Sự tuyệt vọng bế tắc

Một phần của tài liệu suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong thơ nôm hồ xuân hương (Trang 42)

Hơn ai hết Xuân Hương nhận thức được cảnh bất công ngang trái. Xuân Hương rất bất bình trước xã hội bất công, bà lên tiếng chửu rủa nhưng tiếng kêu trong thơ Xuân Hương không được xã hội lúc đó phản hồi, nhà thơ không vượt lên hoàn cảnh của xã hội. Xuân Hương là một người có bản lĩnh mạnh mẽ nhưng nàng cũng như bao người phụ nữ

khác trong xã hội phong kiến luôn bị coi là “đàn bà” “thấp cổ bé họng” không có quyền nói lên tiếng nói của giới mình. Những người phụ nữ trong thơ bà vẫn chưa vượt qua

được sự bế tắc, vẫn chỉ mơước thôi chứ chưa có hành động phản kháng một cách cụ thể. một phần có lẽ do những hạn chế của tư tưởng phong kiến.

Xuân Hương nhận thức được cảnh bất công ngang trái của việc lấy chồng chung, nhà thơ lên tiếng chửu mắng, la hét nhưng biết làm sao khi xã hội bất công cứ cho nó nghiễm nhiên tồn tại. Xuân Hương không tìm ra được lối thoát. Bài thơ kết thúc không mở ra bước ngoặc nào cả mà đóng lại bằng một tiếng thở dài bất lực. Cuộc đời ngang trái diễn ra trước mắt làm cho Xuân Hương từ một người thách thức với cuộc sống trở thành người bàng hoàng trước cuộc sống.

Có thể thấy được rằng Xuân Hương cũng giống như người đang đi trên vực thẳm, cheo leo và cũng chính vì thế mà bà chỉ đi một mình trơ trọi trong khi những người phụ

nữ khác đang an phận chấp nhận cuộc sống luồn cúi của mình. Thế nhưng bi kịch Xuân Hương ở chỗ là bà không muốn thua cuộc mà lúc nào cũng cố vẫy vùng để thoát ra nhưng kết quả là bà vẫn là kẻ thua cuộc. Chẳng thể vượt lên trên hoàn cảnh xã hội, Xuân Hương cố gắng tìm một giải pháp cho mình: phải chi ngày trước đừng lấy chồng nhưng đó chỉ là cách nói trong lúc quẫn bách chứ không phải và cũng không thể là giải pháp. Đứng trước nghịch cảnh, nữ sĩ vừa đau buồn vừa thách thức duyên phận, gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch: “Trước thôi đành ở vậy xong”.

Những niềm oán trách, than vãn chỉ để xoa dịu nỗi đau chứ không làm thay đổi

được xã hội. Con người ấy lúc nào cũng không ngừng đi tìm kiếm tình yêu, hạnh phúc nhưng nhiều lần đứt đoạn, gẫy khúc, có những lúc bà hụt hẫng, tuyệt vọng và hạnh phúc dẫu mơ hồ nhỏ nhoi ít ỏi cũng chẳng bao giờ Xuân hương nắm bắt được.

Những vua, những quan, những “hiền nhân quân tử”, bà nhìn thấy bộ mặt giả dối dối, thói hư tật xấu cũng như lối sống thối nát của của bọn chúng và vạch trần chúng ra trước mắt người đời nhưng làm gì có quan tòa nào xét hỏi tội của chúng. Những quy tắc, luật lệ của xã hội phong kiến nghiễm nhiên công nhận lối sống đó. Xuân hương là một nhà thơ yêu đời, yêu cuộc sống. Tình cảm chân thành làm cho nhà thơ dường như lúc nào cũng như che giấu bên trong một nụ cười. Đối với Xuân hương nụ cười có ý nghĩa hơn những giọt nước mắt. Cười để giấu nỗi đau, nỗi hiu quạnh của đời mình, nỗi ngao ngán, chán chường, vì thân phận cô đơn, bẽ bàng. Đó còn là tiếng cười trào phúng để quất những roi da rất đau vào xã hội cũ nhưng một con én sao có thể làm lên mùa xuân được. Trái tim nàng, cuộc đời nàng và cuộc đời của bao số phận người phụ nữ khác đã và đang bị nghiến ngấu trong cái guồng quay oan nghiệt của nó.

Là phụ nữ ai cũng khao khát có được tình yêu bền chặt và nồng thắm. Lúc nào cũng muốn mở lòng ra để đón nhận tình yêu nồng thắm của người bạn đời tri âm tri kỉ,

đón những hương sắc của cuộc đời. Những người con gái ấy hồi hộp chờ đợi nhưng rồi năm tháng trôi qua, những mùa xuân đi không trở lại. Nàng dần dần nhận ra cái bạc bẽo của con người và cuộc đời, cái hẩm hiu của số phận.

Tất cả đều được viết ra bằng một tấm lòng tha thiết, ước mong có được mối tình chung thủy, bền lâu nhưng dường như nỗi khát khao, niềm hi vọng chính đáng đó nhà thơ

không thể có được. Điều đọng lại trong tâm trí người đọc chỉ là một nỗi niềm khắc khoải, một giọng thơ trữ tình chân thực của người viết. Cuộc đơi cũ, nhất là vào giai đoạn Xuân Hương đang sống hết sức tàn bạo và bất công mà con người không thể thay đổi nó bằng bất cứ giá nào thì những ai tha thiết với cuộc sống, với vận mệnh của con người hỏi sao không buồn cho được

Một tâm hồn tha thiết yêu đời là thế , cuối cùng cũng buông tiếng thở dài. Cái buồn của Xuân Hương là quặn lòng người dọc. Đó không chỉ là cái buồn cá nhân mà còn là cái buồn của phụ nữđương thời nói chung. Cái buồn ởđây có ý nghĩa tố cáo nhất dịnh của nó. Có thể hiểu được nỗi niềm sâu kín của nhà thơ. Đó là nỗi cô dơn một mình đối diện với tất cả và đối diện với chính mình, niền khát khao giao hòa nhưng cuối cùng chỉ

là ảo ảnh. Xuân Hương phản kháng và phản kháng rất quyết liệt nhưng bế tắc.

Một phần của tài liệu suy nghĩ về thân phận người phụ nữ trong thơ nôm hồ xuân hương (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)