4. Phương pháp nghiên cứu
3.1.2. Marketing ngân hàng
Ngân hàng thương mại là một thực thể kinh tế, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận. Vì thế, phải tìm mọi biện pháp để thâm nhập và mở rộng thị trường, thu hút nhiều khách hàng cũng như việc tìm các đối tác, tạo uy tín của mình trong và ngoài nước. Để làm được điều đó, ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng Agribank – chi nhánh Tân Bình nói riêng phải hoạch định chiến lược Marketing hiệu quả với tình hình kinh tế xã hội.
Ngân hàng nên đưa đến người dân những hình ảnh và các hoạt động tiêu biểu của mình, thông qua hình thức truyền thông, tuyên truyền, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Ngân hàng luôn sẵn sàng trả lời những thắc mắc của KH qua thư điện tử, đài báo, điện thoại, các thư đóng góp phản ánh của khách hàng. Như vậy, với những hình thức tuyên truyền của mình, ngân hàng có thể giúp mọi người hiểu phần nào về tiện ích của những sản phẩm của ngân hàng. Để có thể đưa ngân hàng và khách hàng đến với nhau một cách dễ dàng hơn.
Ngoài ra, ngân hàng có thể tài trợ cho những chương trình được tổ chức thu hút sự quan tâm đông đảo của mọi người và có ích cho xã hội như những cuộc thi thể thao, các cuộc thi trí tuệ, xây dựng nhà tình thương cho những gia đình thuộc diện chính sách hoặc cho vay với lãi suất thấp. Đây là một hình thức tuyên truyền khá hữu hiệu mà có rất nhiều NH, cũng như tổ chức kinh tế đã làm. Vừa thiết thực lại có tính hiệu quả cao cho chiến lược marketing trong kinh doanh.
Áp dụng các biện pháp mới như marketing tại nhà và marketing từ xa.
Ngân hàng nên thành lập bộ phận tiếp thị khách hàng.
Ngân hàng đưa ra các chính sách lãi suất thích hợp để duy trì khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
Ngân hàng mở rộng các chương trình khuyến mãi, chương trình sổ số vào dịp lễ tết, có quà tặng cho những khách hàng thân thiết.
Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, ứng dụng với công nghệ kỹ thuật hiện đại như internet, dịch vụ ngân hàng điện tử…nhằm tạo cho khách hàng những thuận tiện khi sử dụng các dịch vụ ngân hàng.