Nghiên cứu tương tác của N2 với QAm khi sử dụng thêm KOH hoặc K2CO

Một phần của tài liệu Luận văn TỔNG HỢP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC MỘT SỐ PHỨC CHẤT ANKYL EUGENOXYAXETAT PLATIN(II) VỚI CÁC DẪN XUẤT CỦA (2,2’) – BIPYRIDIN VÀ QUINOLIN (Trang 73)

Như vậy, khi chuyển thành phức chất khép vòng đơn nhân platin, QAm vẫn không dễ tham gia vào cầu phối trí hơn so với phức chất khép vòng hai nhân như dự kiến ban đầu của chúng tôi.

3.3.3. Nghiên cứu tương tác của N2 với QAm khi sử dụng thêm KOH hoặcK2CO3 K2CO3

Yếu tố pH thường được các tác giả bỏ qua do hầu hết phản ứng nghiên cứu được thực hiện trong dung môi hữu cơ. Tuy nhiên QAm kém tan trong nước và tan tốt trong các dung dịch bazơ nên chúng tôi đã sử dụng thêm KOH hoặc K2CO3 để tăng pH, đồng thời tăng độ tan của QAm và chuyển nhóm OH thành O-làm tăng khả năng tạo phức với Pt(II) qua nguyên tử O.

Một số thí nghiệm nghiên cứu tương tác của N2 với QAm khi sử dụng KOH hoặc K2CO3 được trình bày trong bảng

Bảng 3.13. Một số thí nghiệm nghiên cứu tương tác của N2 với QAm khi sử dụng KOH hoặc K2CO3

TN Dung môi Tỉ lệ

mol

Thời gian

(giờ) Hiện tượng

1 nước KOH 1 : 2 8 Hỗn hợp phản ứng không đồng nhất 2 axeton : nước KOH 1 : 2 3 Hỗn hợp phản ứng đồng nhất nhưng không thu được sản phẩm 3 axeton : nước K2CO3 1 : 2 2 Hỗn hợp phản ứng đồng nhất. Sản phẩm thu

được có màu đỏ cam

Trong TN1, chúng tôi sử dụng nước làm dung môi phản ứng. Khi cho N2 vào dung dịch chứa QAm và khuấy trong nhiều giờ, phản ứng hầu như không xảy ra. Tuy nhiên khi thêm axeton (TN2, TN3) hỗn hợp phản ứng chuyển sang màu đỏ và đồng nhất sau một thời gian ngắn. Điểm khác nhau giữa TN4 và TN5 là dạng sản phẩm tách ra từ dung dịch phản ứng. Sản phẩm ở TN2 có dạng keo nhớt nên không thu được còn ở TN3, sản phẩm có dạng bột màu đỏ cam (P10) nằm dưới đáy cốc và có tính chất khác hoàn toàn so với hai chất ban đầu. Tuy đã thay đổi các phương pháp và dung môi kết tinh nhưng chúng tôi chưa thu được sản phẩm P10 tinh khiết do tính tan của phức chất P10 và tạp chất giống nhau đồng thời chạy khá sát nhau trên sắc kí bản mỏng.

Chúng tôi đã tiến hành đo 1H NMR của sản phẩm P10. Hình 3.19 và 3.20 chúng tôi dẫn ra một phần phổ của QAm tự do và của P10 (đều được đo trong DMSO). Trên hình 3.20 quan sát thấy một số tín hiệu đặc trưng cho các proton của QAm ở vùng trường yếu và của Eteug. Các proton còn lại chúng tôi chưa quy kết được một cách chính xác do chúng bị xen lấp vào nhau và có dấu hiệu của hai bộ phổ. Tuy nhiên, độ cdhh của các proton thơm trong amin đều tăng lên so với dạng tự do, chứng tỏ QAm đã tạo phức với Pt(II).

Hình 3.19. Một phần phổ 1H NMR của QAm tự do

Hình 3.20. Một phần phổ 1H NMR của phức chất P10

Như vậy, bước đầu chúng tôi đã tìm ra điều kiện đưa QAm vào cầu phối trí của Pt(II). Việc tìm điều kiện thích hợp để thu được phức chất P10 tinh khiết sẽ được chúng tôi tiếp tục nghiên cứu và làm rõ trong các công trình tiếp theo của nhóm.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu, chúng tôi đã đạt được một số kết quả sau: 1. Đã cải tiến phương pháp và làm tăng hiệu suất tổng hợp [PtCl(Ankeug-1H)]2 với Ankeug là Meteug, Eteug.

2. Đã nghiên cứu chi tiết tương tác của phức chất khép vòng hai nhân [PtCl(Ankeug-1H)]2 với dẫn xuất của bipyridin, qua đó đã tổng hợp được 7 phức chất sạch với hiệu suất cao trong chưa được mô tả trong các tài liệu. Đó là:

[PtCl(Meteug-1H)(4-MeBpy)] (P2) [PtCl(Eteug-1H)(4-MeBpy)] (P3) [PtCl(Meteug-1H)(6-MeBpy)] (P4) [PtCl(Eteug-1H)(4-MeBpy)] (P5)

cis-[PtCl(Meteug-1H)(O1)] (P6) cis-[PtCl(Eteug-1H)(O1)] (P7) [PtCl(Eteug-1H)(4-BrBpy)] (P8)

3. Bằng việc phân tích chi tiết các phương pháp phổ IR, 1H NMR, NOESY, đo độ dẫn điện phân tử và đặc biệt là phương pháp nhiễu xạ tia X đơn tinh thể đã xác định và tìm ra những nét tinh tế trong cấu trúc của các phức chất tổng hợp được. Cụ thể:

- Ở tất cả các phức chất, Ankeug đã phối trí khép vòng với Pt(II) qua C=Callyl, qua nguyên tử C5 của vòng benzen.

- Trong các phức chất P1 ÷ P5 và P8, Pt(II) thể hiện số phối trí 5 với 5 phối vị được đảm bảo bởi 2 nguyên tử N của Bpy, 4-MeBpy, 6-MeBpy và 4-BrBpy, C = Callyl, C5 của vòng benzen và nguyên tử Cl. Còn trong P6 và P7, Pt(II) chỉ thể hiện số phối trí 4, phối tử O1 phối trí với Pt(II) qua nguyên tử N và nguyên tử N ở vị trí

cis so với nhánh allyl.

- Phức chất P1 và P4 có cấu trúc lưỡng tháp tam giác, P3 có cấu trúc tháp vuông còn P6 có cấu trúc vuông phẳng lệch.

5. Kết quả thử hoạt tính kháng tế bào ung thư của phức chất P3 trên hai dòng tế bào KB (ung thư biểu mô) và Lu (ung thư phổi) cho thấy phức chất này có khả năng kháng dòng KB với giá trị IC50 < 10 µ g/ml.

4. Qua thay đổi các điều kiện như dung môi, tỉ lệ mol, nhiệt độ, pH, thời gian phản ứng và thao tác tiến hành, bước đầu nghiên cứu tương tác của [PtCl(Eteug-1H)]2 với QAm. Kết quả cho thấy:

- Khi thực hiện phản ứng trong dung môi axetonitrin, DMSO sẽ không thu được phức chất chứa QAm như dự kiến mà thu được sản phẩm trong đó dung môi phối trí dạng cis-[PtCl(Eteug-1H)(sol)] (với sol là CH3CN và DMSO).

- Bước đầu tìm ra điều kiện đưa QAm vào trong cầu phối trí Pt(II) khi sử dụng K2CO3 và thực hiện phản ứng trong hỗn hợp dung môi axeton : nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Trần Thị Lan Anh (2013), Nghiên cứu tương tác của phức chất khép vòng hai nhân ankyl eugenoxyaxetat platin(II) và amin dung lượng phối trí hai, Luận văn thạc sĩ khoa học hóa học, Trường ĐHSPHN.

2. Nguyễn Thị Thanh Chi (2007), Tổng hợp và nghiên cứu một số phức chất của platin chứa phối tử olefin, Luận án tiến sĩ hoá học, Trường ĐHSPHN.

3. Nguyễn Thị Thanh Chi, Trương Thị Cẩm Mai, Nguyễn Thị Thanh Nhàn, Trần Thị Đà (2013), “Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc phức chất đơn nhân và hai nhân của Pt(II) chứa phối tử propyl eugenoxyaxetat”, Tạp chí Hóa học, 51(3AB), 500 – 504.

4. Nguyễn Quỳnh Chi (2014), Tổng hợp, cấu trúc, tính chất và hoạt tính sinh học của một số phức chất eugenol-platin(II), Luận văn thạc sĩ khoa học hóa học, Trường ĐHSPHN.

5. Lê Xuân Chiến (2007), Nghiên cứu sự tạo thành và tính chất của phức chất khép vòng giữa Safol với platin(II), Luận văn thạc sĩ khoa học hóa học, Trường ĐHSPHN

6. Lê Xuân Chiến (2015), Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc, tính chất một số dãy phức chất của platin(II) chứa safrol, safrol khép vòng với amin, Luận án tiến sĩ hóa học, Trường ĐHSPHN.

7. Lê Thị Dinh (2012), Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc, tính chất một số phức chất khép vòng và không khép vòng của platin (II) chứa phối tử eugenol, Luận văn thạc sĩ khoa học hóa học, Trường ĐHSPHN.

8. Trần Thị Đà, Nguyễn Hữu Đĩnh (2007), Phức chất – Phương pháp tổng hợp và nghiên cứu cấu trúc, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

9. Trần Thị Đà, Trương Thị Cẩm Mai, Trần Thị Kim Thư, Nguyễn Hữu Đĩnh(2010), “Nghiên cứu tương tác của muối Zeise với axit eugenoxyaxetic trong ancol”, Tạp chí Hóa học, 3, 271 – 276 .

10. Nguyễn Hữu Đĩnh, Trần Thị Đà (1999), Ứng dụng một số phương pháp phổ nghiên cứu cấu trúc phân tử, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

11. Nguyễn Hữu Đĩnh, Đỗ Đình Rãng (2003), Hoá học hữu cơ 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

12. Nguyễn Văn Hà (2010), Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số phức chất của platin(II) chứa phối tử eugenol và amin, Luận văn thạc sĩ khoa học hóa học, Trường ĐHSPHN.

13. Trần Thị Như Huế (2015), Tổng hợp, nghiên cứu cấu trúc một số phức chất của Cd(II), Pt(II), Pt(IV) với phối tử là dẫn xuất của quinolin bằng phương pháp phổ và phương pháp tính toán lượng tử, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSPHN.

14. Nguyễn Thị Huệ (2014), Tổng hợp, nghiên cứu tương tác của phức chất etyl eugenoxyaxetat platinat(II) với các amin có dung lượng phối trí hai, Khóa luận tốt nghiệp, Trường ĐHSPHN.

15. Nguyễn Thanh Hương (2011), Nghiên cứu quá trình este hóa của axit eugenoxyaxetic cũng như khả năng tạo phức của nó và một số ankyl eugenoxyaxetat, Luận văn thạc sĩ khoa học hóa học, Trường ĐHSPHN.

16. Trương Thị Cẩm Mai (2011), Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc, tính chất của một số phức chất platin(II) chứa phối tử amin và ankyl eugenoxyaxetat, Luận án tiến sĩ hóa học, Trường ĐHSPHN.

17. Lê Thị Thanh Nhàn (2010), Tổng hợp, cấu trúc và tính chất một số phức chất của platin (II) chứa axit eugenoxyaxetic và dẫn xuất của nó, Luận văn thạc sĩ khoa học hóa học, Trường ĐHSPHN.

18. Nguyễn Thị Quý (2012), Tổng hợp, cấu tạo phức chất của một số kim loại chuyển tiếp (Co, Ni, Zn, Cd, Pd) với phối tử là dẫn xuất của quinolin, Luận văn thạc sĩ khoa hóa học, Trường ĐHSPHN.

19. Phạm Văn Thống (2015), Nghiên cứu phản ứng este hóa axit eugenoxyaxetic trong propan-2-ol và sự tạo phức của isopropyl eugenoxyaxetat với platin (II),

20. Tống Thị Thu Thương (2010), Nghiên cứu tổng hợp, cấu trúc, tính chất của một số phức chất platin (II) safrol và amin dung lượng phối trí 2, Luận văn thạc sĩ khoa học hóa học, Trường ĐHSPHN.

21. Nguyễn Khánh Tùng (2011), Tổng hợp, nghiên cứu cấu tạo, tính chất một số phức chất của platin (II) chứa phối tử metyleugenol, Luận văn thạc sĩ khoa học hóa học, Trường ĐHSPHN.

B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH

22. Adnan Salim Abu-Surrah and Mika Kettunen (2006), “Platinum Group Antitumor Chemistry: Design and development of NewAnticancer Drugs Complementary to Cisplatin”, Current Medicinal Chemistry, 13, 1337 – 1357. 23. Alice V. Klein and Trevor W. Hambley(2009), Platinum drug distribution in

cancer cells and tumors, Chem. Rev, 109(10),4911 – 4920.

24. Ana-Maria Florea and Dietrich Busselberg (2011), “Cisplatin as an Anti- Tumor Drug: Cellular Mechanisms of Activity, Drug Resistance and Induced Side Effects”,Cancers, 3, 1351 – 1371.

25. Jean-Jacques Brunet, Magali Cadena, Ngoc Chau Chu, Ousmane Diallo, Kane Jacob, and Emmanuelle Mothes (2004),“The first platinum-catalyzed hydroamination of ethylene”,Organometallics, 23, 1264 – 1268.

26. Peng Cao, Jose Cabrera, Robin Palilla, Daniel Serra, Frank Rominger, and Micchael Limbach (2012), “Hydroamination of Unactivated Alkenes Catalyzed by Novel Platinum(II) N-Heterocyclic Carbene Complexes”,Organometallics, 921 – 929.

27. Tran Thi Da, Young-Mi Kim, Truong Thi Cam Mai, Nguyen Cao Cuong, Nguyen Huu Dinh (2010),“Mono-and dinuclear metallacyclic complexes of Pt(II) synthesized from some eugenol derivaties”, Journal of Coordination Chemistry, 60, 473 – 483.

28. Tran Thi Da, Nguyen Thi Thanh Chi, Luc Van Meervelt, Peter Mangwala Kimpende, Nguyen Huu Dinh (2015), “Synthesis structure and properties of two

series of platinum(II) complexes containing methyleugenol or chelating methyleugenol and amine”, Polyhedron, 85, 104 – 109.

29. Tran Thi Da, Le Xuan Chien, Nguyen Thi Thanh Chi, Le Thi Hong Hai, Nguyen Huu Dinh (2012), “Synthesis and solution structure of some platinum(II) complexes conatining chelating safrole and amine”, Journal of Coordination Chemistry, 65(1), 131 – 142.

30. L. B. Hunt (1984), “The First Oraganometallic Compound William Christopher Zeisre and his Platinum complexes”, Platinum Metals Rev., 28, (2), 76-83 31. C. R. Kistner, J. H. Hutchinson, J. R. Doyle, J. C. Storlie (1963),

“Metal-olefin compounds. IV. The preparation and properties of some aryl and alkyl platinum(II)-olefin compounds”. Inorg. Chem, 2(6), 1255 – 1261.

32. Larry N. Lewis et al (1997), “Platinum Catalysts Uesed in the Silicones Industry their synthesis and activity in hydrosilyation”, Platinum Metals Rev., 41, (2) 33. Luther E. Erickson and Douglas C.Brower (1982), NMR Evidence for

thermadynamic prefence of cis (N, olefin) over trans (N, olefin) Isomer of mixed amioacid-olefin complexes of platinum (II), Inorg. Chem., 21, p. 838 – 840. 34. Paolo Uguagliati, Umberto Belluco... (1967), Reaction of [Pt(C2H4)Cl] with

bipyridyl, J.Am. Chem. Soc., 89(6), 1336 – 1339.

35. Umberto Belluco (1974), Organometallic and Coordination chemistry of platinum, Academic press London and NewYork.

36. Xiang Wang and Ross A. Widenhoefer (2004), “Platinum – Catalyzed Intermolecular Hydroamination of Unactivated Olefins with Carboxamides”,

Organometallics, 23, 1649 - 1951.

C. TRANG WEB

37. http://data.uet.vnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Luận văn TỔNG HỢP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC MỘT SỐ PHỨC CHẤT ANKYL EUGENOXYAXETAT PLATIN(II) VỚI CÁC DẪN XUẤT CỦA (2,2’) – BIPYRIDIN VÀ QUINOLIN (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w