Xuân Hương là một nhà thơ sắc sảo, tài hoa, giàu sức sống và khát khao nhưng bà luôn bị cuộc đời kìm kẹp về cả tinh thần, tình cảm lẫn cuộc sống bản năng. Điều đó làm cho nhà thơ hết sức phẫn nộ. Một người phụ nữ như Xuân Hương đã dám đối đầu với cả
một xã hội phong kiến với tư tưởng lạc hậu và cứng nhắc lúc nào cũng tuôn theo tam cương ngũ thường, tam tòng tứđức một cách mù quáng. Bởi vậy mà những người phụ nữ
trong thơ Xuân Hương dù bị trói buộc trong xã hội phong kiến đầy những hủ tục và sự bất công nhưng họ vẫn vùng dậy để đòi quyền và mong muốn được khẳng định vị trí và vai trò của mình trong xã hội. Sáng tác của bà đã nêu bật được vấn đề con người cá nhân, những nỗi bất công mà người phụ nữ trong xã hội phong kiến phải chịu đựng và tin tưởng
đấu tranh để bênh vực quyền lợi họ.
Bên cạnh những bài thơ than thân còn có những bài thơ phản kháng lễ giáo phong kiến. Chính nội dung mới, đặc sắc này tạo nên giá trị lớn của thơ Xuân Hương. Nếu nói
đó là những bài thơ đề cao nữ quyền cũng không phải là không có cơ sở. Trong xã hội phong kiến trước bà chưa từng có ai dám dũng cảm ngang nhiên đứng về phía người phụ
nữ bị áp bức như bà và thừa nhận những quy tắc đi ngược lại với khuân mẫu của lễ giáo phong kiến. Điều đó chỉ có ở con người giàu bản lĩnh, một trái tim thiết tha đồng cảm và một tâm hồn nghệ sĩ.
Ngày xưa, chồng chết vợ phải thủ tiết chờ chồng nhưng Xuân Hương muốn phá vỡ
quy tắc đó. Bà chống lại những cấm đoán khắt khe của xã hội phong kiến đối với phụ nữ
trong quan niệm về tình yêu, hạnh phúc. Từđó bảo vệ và bênh vực cho họ. Lúc còn làm vợ ông Phủ Vĩnh Tường có người phụ nữ trẻ làm đơn xin quan phủ xét cho được tái giá, gặp ngay lúc ông phủ đi vắng Xuân Hương xem đơn và liền phê: “Phó cho con Nguyễn ThịĐào/ Nước trong leo lẻo cắm sào chờ ai?”.
Và bà thẳng thừng cho rằng: “Chữ rằng xuân bất tái lai/ Cho về kiếm chút kẻo mai nữa già”.
Trong xã hội phong kiến, việc chửa hoang là phạm tội tày đình. Trong bộ luật Gia Long có ghi “nam nữ đã đính hôn với nhau nhưng chưa cưới mà đã thông gian thì phải phạt một trăm trượng”. Đấy là tội của người đã đính hôn còn những người phụ nữ không
chồng mà chửa thì thật là không thể dung tha.Trong khi đó việc không chồng mà chửa chưa chắc là việc bậy bạ mà nhiều khi là kết quả của một tình yêu thật sự. Bài thơ “không chồng mà chửa” của Hồ Xuân Hương thuộc trường hợp đó “Cả nể cho nên hoá dở dang/ Nỗi niềm chàng có biết chăng chàng!”.
Trong xã hội phong kiến, địa vị người phụ nữ thấp kém địa vị của người con gái không chồng mà chửa còn rẻ rúm hơn nhiều lần. Hồ Xuân Hương không chỉ cảm thông mà cao hơn, bà còn lên tiếng bênh vực họ “không có nhưng mà có mới ngoan”. Bởi suy cho cùng, người đàn ông cũng chịu trách nhiệm lớn trong việc này nhưng tại sao lại cứđổ
mọi tội lỗi cho người phụ nữ nhẹ dạ và đáng thương
Người phụ nữ không những không đáng trách mà còn đáng thương, đáng để đồng cảm,
đáng trách là người đàn ông kia đã lỡ tâm bỏ bạn tình mình trong lúc cần thiết nhất: “Cái nghĩa trăm năm chàng nhớ chửa/ Mảnh tình một khối thiếp xin mang”.
Và rồi cũng chính người phụ nữđó lại ngẩn cao đầu tuyên chiến với lễ giáo phong kiến: “Quản bao miệng thế lời chênh lệnh”.
Người phụ nữ đã trở về với đúng bản chất của mình, đó là những người vợ người mẹ giàu đức hi sinh, cam chịu mọi thiệt thòi về mình.
Bà cảm thông, chia sẻ với nỗi khổ ấy nhưng không thở than, rên rỉ mà động viên,an ủi họ chống lại những định kiến của xã hội phong kiến khắt nghiệt, để ngẩn cao
đầu làm người. Những người con gái ấy son sắc thủy chung dù gặp bao nhiêu vất vả khó khăn đi chăng nữa. Cuộc sống cũ nước mắt của biết bao người đã rơi đọng thành sông thành biển, khóc thêm vài giọt nữa phỏng có ích gì. Xuân Hương không khóc và bà cũng không muốn khóc. Cuộc sống đã đau khổ rồi thì việc gì lại phải phủ thêm màu đen nữa, bà muốn đem đến cho những người phụ nữ trong xã hội cũ màu sáng của nụ cười giúp họ
có nghị lực để vượt qua con đường vốn đã lắm chông gai họ đã bước qua và còn chờ đợi họở phía trước. Bà nói với một cô gái chết chồng rằng “nín đi kẻo thẹn với non sông”. Bà nhìn một cô gái không chồng mà chửa bằng ánh mắt nhân đạo mà bảo cô “Không có, nhưng mà có, mới ngoan”. Đó chính là lời động viên an ủi của một người phụ nữ dành cho một người phụ nữ đang đứng trước vực thẳm của miệng lưỡi đàm tiếu của thế gian. Bà tin tưởng vào lẽ công bằng ở đời để người phụ nữ ấy được tiếp tục sống làm mẹ và
làm người. Xuân Hương lúc nào cũng gắng gượng chen chân vào xã hội đầy rẫy bất công này để dành dật cho phụ nữ một chỗđứng.
Người phụ nữ trong thơ Xuân Hương muốn thoát khỏi những lễ giáo rành buộc, họ
không chịu an phận, lép vế trước bất cứ người đàn ông nào. Hơn thế nữa họ còn muốn vượt lên trên đàn ông: “Thì sự anh hùng há bấy nhiêu”.
Mặt khác, người phụ nữ cũng tỏ ra cứng rắn trươc lễ giáo phong kiến khắc nghiệt, trước búa rìu của dư luận xã hội bất công. Viết nên bài thơ “Không chồng mà chửa” tức là nhà thơ đã ra mặt thách thức, tuyên chiến với giai cấp thống trị. Chính quyền phong kiến coi việc chửa hoang là tội tày đình và rồi giáng xuống đầu nạn nhân những biện phát trừng trị tàn ác, dã man. Nhưng “con giun xéo mãi cũng oằn” Xuân Hương không thể
không nên tiếng. “Không có nhưng mà có mới ngoan”.
Từ trong câu thơ, giá trị nhân đạo toát lên mạnh mẽ. Xuân Hương giống như một người luật sư với đầy đủ lý lẽ thuyết phục của mình, bà đứng trước tòa án khắc nghiệt của chếđộ cũđể bảo vệ cho quyền lợi phụ nữ.