Nghiên cứu tương tác của N2 với QAm trong các dung môi khác nhau

Một phần của tài liệu Luận văn TỔNG HỢP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC MỘT SỐ PHỨC CHẤT ANKYL EUGENOXYAXETAT PLATIN(II) VỚI CÁC DẪN XUẤT CỦA (2,2’) – BIPYRIDIN VÀ QUINOLIN (Trang 69)

Chúng tôi tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu trong các điều kiện khác nhau như dung môi, nhiệt độ và thời gian phản ứng. Tỉ lệ mol được giữ cố định N2 : QAm = 1:2. Kết quả được trình bày trong bảng 3.12.

Bảng 3.12. Một số thí nghiệm nghiên cứu N2 với QAm trong các dung môi khác nhau

TN Dung môi Thời gian

(giờ)

Nhiệt độ

(0C) Hiện tượng

1 nước 8 20 ÷ 25 Chất rắn chỉ tan một phần, hỗn hợp phản

ứng không đồng nhất hoàn toàn

2 axeton : nước hồi lưu 12 giờ 35 ÷ 40 Chất rắn chỉ tan một phần, hỗn hợp phản

ứng không đồng nhất hoàn toàn

3 clorofom hồi lưu 10 giờ 35 ÷ 40 Chất rắn chỉ tan một phần, hỗn hợp phản

ứng không đồng nhất hoàn toàn

4 Axetonitrin hồi lưu 10 giờ 35 ÷ 40 Chất rắn chỉ tan một phần, hỗn hợp phản

ứng không đồng nhất hoàn toàn

5 DMSO 5 20 ÷ 25 Dung dịch chuyển màu nâu, bay hơi dung

dịch nước lọc thu được tinh thể màu vàng

Ở TN1 và TN2, chúng tôi sử dụng dung môi phản ứng là nước hoặc axeton : nước. Trong các dung môi này, QAm chỉ tan một phần còn phức chất N2 không tan. Sau 8 ÷ 12 giờ hỗn hợp phản ứng không đồng nhất, chúng tôi tiến hành lọc, thu được hỗn hợp chất rắn màu vàng xỉn. Phần nước lọc gần như không màu, khi cô cạn thu được một lượng rất nhỏ chất rắn màu cam. Phần chất rắn được chúng tôi rửa bằng dung dịch K2CO3 0,1M (nhằm loại bỏ QAm) đến khi nước rửa không màu thu được chất rắn màu vàng chanh có tính chất giống N2. Phần nước rửa được trung hòa đến pH = 7 thu được chất rắn màu vàng cam có tính chất giống QAm. Như vậy ở điều kiện TN1 và 2, N2 không phản ứng với QAm.

Ở TN3, chúng tôi thay đổi dung môi phản ứng là clorofom. Ở TN này, phản ứng được thực hiện dị thể vì phức chất N2 tan trong clorofom còn QAm thì không tan trong dung môi này. Sau nhiều giờ hỗn hợp phản ứng vẫn không đồng nhất, chúng tôi tiến hành tách riêng phần nước lọc và chất rắn màu vàng cam. Khi bay hơi hết clorofom trong nước lọc chất rắn thu được có màu vàng chanh, tính chất tan giống phức chất N2. Chất rắn màu vàng cam có tính chất giống QAm. Như vậy trong dung môi clorofom N2 cũng không phản ứng với QAm ở điều kiện khảo sát.

Ở TN4, chúng tôi sử dụng dung môi là axetonitrin. Giống như clorofom dung môi này hòa tan N2 nhưng không hòa tan được QAm. Sau 10 giờ đun hồi lưu, hỗn hợp phản ứng không đồng nhất. Tương tự như ở TN3, chúng tôi tách riêng phần chất rắn là QAm, phần dung dịch được cô cạn cho chất rắn màu trắng ngà có tính chất khác N2 (tan được trong axeton, clorofom và etanol). Kết quả sắc kí bản mỏng cho thấy đây là một sản phẩm sạch. Dựa vào tài liệu [19] chúng tôi cho rằng đây là phức chất khép vòng đơn nhân chứa axetonitrin. Từ đó chúng tôi đề nghị sản phẩm có cấu tạo là cis-[PtCl(Eteug-1H)(CH3CN)].

Do N2 và QAm đều tan trong DMSO nên chúng tôi đã tiến hành phản ứng đồng thể trong dung môi này. Sau 5 giờ chúng tôi lọc thu lấy dung dịch sạch, bay hơi dung dịch thu được ở nhiệt độ phòng, sau 36 giờ thấy tách ra các tinh thể màu vàng. Sau khi không thấy các tinh thể tách ra nữa, chúng tôi tiến hành lọc thu lấy tinh thể, rửa bằng dung dịch K2CO3, nước, etanol lạnh. Phần nước lọc được cô cạn thì thu được QAm. Chúng tôi đã tiến hành đo phổ 1H NMR để xác định cấu trúc của tinh thể P9 (hình 3.16).

Hình 3.16. Một phần phổ H NMR của phức chất P9 đo trong CDCl3

(* tín hiệu vệ tinh do 195Pt gây tách)

Trên phổ chúng tôi không quan sát thấy tín hiệu đặc trưng cho các proton trong QAm như vậy tinh thể mà chúng tôi thu được không chứa QAm. Kết quả phân tích chi tiết phổ 1H NMR trong hình 3.18 và tài liệu [19] cho thấy, P9 là phức chất khép vòng

đơn nhân chứa DMSO có cấu trúc cis-[PtCl(Eteug-1H)(DMSO)]. Khi tiến hành đo trong CDCl3, một phần DMSO đã bị đẩy ra khỏi cầu phối trí. Chúng tôi cho rằng, trong dung dịch đo có thể tồn tại phức chất khép vòng đơn nhân chứa DMSO và N2 hoặc phức chất khép vòng đơn nhân chứa dung môi phối trí khác.

Qua các TN trên nhận thấy, QAm không phản ứng với N2 trong các điều kiện đã khảo sát.

Một phần của tài liệu Luận văn TỔNG HỢP, XÁC ĐỊNH CẤU TRÚC MỘT SỐ PHỨC CHẤT ANKYL EUGENOXYAXETAT PLATIN(II) VỚI CÁC DẪN XUẤT CỦA (2,2’) – BIPYRIDIN VÀ QUINOLIN (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w