- Địa điểm nghiên cứu: Tại xã Nam Anh, Nam Đàn, Nghệ An Thời gian nghiên cứu: vụ Đông Xuân 2011
2.3.3.5. Đánh giá năng suất các yếu tố cấu thành năng suất
- Số cây có bắp hữu hiệu trên mỗi ô thí nghiệm.
- Số bắp hữu hiệu trên cây ( đếm toàn bộ số cây có trên ô).
- Chiều dài bắp (cm): Đo từ đầu mút bắp, đo bắp các cây theo dõi. - Đường kính bắp (cm): Đo ở giữa bắp, đo bắp các cây theo dõi.
- Số hàng trên bắp: Đếm số hàng trên bắp của các cây theo dõi, một hàng hạt được tính khi có 50% số hạt so với hàng dài nhất.
- Số hạt/hàng: Đếm mỗi bắp một hàng của các cây theo dõi.
- Khối lượng bắp tươi (kg): Mỗi tổ hợp thu 2 hàng giữa dài 5m, chọn ngẫu nhiên 12 bắp, lột vỏ bỏ vào 1 túi riêng để cân để tính khối lượng trung bình của 1 bắp.
- Khối lượng 1000 hạt (g): Lấy 2 mẫu, mỗi mẫu 500 hạt rồi cân riêng từng mẫu. Nếu chênh lệch nhau không quá 5% là chấp nhận nếu không được thì đếm thêm mẫu thứ 3.
- Năng suất bắp tươi (NSBT): Năng suất bắp tươi (tạ/ha) được tính theo công thức:
(Số BHH/ô) x Khối lượng bắp tươi
NSBT = x 10.000 (tạ/ha) 5 m2
- Năng suất lý thuyết (NSLT):
(Số HH/B) x (Số H/H) x Số (BHH/C) x (Mật độ cây/ha) x P1000 hạt (14%))
NSLT= (tạ/ha)
(Ghi chú: HH/B: số hàng hạt/bắp; H/H: hạt/hàng; BHH/C: bắp hữu hiệu/cây; P1000: khối lượng 1 nghìn hạt).
- Năng suất thực thu (NSTT): Dựa trên năng suất của ô (tạ/ha). Năng suất thu được của một ô
NSTT = x 10.000 m2 (tạ/ha) 5 m2
- Trên đồng ruộng: Phiếu theo dõi sinh trưởng, phiếu điều tra biến động số lượng sâu bệnh trên các tổ hợp ngô lai mới.
- Tại nhà hộ chọn làm thí điểm: Cân khối lượng hạt 1000 hạt, khối lượng bắp tươi, xác định khả năng tích lũy chất khô.