 116 P4097 8 13 37 55 73 78 83 117 P4094 7 13 36 53 72 75 80 115 30T60 9 15 38 55 74 77 81 116 P4199 9 14 37 54 73 76 80 118 P3482 9 14 38 55 74 79 81 117 P3645 8 13 36 53 72 75 79 115 P3929 9 15 37 54 74 77 81 116 30Y87 7 13 36 52 72 76 79 114 30N34 9 15 38 55 73 77 80 118

Qua bảng 3.1cho thấy, thời gian từ khi gieo đến trổ cờ của các tổ hợp lai từ 72- 74 ngày. Trong đó, các tổ hợp có thời gian trổ cờ sớm 30Y87, P3645, P4094 trổ cờ

sớm một ngày (72 ngày). Các tổ hợp P4097,P4199, 30N34 có thời gian trổ cờ trung bình , các tổ hợp còn lại trổ muộn hơn. Thời gian chênh lệch giữa trổ cờ, tung phấn và phun râu ở các tổ hợp lai 30N34 dài từ 7-10 ngày do trong giai đoạn này rét kéo dài kết hợp với mưa nên cây ngừng tung phấn và phun râu. Đây là yếu tố bất lợi ảnh hưởng rất lớn tới năng suất của các tổ hợp. Thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến khi thu hoạch khô của các tổ hợp biến động từ 114- 118 ngày.

Kết quả này cho thấy tuy thời gian sinh trưởng các giai đoạn sau của các tổ hợp lai bị kéo dài làm cho tổng thời gian sinh trưởng của các tổ hợp lai bị kéo dài. Vì vậy nếu gieo trồng gặp điều kiện thời tiết thuận lợi thì thời gian sinh trưởng của các tổ hợp trong khảo nghiệm có thể rút ngắn hơn nữa.

Một phần của tài liệu Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số tổ hợp ngô lai mới vụ đông xuaan 2012 tại xã nam anh, nam đàn, nghệ an (Trang 33 - 35)