Hương và các tác giả khác cùng thời
Trong dòng chảy của văn học trung đại đã có nhiều nhà thơ viết về phụ nữ và vấn
đề về phụ nữ cũng trở thành vấn đề nổi cộm. Chúng ta không thể chối bỏ rằng phụ nữ là nguồn cảm hứng vô tận cho thi ca, nhạc họa.
Giai đoạn này vấn đề về người phụ nữ được đề cập đến một cách phổ biến trong nhiều tác phẩm: Chinh phụ ngâm ( Đặng Trần Côn), Cung oán ngâm khúc ( Nguyễn Gia thiều), Truyện Kiều ( Nguyễn Du), nhà thơ khác như Hoa Tiên, Sơ kính tân trang…Sống cùng thời với nữ sĩ họ Hồ là nhà thơ kiêm nhà giáo Bà huyện Thanh Quan rất đỗi nổi tiếng về một chùm thơ luật đường chải chuốt, mẫu mực, đượm màu hoài cổ. Dù là phụ nữ
nhưng bà không có bài thơ nào thể hiện thân phận người phụ nữ cả. Cũng trong giai đoạn này nhiều khúc ngâm ra đời như “Chinh phụ ngâm” (bản dịch) của Phan Huy ích, của
Đoàn ThịĐiểm đề cập đến hạnh phúc ái ân, hạnh phúc gia đình và thân phận hẩm hiu, cô
đơn, lẻ bóng...của người phụ nữ trẻ có chồng ra trận. “Cung oán ngâm khúc” của Nguyễn Gia Thiều lại là một bản di ca về nỗi bất hạnh của người cung nữ tài sắc nhưng lại bị bỏ
rơi. “Ai tư vãn” của Lê Ngọc Hân cất lên tiếng than góa bụa xen lẫn nỗi luyến tiếc một người chồng. Đây là khúc ca buồn dào dạt tinh thần nhân đạo về người phụ nữ xấu số.
Nhìn chung, văn học thời này viết về những phụ nữ trẻ đẹp xuất thân từ tầng lớp quý phái. Người chinh phụ trong “Chinh phụ ngâm” hay người cung nữ trong “Cung oán ngâm khúc” đều thuộc tầng lớp quý phái. Những cô gái trong truyện nôm bác học đều là con quan, thậm chí con quan to trong triều đình. Đến cả Thuý Kiều của Nguyễn Du cũng
được giới thiệu là: “ Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung” (truyện Kiều). Vẻ đẹp của những người phụ nữ trong văn học trung đại là vẻđẹp toàn diện cả bên trong lẫn bên ngoài ( tài săc vẹn toàn), còn chịu sự chi phối của quan điểm thẩm mỹ phong kiến.
“Một hai nghiêng nước nghiêng thành Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”
(Truyện Kiều)
Những cô gái được tác giả thời trung đại đề cập đều là những người phụ nữ xinh
đẹp thuộc tầng lớp quý phái. Họ là sự kết hợp giữa nhan sắc với đức hạnh “ tam tòng, tứ đức. Ngay cô Thúy Kiều của Nguyễn Du, cuộc đời nàng dù cho “Thanh lâu hai lượt, thanh y hai lần” nhưng cốt cách, phong độ của nàng là của người phụ nữ quý phái, khuê các.Những tác giả trung đại đề cập đến nỗi đau của người phụ nữ trong sự bất lực. Đến tiến bộ như Tú Xương nói về người vợ tảo tần chịu thương chịu khó của mình thì khi đọc câu thơ ta cảm nhận được rằng đó là người phụ nữ lầm lũi, cam chịu. Đúng với bản chất của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Viết về người phụ nữ, Xuân Hương không viết về những cô gái yểu điệu, kín cổng cao tường, sống trong lầu son gác tía mà là những cô gái lực lưỡng, thắt đáy lưng ong, những phụ nữ lao động, bình dân thích thoát mình ra khỏi những quy tắc của cái đẹp lập khuôn theo bất cứ một tiêu chuẩn có sẵn nào. Họ không bó buộc mình phải trở nên hiền dịu nết na mà ngững cô gái ấy có thể thoải mái nói cười rúc rích với nhau, nhại người khác rất tài hay chọc gẹo một chàng trai ven đường. Nữ trong thơ Xuân Hương là những cô gái trẻ trung yêu đời,là những thiếu nữ duyên dáng đang bưng khay trầu mời khách hay đang mở rộng lòng mình chờ đón tình yêu. Và nhà thơ cũng chẳng thèm khoác lên cho nhân vật của mình một gia thếđể làm gì vì Xuân Hương muốn họ không bị ràng buộc bởi bất cứ thế lực nào mà còn dám trọc cả hiền nhân quân tử, chế giễu cả nhà sư và đến cả
vua chúa cũng không kiêng nể gì. Bà viết về họ một cách trực tiếp với một thái độ dũng cảm. Xuân Hương đề cao những người phụ nữấy. Đó là những nhân vật trung tâm và nhà
thơ nhìn đời cũng chính bằng đôi mắt của những người phụ nữấy nên bao giờ cũng tinh tường, sắc sảo và nghịch ngợm. Bà viết về phụ nữ cũng chính là viết về chính cuộc đời và nỗi đau của chính mình vì vậy mà nó chân thực, bình dân và đặc sắc. Đối với Xuân Hương đạo đức không phải là răm rắc tuân theo một cách mù quáng những quan niệm phổ biến trong xã hội lúc bấy giờ mà là những quan niệm phù hợp nhất với sự phát triển tự nhiên của con người. Phải có can đảm và lạc quan như người lao động trong văn học dân gian mới có thể nói lên cái khát khao cháy bỏng ấy. Nhà thơ nói đến hạnh phúc ái ân phải chăng là dâm đãng trong khi xã hội phong kiến chủ trương tiêu diệt những gì thuộc về cá nhân. Cái gì là mình và của mình đều bị coi là xấu xa, đê tiện. Cái thanh cao là phải huỷ diệt mọi nhu cầu cá nhân để tôn thờ giai cấp. Vì vậy mà kẻ dám đứng lên nói tiếng nói cá nhân sẽ bị chà đạp, bị coi là dâm đãng. Đó chính là tiếng kêu, tiếng thét, là sự phản
ứng quyết liệt.
Khác với nhiều nhà thơ đương thời, Xuân Hương không phải người xuất thân từ
tầng lớp quý tộc. Nhà thơ lăn lộn vào cuộc sống với nhiều gam màu sắc đa dạng ở cả
nông thôn lẫn thành thị. Bà không bị rành buộc nhiều bởi luân lý và lễ giáo phong kiến thêm vào đó cuộc đời riêng của bà lại có nhiều éo le, ngang trái. Tất cả những điều đó đã
để lại dấu ấn rõ nét trong thơ Xuân Hương. Với nữ thi sĩ thì cuộc sống bao giờ cũng được phản ánh dưới những góc độ riêng chứ không bao giờ chịu rập khuôn theo cái cũ. Xuân Hương sang tác thơ bằng thểđường luật nhưng khi nó đi vào thơ Xuân Hương, thể thơấy hoàn toàn mất đi chất quý tộc của nó mà trở nên rất mộc mạc bình dân, Xuân Hương không làm thơ về đời sống quý tộc, không viết theo lối thơ bác học hay đầy khẩu khí mà
đề tài của bà lấy trong cuộc sống sinh hoạt của người lao động giống như văn học dân gian. Nhưng nếu trong văn học dân gian cuộc sống lao động được miêu tả đa dạng thì Xuân Hương chỉ viết về cuộc sống của người phụ nữ. Qua đó bà gửi gắm vào đó cái khát khao về cuộc sống bản năng, về khát khao cháy bỏng được yêu, được hạnh phúc.
Xuân Hương sử dụng từ ngữ không câu nệở hình thức. Xuân Hương không giống các nhà thơ bác học với lối viết dùng những từ ngữ đài các quý phái của những từ hán việt cao siêu hay lồng vào thơ những điển tích, điển cố. Thơ Xuân Hương là thơ tâm tình nhưng là tâm tình có hành động chứ không phải thơ tâm tình tĩnh tại, thơ trạng thái như
trong những cái khuôn khổ thông thường mà lúc nào cũng muốn tạo nên sự khác biệt
đáng kinh ngạc. Ta thấy một tài nữ, một nhà thơ Hồ Xuân hương hiện lên từ chính những bài thơ Nôm tươi tắn với cả niềm vui, nỗi khổđau với sự bướng bỉnh, hóm hỉnh rất thật.
Xã hội vẫn có một cách nhìn cứng nhắc cho rằng văn chương là một thứ nghệ thuật chỉ dung chứa những gì thanh cao. Những chuyện sinh hoạt riêng tư của cá nhân chốn phòng the không nên đưa vào văn chương vì nó sẽ làm vấy bẩn thớ văn chương thanh cao kia và nguy hiểm hơn nó còn khuynh bại đạo đức, ảnh hưởng đến thuần phong mĩ tục của xã hội. Thực sự khi đạo đức xã hội đã xuống dốc, nhân tính của con người ngày càng xói mòn cũng chính là lúc thức tỉnh và vươn lên của thứ văn chương này. Thứ nghệ thuật văn chương này không những không làm cho con người trở nên dung tục mà nó có tác động tích cực làm thức tỉnh ý thức cá nhân và có sức phản kháng, chống lại xã hội ngột ngạt
đương thời. Xuân Hương miêu tả rát cụ thể cảnh trai thanh gái lịch “đánh đu”, hay những chàng trai đang “đáng trống”. Sự thể hiện khéo léo và cụ thể này đủ sức tuyên chiến với những định kiến xã hội lúc bấy giờ.
Người phụ nữ tài hoa này đã tạo nên những câu thơ mà cho đến nay nhiều người
đã quá quen thuộc. Phụ nữ toàn gặp những chuyện bấp bênh trong đời sống tình ái. Sống trong xã hội phong kiến con người bị trói buộc bởi những quan niệm đạo đức làm cho họ
trở nên đạo đức giả không dám nói thật đến những khát khao của mình. Khi không có người phụ nữ nào dám công khai thú nhận những khát vọng của mình thì Xuân Hương dũng cảm đứng lên. Người đời giả dối thì bà chân thật, người đời khinh miệt thân xác thì bà nâng niu, trân trọng.
Thơ nữ sĩ lúc nào cũng tràn trề màu sắc âm thanh và hình ảnh. Màu sắc thì lúc nào cũng ở độ cao như: Đỏ loét, xanh rì, đỏ lòm lòm, chín mõm mòm…Thơ bà là một thế giới âm thanh rộn rã: Tiếng trống “canh dồn”, tiếng “mõ khua”, chuột “rúc rích”, ong “vo ve”, quạt “phì phạch”, rồi “lõm bõm”, “phập phòm” và “giọng hì, giọng hỉ, giọng hi ha”…Hình ảnh trong thơ bà thì lúc nào cũng sống động, các hình thù ấy chẳng bao giờ
chịu ngồi yên một chỗ mà lúc nào cũng cựa mình, động đậy: Xuyên ngang, đâm toạc, tùm hum, lam nham, lún phún, lom khom…Thơ Hồ Xuân Hương màu sắc, âm thanh, hình ảnh cứ như hòa quyện lấy nhau tạo thành một thứ thơ ngập đầy hơi thở của cuộc sống. Thứ
có được trong chính những câu thơ đã được chắt lọc từ những cảm xúc rất thật của tác giả. Vì vậy mà Xuân Hương không phải nhà thơ đao to búa lớn phát ngôn cho thời đại, bà chỉ phát ngôn cho giới mình. Sáng tác của bà chủ yếu là để tâm sự, giãi bày vì thế mà con người trong văn chương cũng dung dị, gần gũi như con người ngoài đời vậy. Có lẽ vì thế
mà trên bầu trời văn học trung đại Việt Nam bà lúc nào cũng hiên ngang sánh vai cùng các ngôi sao lấp lánh khác.
Để bênh vực cho phụ nữ, bà sẵn sàng cất lên tiếng cười đả kích, châm biếm sâu cay xã hội bất công và giai cấp thống trị. Con người cười nhiều và cười sâu như Xuân Hương chẳng bao giờ là loại người hời hợt được mà phải là người có nhiều suy nghĩ, nhiều cảm xúc mới làm được những điều vĩđại đó.
Chương 3. NHỮNG GIÁ TRỊ THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG ĐỂ LẠI. 3.1. Giá trị hiện thực
3.1.1. Phản ánh chân thực
Thơ nữ sĩ không bao giờ là thứ thơ lạc lõng, cô đơn, cá nhân chủ nghĩa mà Thơ
của nữ sĩđược hàng vạn, hàng ngàn người cảm thông bởi vì thơ Xuân Hương là đời Xuân Hương. Xuân Hương không phải người đứng ngoài cuộc để nói về nỗi khổ của người khác mà bà chưa từng trải qua mà chính cuộc đời mình bà đã phải qua những nỗi đau ấy.
Đọc thơ bà ta như dõi theo từng bước chân bà đi, như tận mắt nhìn và lấy tay sờ vào cuộc
đời người phụ nữấy.
Thơ Xuân Hương chính là nụ cười là nước mắt Xuân Hương như có người từng nói: “Không đổ huyết của mình vào trong thơ, thì văn không hay”. Quảđúng thế và Xuân Hương đã làm như thế. Văn chương nghệ thuật đích thực là luôn phải lấy con người làm trung tâm thể hiện. Những khát khao,những nỗi niềm của con người bao giờ cũng là đề tài chính cho văn học. Hồ Xuân Hương cũng không ngoài quy luật sáng tạo nghệ thuật ấy. Thơ Xuân Hương là tiếng lòng Xuân Hương và cũng là tiếng lòng của biết bao phụ nữ
Việt Nam thời bấy giờ. Thơ nữ sĩ xoay quanh đến những vấn đề liên quan đến giới tính, những ấm ức, bất bình mà người phụ nữ phải gánh chịu. Người phụ ữ của Xuân Hương lúc nào cũng phải sống trong đau khổ, tủi nhục, trong đêm buồn hoang vắng không ai an
ủi, vỗ về, không một chút yêu thương nào sưởi ấm trái tim tội nghiệp của họ. Thay vì những đêm hẹn hò người yêu, được thủ thỉ những từ yêu thương, những hành động cử chỉ
chăm sóc là những đêm dài vắng ngắt, oán hận thay chờ mong, thảm sầu thay cho nhung nhớ.
Biết bao số phận éo le, bất hạnh của người phụ nữ mà Xuân Hương từng chứng kiến và đó cũng là nỗi đau, nỗi bất hạnh của chính mình. Xuân Hương đã dùng sức mạnh vực người phụ nữ đứng dậy, bước qua nỗi đau, khoát khỏi nghịch cảnh, thúc giục người ta không nên quên đi những khát khao hạnh phúc. Nữ sĩ dõng dạc cất tiếng nói bằng trái tim, bằng nỗi lòng của một người phụ nữ , tiêu biểu cho tâm sự của giới nữ những người phải gánh chịu quá nhiều bất công trong xã hội trọng nam khinh nữ. Tiếng lòng của người phụ nữ ấy thật nhiều cung bậc cảm xúc: Khi bông đùa bỡn cợt, lúc tha thiết yêu thương, lúc thổn thức đau đớn, lúc khát khao cháy bỏng. Đó là tiếng lòng của người đàn bà khát
khao được sống, được yêu một cách trọn vẹn. Dường như cách thể hiện của người phụ nữ ấy chỉ muốn người nghe hiểu, thông cảm, chia sẻ.
Khi nói về cuộc đời riêng nhiều ngang trái của mình thì cảm hứng trong thơ như
lắng đọng, xuất hiện những suy nghĩ chua chát. Những bài thơ viết về thân phận chính mình của Xuân Hương thường đượm màu buồn nhưng không vì thế mà bà tỏ ra yếu mềm, uỷ mị than khóc mà nỗi buồn của Xuân Hương bình tĩnh nhưng thắm thía, kín đáo, nó toát lên từđáy lòng của nhà thơ. Thơ Xuân Hương là thơ của nỗi niềm, của thân phận rất riêng nhưng cũng rất chung của phụ nữ.Vì niềm khát vọng có được hạnh phúc trọn vẹn ấy
đâu phải của riêng Xuân Hương nữa nó đã trở thành khát khao của tất cả phụ nữ phong kiến. Đọc thơ Xuân Hương ta luôn có cảm giác con người tài tình ấy đang đi tìm hạnh phúc trên con đường xa thẳng và đầy bao chông gai, có khi bà như đang đi chênh vênh trên vực thẳm.
Hồ Xuân Hương bộc lộ nỗi niềm riêng, khát vọng riêng một cách tha thiết, sâu sắc. Dù biết rằng giọt nước mắt và những lời ủi an chân thành bao giờ cũng đáng quý , hơn thế
nhà thơ còn muốn khích lệ đem đến cho họ nghị lực và lòng tin để chống lại với tất cả
những gì bất công, phi lý của xã hội. Người đàn bà làm lẽ không thể cứ nhẫn nhục chịu
đựng mãi được mà phải thét lên, đạp đổ những bất công, ngang trái. Hồ Xuân Hương không muốn người phụ nữ của mình khóc mà muốn dỗ dành, muốn khuyên họ phải vững vàng và mạnh mẽ lên để vượt qua nỗi đau. Bằng tâm hồn của người phụ nữ nhạy cảm, và bằng sự cảm thông sâu sắc với thân phận người phụ nữ bà ủng hộ những khát khao về
một tình yêu nam nữ chính đáng.
Hơn thế nữa thơ Xuân Hương còn là bức tranh phản ánh chân thực và toàn diện về
tầng lớp thống trị đương thời. Trong văn học trung đại chưa có ai dám phanh phui một sự
thật to lớn đó. Thơ bà đi sâu vào phản ánh thực trạng lối sống giả dối, trụy lạc của bọn vua chúa, quan lại cũng như lối sống đạo đức giả của bọn “hiền nhân quan tử” dỏm, bọn sư sãi. Chúng chỉ có cái vỏ bọc bên ngoài chứ thực chất bên trong thì xấu xa đáng khinh bỉ. Hồ Xuân Hương hoàn toàn không sợ, không nhân nhượng với bất kì đối tượng đả kích nào.
Xuân Hương không phải người ngoài cuộc nói về nỗi đau của người khác mà bà đã